Hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị (Trang 101 - 114)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTHANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

3.2 M ỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TI ỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

3.2.5 Hoàn thiện môi trường pháp lý

Triển khai kế hoạch xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật NHNN và Luật các TCTD về lĩnh vực thanh toán, nhất là hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện hành nhằm tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách cho các phương thức thanh toán hiện đại thông qua các thiết bị điện tử như thanh toán qua điện thoại di động, internet...

Hiện nay hành lang pháp lý cho lĩnh vực thanh toán nói chung và TTKDTM qua ngân hàng vẫn chưa đồng bộ; hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời, nhưng chưa có tiền lệ ở Việt Nam và hành lang pháp lý để quản lý chưa được thiết lập.

Bổ sung về mặt cơ chế, chính sách để khuyến khích, thúc đẩy và bắt buộc TTKDTM qua ngân hàng trong nền kinh tế; tăng cường các biện pháp về hành chính và kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM ví dụ như tăng phí rút tiền mặt; đưa ra hạn mức giao dịch tiền mặt; giảm phí TTKDTM…

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTKDTM qua ngân hàng, bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp một cách khách quan.

Để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, trong đó có tổ chức thanh toán thì khi xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt và phí tiền mặt cần đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và nhân dân, là cơ sở để mọi thành viên trong xã hội tuân thủ.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Cần ban hành văn bản quy định cụ thể về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, dù là các khoản chi thuộc NSNN, doanh nghiệp hoặc các khoản thanh toán khác nên thống nhất một mức chung, ví dụ ở mức bằng thuế thu nhập cá nhân, không những tạo được sự công bằng giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà nước mà có thể thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần mở rộng TTKDTM qua ngân hàng.

Đồng thời phải quy định những biện pháp xử lý nếu các đối tượng không thực hiện theo quyđịnh.

Ban hành cơ chế giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thanh toán bằng tiền mặt vì hiện nay đối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ chức hưởng lương NSNN đã có Kho bạc Nhà nước quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực này, vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh toán này nên giao cơ quan thanh tra thuế thực hiện.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Trị” Tác giả luận văn đi đến một số kết luận sau đây:

1. Khái quát cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt, từđó có thể nhận thấy sự cần thiết cũng như vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Người đọc thấy đượcưu, nhượcđiểm của từngphương thức, qua đó nắm được bản chất của từngphương thức thanh toán; các tiêu chí đo lường hoạt động TTKDTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TTKDTM.

2.Qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động nóichung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Trị tác giả có thể thấy được tình hìnhứng dụng công nghệ thanh toán tại ngân hàng và xu hướng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, doanh số thanh toán qua các phương thức thanh toán tăng hay giảm qua các năm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, từđó có thể thấy được những kết quả khả quan cũng như những tồn tại trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Để hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN Quảng Trị trong thời gian tới cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; đổi mới kỹ thuật và công ngệ thanh toán;

Đơn giản hóa chính sách và thủ tục, xem xét điều chỉnh cơ cấu tính phí; Nâng cao năng lực cán bộ; Tăng cường mở rộng quan hệ với khách hàng.

4. Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra của ngành người viết đề xuất kiến nghị với các Bộ, ban ngành liên quan.

Hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay là vấn đề lớn và phức tạp, hơn nữa thời gian và khả năng nghiên cứu của học viên còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn./.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành

Nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng. Để đạt được mục tiêu này cần sự quyết tâm cao của cơ quan chủ trì là NHNN Việt Nam. Đồng thời cần có sự tham gia, phối hợp tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan để đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:

- NHNN phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến TTKDTM tại các văn bản Luật hiện hành như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật phòng chống rửa tiền… hoặc xây dựng một luật riêng về các hệ thống thanh toán.

- NHNN phối hợp với Bộ Công an ban hành các văn bản pháp lý để quản lý, vận hành, hạn chế rủi ro, giám sát có hiệu quả đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán mới; đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ nâng cấp, mở rộng, cấu trúc lại mô hình tổ chức và vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; hoàn thiện kết nối hạ tầng thanh toán điện tử của ngân hàng với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử.

