CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.2 TH ỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.2.2 Tình hình thanh toán tại Ngân hàng nhà nước Quảng trị
2.2.2.1 Tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.
NHNN Quảng trị luôn coi trọng công tác thanh toán, luôn ý thức rằng mọi khách hàng khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng đều mong muốn thanh toán kịp thời, chính xác và đảm bảo an toàn.Hiện nay các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức và quản lý đang hoạt động ổn định, an toàn phát huy hiệu quả, phục vụ tốt trong nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Để chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao và phấn đấu thực hiện tốt vai trò là trung gian thanh toán thì Ngân hàng phải chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thanh toán viên thành thạo nghiệp vụ và nắm chắc quy trình về thanh toán.
Là một chi nhánh thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Trị đã từng bước vận dụng các kênh thanh toán điện tử hiện đại bên cạnh kênh thanh toán truyền thống là tiền mặt. Tổng doanh số thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Quảng Trị qua các năm cụ thể như sau:
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.3 Doanh số thanh toán qua NHNN Quảng Trị
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
2015/2014 2016/2015 Doanh số Tỷ trọng
(%) Doanh số Tỷ trọng
(%) Doanh số Tỷ trọng (%)
Doanh
số Tỷ
lệ(%) Doanh
số Tỷ lệ (%)
Thanh toán bằng tiền mặt 25.016 22 25.224 20 23.599 18 208 101 (1.625) 93,6
Thanh toán không dùng tiền mặt 88.399 78 95.797 80 103.192 82 7.398 108 73.395 108
Tổng cộng 113.415 100 121.022 100 126.791 100 7.606 107 5.769 105
Nguồn: Phòng Kế toán- NHNN chi nhánh Quảng Trị
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: NHNN Tỉnh Quảng trị Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán qua NHNN Quảng Trị
Qua biểu trên ta thấy doanh số thanh toán có sự gia tăng qua các năm. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm doanh số cao hơn so với thanh toán dùng tiền mặt. Tính đến cuối năm 2014, tổng doanh số thanh toán là 113.415 triệu đồng, trong đó, thanh toán bằng tiền mặt là 25.016 triệu đồng, chiếm 22%, thanh toán không dùng tiền mặt là 88.399 triệu đồng, chiếm 78%. Đến cuối năm 2015, doanh số thanh toán đã đạt 121.022 triệu đồng, tăng 7.606 triệu đồng, tương đương 107% so với năm 2015, trong đó thanh toán bằng tiền mặt là 25.224 triệu đồng, chiếm 20%, thanh toán không dùng tiền mặt là 95.797triệu đồng, chiếm 80%, mức tăng tương ứng so với năm 2014 lần lượt là 101% và 108%.
Năm 2016, doanh số thanh toán đã đạt 126.791 triệu đồng, tăng 5.769 triệu đồng, tương đương với mức tăng 105% so với năm 2015, trong đó thanh toán bằng tiền mặt là 23.599 triệu đồng, chiếm 18%; thanh toán không dùng tiền mặt là 103.192 triệu đồng, chiếm 82%. Trong năm này, lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm 1.625 triệu đồng, tương đương 93,6% so với năm 2015, trong khi đó, thanh toán không dùng tiền mặt có mức tăng tương đối nhiều 7.395 triệu đồng, tương đương 108 % so với năm 2015. Điều này cho thấy sự chuyển dịch từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt có dấu hiệu tăng dần.
