ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆNCÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTHANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆNCÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

3.1.1 Mục tiêu chiến lược của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2020.

* Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán.

Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ.

Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.

* Mục tiêu cụ thể

Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ. Đến năm 2020, toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50%

cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng).

Tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial Inclusion); tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt Để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển cần có những thay đổi rộng lớn trong nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

Phát triển hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, công nghệ thanh toán đã trở thành định hướng chiến lược, ban đầu đã đạt được nhiều tiến bộ, đang được tiếp tục cụ thể hoá bằng các chương trình có khả năng thực thi theo kinh nghiệm Quốc tế. Trên cơ sở những mục tiêu được xác định trong việc nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước Quảng Trị đã xác định một số nhiệm vụ triển khai trọng tâm như sau:

- Tham mưu với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, trình Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt theo hướng mở rộng phạm vi và đối tượng phải áp dụng TTKDTM; xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, hiện đại nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển TTKDTM, hạn chế giao dịch thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.

- Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho các phương tiện thanh toán điện tử; triển khai mở rộng kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ được thanh toán không dùng tiền mặt để khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ; khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, tạo cú huých đẩy nhanh quá trình quá trình TTKDTM thực sự đi vào cuộc sống, ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTKDTM, từ đó giảm áp lực thanh toán bằng tiền mặt qua NHNN.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt.Thực hiện các biện pháp, nội dung tuyên truyền, quảng bá về TTKDTM nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét hơn về thói quen sử dụng tiền mặt trong xã hội.

- Đẩy mạnh các phương thức thanh toán mới, hiện đại phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi; Lựa chọn một số địa bàn, thí điểm ứng dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn và cả những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng.

- Trong công tác thanh toán liên ngân hàng và công tác thanh toán bù trừ phải được giải quyết nhanh gọn, chính xác, nếu có sai lầm thì phải xử lý nhanh chóng để không gây thất thoát trong quá trình thanh toán, phải tạo được niềm tin và uy tín của Khách hàng đối với Ngân hàng.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, xử lý nhanh chóng, chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh trong quá trình giao dịch, có thái độ giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình phục vụ khách hàng để khách hàng ngày càng tín nhiệm và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng nhiều hơn nữa.

- Thúc đẩy phát triển các hình thức thanh toán điện tử trong việc thanh toán các loại cước, phí định kỳ (điện, nước, điện thoại…); khuyến khích phát triển các loại thẻ đa năng, đa dụng (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội…). Khuyến khích nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chấp nhận thẻ, nghiên cứu để bố trí hợp lý, sắp xếp lại mạng lưới ATM, POS, đảm bảo hoạt động hiệu quả, thực chất, nâng cao chất lượng kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)