- Phối hợp với Bộ Công thương xây dựng hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ tại Việt Nam; bên cạnh đó cần hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị khác, thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư trong hợp tác quốc tế để nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn, kinh nghiệm và tài chính.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch triển khai hoặc lồng ghép các nội dung về thanh toán không dùng tiền mặt vào các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Bộ, Ngành.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Kiếnnghị với Ngân hàng Nhà nước Về công tác thanh toán

Với vai trò “ Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung cấp các phương tiện thanh toán “ theo luật định, Ngân hàng nhà nước cần làm tốt hơn công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Để phát triển nhanh, mạnh mẽ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng các dịch vụ thanh toán điện tử, Ngân hàng Nhà nước cần tuyên truyền quảng bá hoạt động thanh toán của Ngành Ngân hàng tới các đối tượng các thành phần kinh tế trong xã hội, chú trọng yếu tố nhận thức về lĩnh vực thanh toán điện tử cho cho đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng như người dân, giúp họ hiểu rõ, hưởng ứng và yên tâm khi sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Ngân hàng các cấp cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khuyến khích động viên mọi tầng lớp nhân dân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện thanh toán qua ngân hàng, làm được như vậy sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:

Thứ nhất: tạo cho ngân hàng một lượng vốn lớn để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình, nguồn vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn đưa vào kinh doanh có lợi nhất bởi lẽ lãi suất đầu vào rẻ.

Thứ hai: Tiết kiệm nguồn lực cho xã hội, tạo cầu nối giữa các khách hàng dư thừa vốn với khách hàng thiếu vốn, khai thác được nhiều hơn nguồn lực nhàn rỗi của toàn xã hội.

Muốn làm được như vậy, ngành ngân hàng phải có nhiều biện pháp quảng cáo tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức tới mọi tầng lớp dân cư để mọi người hiểu rõ tác dụng, các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và trở thành khách hàng của ngân hàng trong quan hệ thanh toán và gửi tiền .

Về công nghệ thanh toán

Công nghệ thanh toán ở nước ta đang ở giai đoan đầu của quá trình hiện đại hoá, do vậy nó còn kém xa các nước trên thế giới và có sự chênh lệch về công nghệ trong từng hệ thống ngân hàng.Vấn đề cần giải quyết hiện nay là tạo ra sự đồng bộ và phát triển các cơ sở hạ tầng viễn thông và cơ sở công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng nhà nước cần xây

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

dựng các dự án lớn nhằm cải thiện công nghệ thông tin để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của mọi đối tượng trong nền kinh tế.

Hoàn thiện và mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng

- Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng sang các tỉnh , thành phố cũng như hỗ trợ cho các thành viên ngân hàng khác có đủ điều kiện để tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhằm tạo nên sự đồng bộ trong thanh toán liên ngân hàng; nghiên cứu, lựa chọn mô hình xử lý, bù trừ và quyết toán các giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng tại NHNN Việt Nam.

- Để cho chương trình thanh toán liên ngân hàng được hoàn thiện , Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm trong việc triển khai và thực hiện tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên tham gia vào hệ thống được đóng góp ý kiến để từ đó rút kinh nghiệm thực hiện tốt những cơ chế, quy trình về thanh toán hiện hành nhằm giúp hoàn thiện,cải tiến cơ chế chính sách thanh toán điện tử liên ngân hàng.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016.

2. Chính phủ,Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt số 101/2012/NĐ – CP.

3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến- PGS-TS Nguyễn Kim Anh- TS Nguyễn Đức Hưởng (2016), Tiền Tệ Ngân hàng & Thị Trường Tài chính, Nhà xuất bản Lao động.