Xét theo tình hình thanh toán của KBNN và các TCTD qua NHNN Quảng trị ta có các số liệu sau:
- 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000
2014 2015 2016
Thanh toán bằng tiền mặt Thanh toán KDTM
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.4 Tình hình thanh toán của KBNN và TCTD qua NHNN Quảng Trị
Đơn vị tính: Triệu đồng STT Tổ chức tín dụng
2014 2015 2016 Tốc độ tăng trưởng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) 2015/2014 2016/2015 Nhóm 1
1 Kho bạc Nhà nước 37.125 42,0 39.412 41,1 41.869 40,6 106 106
Nhóm 2
1 Ngân hàng Ngoại Thương 6.534 7,4 7.345 7,7 8.515 8,3 112 116
2 Ngân hàng Công Thương 8.624 9,8 9.120 9,5 10.157 9,8 106 111
3 Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT 15.120 17,1 16.250 17,0 17.458 16,9 107 107
4 Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển 8.105 9,2 9.651 10,1 10.524 10,2 119 109
5 Ngân hàng chính sách 459 0,5 739 0,8 749 0,7 161 101
6 Ngân hàng Phát Triển Huế 841 1,0 952 1,0 537 0,5 113 56
7 Ngân hàng Hợp tác xã 238 0,3 539 0,6 568 0,6 226 105
Nhóm 3
1 Ngân hàng Quân Đội 2.784 3,1 2.865 3,0 3.150 3,1 103 110
2 Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng 1.318 1,5 1.412 1,5 1.512 1,5 107 107
3 Ngân hàng Bưu điện liên việt 0 0,0 0 0,0 528 0,5 - -
4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 7.251 8,2 7.512 7,8 7.625 7,4 104 102
Tổng cộng 88.399 100 95.797 100 103.192 100 108 108
Nguồn: Phòng Kế toán NHNN Quảng Trị
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Trong nhóm 1, KBNN là đơn vị thanh toán ngân sách của tỉnh, tất cả các giao dịch chuyển khoản của KBNN luôn phải đi qua NHNN Quảng Trị chuyển tiếp đến các TCTD khác do đó thị phần TTKDTM của KBNN luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong TTKDTM của NHNN Quảng Trị. Tỷ trọng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của KBNN Quảng Trị qua NHNN Quảng Trị có giảm nhẹ qua các năm nhưng luôn chiếm thị phần cao nhất là 42%, 41,1% và 40,6% tổng doanh số TTKDTM qua NHNN Quảng Trị.
Ở nhóm 2, là nhóm các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần nhà nước, tỷ trọng thanh toán các ngân hàng tương đương nhau, trong đó Ngân hàng N0&PTNT có tỷ trọng thanh toán cao nhất qua các năm tương đương 17,1%, 19% và 18,6% là do Ngân hàng N0&PTNT Quảng trị có mạng lưới rộng khắp các huyện trên địa bàn bao gồm các chi nhánh ở tất cả các huyện và hệ thống phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nên lượng giao dịch nhiều. Ba ngân hàng Ngoại Thương, Công thương và BIDV có doanh số thanh toán tương đương nhau, do quy mô gần bằng nhau và thị phần thanh toán cũng tương đương nhau. Ngân hàng Chính sách Xã hội Quảng trị mặc dù có mạng lưới thanh toán tương đương Ngân hàng N0&PTNT nhưng hầu hết các giao dịch thanh toán đều đi bắc cầu sang Ngân hàng N0&PTNT Quảng Trị, các giao dịch đi sang NHNN chủ yếu là các giao dịch thanh toán với các đơn vị ngân sách trên địa bàn như nộp thuế, bảo hiểm xã hội…Các Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Hợp tác xã thực chất là các phòng giao dịch của chi nhánh tỉnh khác do đó doanh số thanh toán qua NHNN Quảng Trị không nhiều, chủ yếu là các giao dịch chuyển vốn, nộp thuế, bảo hiểm xã hội…
Ở nhóm 3 là nhóm các NHTM cổ phần tư nhân, Ngân hàng Sài gòn thương tín chiếm tỷ trọng giao dịch TTKDTM qua NHNN Quảng Trị cao nhất do chi nhánh thành lập lâu hơn, có hệ thống phòng giao dịch nhiều, lượng khách hàng giao dịch lớn so với các ngân hàng cổ phần tư nhân khác trên địa bàn, tỷ trong thanh toán từ năm 2016 đến năm lần lượt là 8,2%, 7,8% và 7,4%. Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Quảng Trị có tỷ trọng thanh toán là 3,1%, 3,0% và 3,1%. Ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt mới thành lập năm 2016 nên doanh số thanh toán không nhiều chiếm 0,5% doanh số TTKDTM qua NHNN Quảng Trị.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Xét một khía cạnh khác ta thấy, doanh số TTKDTM qua NHNN Quảng Trị của KBNN và các TCTD trên địa bàn có dấu hiệu giảm qua các năm, nguyên nhân do một số bất cập như phí cao, thanh toán bù trừ theo phiên, theo giờ, thanh toán bắc cầu làm mất nhiều thời gian hơn, do đó càng ngày KBNN và các TCTD có xu thế thanh toán trực tiếp với nhau để giảm phí và giảm thời gian chuyển tiền thanh toán cho khách hàng.
