Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường là trẻ em và người là nguồn lây bệnh duy nhất. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hóa phân – miệng, dịch tiết nơi tổn thương – miệng và có thể lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với các chất tiết của người bệnh trên đồ chơi, bàn ghế, dụng cụ sinh hoạt, nền nhà…Bệnh TCM xảy ra rải rác quanh năm nhưng thường mắc cao hơn vào mùa hè và mùa thu. Bệnh xuất hiện nhiều ở các nước có điều kiện vệ sinh kém.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các enterovirus nhân lên trong các mô bạch huyết của khoang hầu họng (amidan) và ruột non (mãng Peyer), sau đó đến các hạch bạch huyết khu vực (hạch mạc treo ruột), gây tình trạng virus máu nhẹ. Đa phần nhiễm virus được giới hạn ở đây và không gây ra triệu chứng gì. Với EV71, tình trạng nhiễm trùng lan rộng khi virus lan ra hệ võng nội mô (gan, lách, tủy xương, và các hạch bạch huyết), lan đến tim, phổi, tuyến tụy, da, niêm mạc, thần kinh trung ương và trùng hợp thời kỳ khởi phát lâm sàng [34]. Trong giai đoạn này, có thể phát hiện được tác nhân gây bệnh ở phân, chất dịch ngoáy họng, dịch mụn nước của bệnh nhân. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ phân lập được enterovirus ở bệnh phẩm là dịch ngoáy họng là 49%
(288/592); ở dịch mụn nước là 48% (169/333); ở bệnh nhân không có biểu hiện bóng nước, bệnh phẩm ngoáy họng và phân cho kết quả dương tính với enterovirus là 53% (138/259) [30]. Như vậy, thời kỳ lây truyền bệnh TCM bắt đầu một vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh.
Virus có thể tiếp tục được bài tiết từ dịch hầu họng hoặc phân đến sau 2 tuần, cá biệt có thể tới 11 tuần kể từ khi khởi bệnh [25].
1.3. Đặc điểm dịch tễ học
Các vụ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng (TCM) cứ vài năm lại xảy ra một lần ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, và trong thập niên vừa qua đã có báo cáo về nhiều vụ bùng phát dịch TCM ở các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Những nước châu Á ghi nhận có số ca mắc TCM tăng nhanh trong thời gian gần đây gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam [19].
Nhiều vụ dịch lớn và nhỏ liên quan đến nhiễm EV71 đã được báo cáo trên toàn thế giới kể từ đầu những năm 1970 [34], [32]. Trẻ em đã bị ảnh hưởng phổ biến nhất trong những đợt bùng phát này, và biểu hiện lâm sàng của các trường hợp chủ yếu là điển hình của bệnh TCM, với sốt, mụn nước ở da tay, chân và mụn nước ở miệng. Tuy nhiên, các trường hợp liên quan đến biến chứng hệ thống thần kinh trung ương (CNS) và / hoặc phù phổi cũng đã được quan sát [29]. Một ví dụ, trong năm 2009, vụ dịch ở Trung Quốc đại lục liên quan đến 1.155.525 trường hợp mắc TCM, trong đó 13.810 trường hợp nghiêm trọng và 353 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam bệnh TCM xảy ra rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương nhưng phần lớn tại các tỉnh phía Nam. Một vụ dịch lớn đã xảy ra vào năm 2011 với 113.121 trường hợp mắc và 170 ca tử vong. Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 thời điểm, từ tháng 3-5 và tháng 9-12 trong năm [15].
Bệnh gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi, đỉnh cao là 1-2 tuổi [15].
Nguồn lây bệnh là người bệnh và người lành mang vi rút. Tác nhân gây bệnh có trong các dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của người bệnh [15].
Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Thời kỳ lây lan là vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong đầu tuần của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó,
Thang Long University Library
thậm chí sau khi người bệnh hết triệu chứng. Vi rút có khả năng đào thải qua phân trong vòng 2 đến 4 tuần, cá biệt có thể tới 12 tuần sau [15].
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa phân miệng, thức ăn, nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng. Nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của người bệnh, trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi người bệnh mắc bệnh đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp từ người – người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người. một số yếu tố có thể làm gia tang sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm: mật độ dân số cao, sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nhà vệ sinh, thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hang ngày [15].
Bệnh TCM có tính cảm thụ cao, mọi người đều có tính cảm nhiễm với
vi rút gây bệnh TCM, không phải tất cả mọi người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh mà phần lớn bệnh ở hình thái thể ẩn, không biểu hiện các triệu chứng, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn [15].
Hình 2. Lý do hay gặp ở trẻ vì trẻ mút tay, dùng chung đồ chơi