4. Lê Văn Khâm (2013), Giáo trình tài chính tiền tệ, nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

5. Lương Bích Ngọc (2016): “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà Nước Việt nam chi nhánh Quảng Ninh, luận văn thạc sĩ kinh tế, học viện hành chính quốc gia

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Quyết định số 290/QĐ-NHNN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc số 22/2015/TT-NHNN.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư quy định biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2013/TT-NHNN

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng số số 08/VBHN-NHNN ngày 21/05/2014.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư quy định Thanh toán điện tử liên ngân hàng số 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng số 10/VBHN-NHNN của NHNNVN “

12. Ngân hàng Nhà nước Quảng trị (2016),Quyết định số 20/QĐ-QUN1 quy định về nhiệm vụ của các phòng và tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng trị.

13. Nguyễn Thị Thùy Linh (2016), Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, học viện hành chính quốc gia.

14. Quốc hội (2010): Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Số phiếu:…….

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN NAY TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUẢNG TRỊ

Kính chào Anh/ Chị!

Tôi là học viên cao học Trường đại học Kinh tế Huế, hiện đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Mọi thông tin Anh/Chị cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho nghiên cứu này.

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị.

Rất mong các anh chị dành chút thời gian để điền vào bảng câu hỏi sau:

PHẦN A : THÔNG TIN CHUNG

Anh / Chị vui lòng cung cấp những thông tin dưới đây:

1.Giới tính : 1. Nam2. Nữ

2. Anh/ chị thuộc nhóm tuổi nào sau đây:

1.Từ 21-30 2. 31-40 3. 41-50 4. Trên 50

3. Trình độ : 1.Trung cấp 2.Cao đẳng 3.Đại học 4.Sau đại học

4. Đơn vị Anh/ chị đang công tác 1. Kho bạc nhà nước

2. NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3. NH TMCP Đầu tư & Phát triển

4. NH TMCP Công thương 5. NH TMCP Ngoại thương 6. NH Chính sách xã hội

7. NH TMCP Sài gòn thương tín 8. NH TMCP Quân đội

9. NH TMCP Việt Nam thịnh vượng 10. NH TMCP Bưu điện liên việt 11. NH Hợp tác xã QB-PGD Quảng Trị 12. NH Phát triển Huế- PGD Quảng Trị

5. Chức vụ 1.Lãnh đạo 2. Kiểm soát 3.Giao dịch viên

4.Kế toán

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

PHẦN B : NỘI DUNG KHẢO SÁT

1.Anh chị từng sử dụng dịch vụ thanh toán nào thường xuyên nhất của NHNN Quảng Trị ?

1.Thanh toán điện tử liên ngân hàng 2.Thanh toán bù trừ

3.Chuyển khoản 4.Rút tiền mặt

2. Mức độ hài lòng của anh/chị về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN Quảng Trị

1.Hoàn toàn không hài lòng 2. Không hài lòng

3.Bình thường 4.Hài lòng

5. Hoàn toàn hài lòng

3. Xin vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dưới đây đến hoạt động TTKDTM bằng cách gạch chéo vào các ô trống từ 1 đến 5 với mức ý nghĩa lần lượt là :

(1) Hoàn toàn không quan trọng.

(2) Không quan trọng (3) Tương đối quan trọng (4) Quan trọng

(5) Rất quan trọng

Các nhân tố thuộc về khách hàng

I Đặc điểm khách hàng 1 2 3 4 5

1 - Quy mô của đơn vị 2 - Mạng lưới thanh toán

3 - Chính sách, chiến lược kinh doanh của đơn vị

II Các yêu cầu của khách hàng 1 2 3 4 5

4 - Tiện ích của dịch vụ 5 - Sự an toàn, tin cậy 6 - Sự đa dạng của dịch vụ

7 - Nhanh chóng (Tiết kiệm thời gian) 8 - Tính chính xác

9 - Tính bảo mật thông tin

10 - Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán

Các nhân tố thuộc về môi trường chính sách pháp luật 11 - Môi trường vĩ mô

12 -Môi trường pháp lý

Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước I Khoa học công nghệ

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị (Trang 101 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)