Tuy nhiên xét theo tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt có thể thấy hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng đang dần được cải thiện. Điều này phản ánh những thành công bước đầu trong triển khai thực hiện Quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2026-2020. Theo đó, để hiện thực hoá mục tiêu nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộcác nội dung trọng tâm trong giai đoạn 2016-2020 như sau:
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách
2. Nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
3. Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ
4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công.
5. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động thanh toán và chuyển tiền quốc tế, giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế.
6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt
7. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời triển khai các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực thanh toán.
Các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ tạo nên bước chuyển lớn trong thói quen thanh toán của công chúng và các tổ chức, doanh nghiệp.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
2.2.2.2 Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán.
Trong thực tế, thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán ưu việt vì làm giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm được một khoản chi phí rất lớn cho in ấn, vận chuyển, kiểm điểm, đóng gói, bảo quản, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt là một nhu cầu thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong công tác thanh toán.
Ngày 09/11/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và ngày 30/12/2016 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành Thông tư số 37/2016/TT-NHH quy định về việc quản lý, vân hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia để thay thế thông tư 23.
Thông tư này ra đời đã hoàn thiện các văn bản ban hành trước đó về công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng, đáp ứng được sự thay đổi của Pháp luật, yêu cầu đổi mới nghiệp vụ và phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán. Các món chuyển tiền liên chi nhánh giữa các đơn vị trong ngân hàng nhà nước cũng như các món thanh toán giữa các đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước được hoàn tất trong thời gian ngắn, toàn bộ quy trình thanh toán đều thông qua mạng vi tính, do đó đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Theo thông tư trên thì hiện nay, các đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Quảng Trị nói riêng đang vận dụng hai kênh thanh toán cơ bản: Kênh điện tử liên ngân hàng và kênh bù trừ điện tử.
* Thanh toán qua kênh điện tử liên ngân hàng
Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất, nhanh nhất và chiếm tỷ trọng lớn (cả về số món và số tiền), điều này cho thấy đây là hình thức thanh toán ưu việt, nhanh chóng . Tuy nhiên kênh thanh toán này có nhược điểm là phí thanh toán cao; không áp đụng được cho các chi nhánh ngân hàng ở Huyện, Xã .Số liệu thanh toán qua kênh điện tử liên ngân hàng thể hiện như sau:
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.5 Doanh số thanh toán qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng tại NHNN Quảng trị
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng (%)
2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền %
Số món thanh toán (món) 3.841 4.158 4.568 317 108 410 110
Doanh số thanh toán qua thanh toán điện tử liên ngân hàng (Ngàn đồng) 79.610.150 89.528.971 100.071.352 9.918.821 112 10.542.381 112 Tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt (Ngàn đồng) 88.399.371 95.797.965 103.192.359 7.398.594 108 7.394.394 108
Tỷ trọng/ Tổng doanh số thanh toán (%) 90,0 93,4 96,9 - -
Nguồn: Phòng Kế toán- NHNN chi nhánh Quảng Trị
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Quy mô doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng có sự gia tăng ổn định qua các năm. Năm 2014, có 3.841 món được thanh toán qua kênh này với số tiền thanh toán là 79.610.150 ngàn đồng chiếm 90% tỷ trong doanh số TTKDTM. Đến năm 2015, doanh số thanh toán tăng lên, đạt 89.528.971ngàn đồng tương ứng tăng 112,4%
so với năm 2014 , với số lượng là 4.158 món, tăng 317 món, tương ứng 108,2% chiếm 93,4% tỷ trọng doanh số TTKDTM. Năm 2016, doanh số thanh toán qua thanh toán điện tử liên ngân hàng là 100.071.352 ngàn đồng tăng 111,7% với 4.568 món, tăng 410 món, tương ứng mức tăng 111,8% so với năm 2015 chiếm 96,9% tỷ trọng doanh số TTKDTM. Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng nhanh là do đây là kênh thanh toán ưu việt hơn, các lệnh thanh toán có thể truyền đi ngay lập tức, tiết kiệm thời gian thanh toán và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thanh toán.
Hiện nay có 12 đơn vị mở tài khoản thanh toán tại NHNN Quảng trị đã tham gia thanh toán qua hình thức này. Số liệu cụ thể của KBNN và các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau:
Bảng 2.6 Doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng của KBNN và các TCTD qua NHNN Quảng Trị
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổ chức tín dụng 2014 2015 2016
So sánh tốc độ tăng trưởng 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Nhóm 1
1 Kho bạc Nhà nước 32.305 35.649 40.968 3.344 110 5.319 115
Nhóm 2
1 Ngân hàng Ngoại Thương 6.034 7.045 8.251 1.011 117 1.206 117
2 Ngân hàng Công Thương 8.246 8.746 9.867 500 106 1.121 113
3 Ngân hàng Nông Nghiệp &
PTNT 14.325 15.642 16.646 1.317 109 1.004 106
4 Ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển 6.245 8.716 9.889 2.471 140 1.173 113
5 Ngân hàng chính sách 459 739 749 280 161 10 101
6 Ngân hàng Phát Triển 841 952 537 111 113 (415) 56
7 Ngân hàng Hợp tác xã 238 539 568 301 226 29 105
Nhóm 3
1 Ngân hàng Quân Đội 2.514 2.664 3.085 150 106 421 116
2 Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng 1.152 1.325 1.488 173 115 163 112
3 Ngân hàng Bưu điện liên việt 0 0 398 0 398
4 Ngân hàng Sài Gòn Thương
Tín 7.251 7.512 7.625 261 104 113 102
Tổng cộng 79.610 89.529 100.071 9.919 112,4 10.542 111,7 Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng nhà nước Quảng Trị
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Doanh số thanh toán liên ngân hàng của KBNN và các TCTD có sự gia tăng qua các năm, cụ thể doanh số KBNN Quảng trị năm 2014 là 32.305 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 35.619 triệu đồng tăng 3.344 triệu đồng tương ứng 110% so với năm 2014, năm 2016 doanh số đạt 40.968 triệu đồng tăng 5.319 triệu đồng tương ứng 115%
so với năm 2015. Trong nhóm các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng N0&PTNT có doanh số thanh toán điện tử liên ngân hàng cao nhất năm 2014, 2015 và 2016 tương ứng là 14.325; 15.642 và 64.646 triệu đồng, tuy nhiên mức tăng tương ứng thấp hơn các ngân hàng thương mại khác tương ứng là 109% và 106% so với năm trước. Trong nhóm này có Ngân hàng Phát triển Thừa thiên huế- Phòng giao dịch Quảng Trị doanh số thanh toán năm 2016 giảm so với năm 2015 là 415 triệu đồng tương ứng 44% nguyên nhân do các giao dịch chuyển bắc cầu sang chi nhánh Huế không đi sang NHNN Quảng Trị. Ở nhóm NHTM cổ phần, doanh số thanh toán của Ngân hàng Sài gòn thương tín cao nhất tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao so với các ngân hàng trong nhóm khác tương ứng 104% và 102% so với năm trước. Ngân hàng Bưu điện Liên việt mới thành lập năm 2016 có tham gia thanh toán tuy nhiên doanh số không cao đạt 398 triệu năm 2016.
Qua phân tích các số liệu trên cho thấy kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng là kênh thanh toán nhanh chóng, hữu hiệu và hiện đại. Hiện nay, Hệ thống TTĐTLNH được đánh giá là kênh thanh toán nhanh nhất Việt Nam, hoạt động ổn định; quy mô, số lượng giao dịch và doanh số giao dịch ngày càng tăng; đáp ứng được nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của các đơn vị thành viên, đồng thời thúc đẩy hoạt động thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và an toàn, bảo mật.
* Thanh toán qua kênh bù trừ điện tử
Là kênh thanh toán truyền thống, được thực hiện từ khá lâu, thanh toán bù trừ từng là kênh thanh toán hữu hiệu do phí dịch vụ thấp, tuy nhiên kênh thanh toán này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, một ngày chỉ có 2 đến 3 phiên thanh toán và chỉ áp dụng trong một ddianj bàn tỉnh nhất định. Hiện nay, phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng chiếm ưu thế hơn so với phương thức thanh toán bù trừ. Tuy nhiên phương thức thanh toán bù trừ vẫn được duy trì để thực hiện thanh toán các món tiền có giá trị thấp giữa các đơn vị thành viên tham gia bù trừ điện tử.NHNN chi nhánh Quảng Trị hiện nay có 8 thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử. Doanh số thanh
ừ điện tử qua các năm cụ thể như sau:
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.7 Doanh số thanh toán qua kênh thanh toán bù trừ điện tử tại NHNN Quảng Trị
Đơn vị tính: món, ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tốc độ tăng trưởng (%) 2015/2014 2016/2015
Số tiền % Số tiền %
Số món thanh
toán 52.935 45.369 39.134 (7.566) 86 (6.235) 86
Doanh số thanh toán bù trừ điện tử
8.789.221 6.268.994 3.121.007 (2.520.227) 71 (3.147.987) 50 Tổng DS thanh
toán không dùng tiền mặt
88.399.371 95.797.965 103.192.359 7.398.594 108 7.394.394 108
Tỷ trọng/ Tổng doanh số thanh toán (%)
10 6,6 3,1 - -
Nguồn: Phòng kế toán- NHNN chi nhánh Quảng Trị Biểu đồ trên cho thấy doanh số thanh toán qua kênh bù trừ điện tử giảm dần qua các năm.Năm 2014, doanh số thanh toán qua kênh nàyđạt 8.789.221 ngàn đồng. Năm 2015, doanh số giảm 2.520.227 ngàn so với năm 2014, còn 6.268.994 ngàn đồng, tương đương 71% so với năm 2014. Đến năm 2016, doanh số giảm 3.147.987 ngàn đồng so với năm 2015, còn 3.121.007 ngàn đồng, tương đương 50% so với năm 2015, trong lúc đó tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tăng qua các năm, điều này chứng tỏ khách hàng chuyển từ thanh toán bù trừ sang các kênh thanh toán khác. Sự giảm sút doanh số thanh toán qua kênh bù trừ điện tử là do kênh thanh toán chậm, các giao dịch phải tập trung xử lý theo phiên giao dịch, một sốđơn vị ngừng tham gia thành viên thanh toán bù trừ, chuyển sang thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Trước đây khi chưa có kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng, KBNN và tất cả các TCTD trên địa bàn đều tham gia thanh toán bù trừ, từ năm 2014 còn 8 thành viên tham gia thanh toán với doanh số cụ thể như sau:
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế