Thực hành của NCS về phòng chống bệnh TCM

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại bệnh viện vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiến thức và thực hành của NCS về bệnh TCM

4.2.2. Thực hành của NCS về phòng chống bệnh TCM

Bệnh TCM là bệnh thường xảy ra ở trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 5 tuổi, bệnh thường tự khỏi tuy nhiên trong những năm gần đây đã có nhiều người bệnh

TCM tử vong do không điều trị kịp thời gây biến chứng nặng của bệnh.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất, không chỉ phòng bệnh TCM mà còn phòng rất nhiều bệnh khác nhau. Thực hiện rửa tay với xà phòng đã được chứng minh là rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt đối với những người chăm sóc trẻ thì hành vi này không chỉ có lợi cho sức khoẻ của bản thân mà còn góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm

Thang Long University Library

do bàn tay bẩn mang lại, trong đó có dịch bệnh TCM. Theo WHO chỉ cần một động tác rửa tay sạch đã giảm tới 35 - 47% nguy cơ nhiễm các bệnh TCM, thương hàn, tiêu chảy… Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn như liều vắc xin hiệu quả, tiết kiệm cho phòng bệnh mà lúc nào cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.

Nghiên cứu của chúng tôi, có tới 92,4% NCS trẻ lựa chọn biện pháp rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh TCM. Tỷ lệ này tương đối thấp trong nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương (32,4% - 35,2%) [16], của Cao Thị Thuý Ngân (32,0%) [30], nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm (87,5%) [13], nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào (67,5%) [18]. Sự khác biệt này có thể do thời gian và địa điểm nghiên cứu khác nhau nên thực hành phòng bệnh TCM của những đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau. Nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương được tiến hành ở vùng Đồng bằng Sông Hồng nơi mà tỷ lệ mắc bệnh TCM không cao, đối tượng nghiên cứu còn chủ quan, chưa quan tâm nhiều đến dịch bệnh TCM, trong khi đó nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào được thực hiện ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm được thực hiện ở Mỹ Tú, Sóc Trăng, các địa bàn này tỷ lệ mắc bệnh cao nên các ĐTNC được truyền thông nhiều và thường xuyên hơn. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Hà Nội, lại ở một bệnh viện đa khoa quốc tế, nơi mà NCS đa số có điều kiện về kinh tế, học vấn và có điều kiện tìm hiểu và quan tâm tới sức khỏe của trẻ nhiều hơn, nên phòng bệnh TCM tốt hơn.

Nghiên cứu của Ruttiya Charoenchokpanit cho thấy phần lớn số người được hỏi (60,3%) có mức độ thực hành phòng ngừa bệnh TCM tốt. Tuy nhiên, có một số phát hiện đáng lo ngại, 41,2% người trả lời hiếm khi hoặc chưa bao giờ xoa tay trong ít nhất 20 giây mỗi lần rửa tay, 43,6% trả lời rằng họ hiếm khi hoặc chưa bao giờ làm sạch đồ chơi sau khi con họ sử dụng chúng [24]. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của Ruttiya Charoenchokpanit thấp hơn so với

nghiên cứu của chúng tôi, và gần tương tự như nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương và Cao Thị Thúy Ngân.

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trong nghiên cứu của chúng tôi khi phỏng vấn NCS: cho trẻ ăn chín, uống chín (91,3%). Tỷ lệ này tương tự nghiên cứu của Cao Thị Thuý Ngân (96,7%) [3] và nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương và Trần Hữu Quang (100%) [16], [17]. Tuy nhiên, tỷ lệ không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi của chúng tôi là 78,2%, trong khi tỷ lệ này trong nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương rất thấp (6,7%) [16]. Nếu trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ NCS rửa sạch vật dụng ăn uống trước khi sử dụng là 74,8%, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, cốc, bát, thìa (71,1%) thì trong nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương chỉ có 10,5% [16], Trần Hữu Quang (36,8%) [17]. Đây là những thói quen rất nguy hại, nếu nhiễm phải vi rút gây bệnh TCM, thì nguy cơ lây bệnh rất cao, dễ bùng phát dịch bệnh TCM trong cộng đồng, cần tăng cường truyền thông và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp này một cách thường xuyên, tích cực và hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy NCS thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ chiếm 86,8%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương là 33,3% [16], cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm [13]

và nghiên cứu của Trần Hữu Quang [17]. Có 77,7% NCS trẻ thường xuyên làm sạch đồ chơi, nơi trẻ hay bám tay vào và 72,7% NCS trẻ có thu gom, xử lý phân, chất thải của trẻ đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương (4,8%) [16], nghiên cứu của Cao Thị Thúy Ngân (29,5%) [3] và thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Quang Ánh (83,8%) [5].

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng, việc lau rửa vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, đồ dùng, của trẻ hàng ngày với xà phòng và lau chùi sạch sẽ đồ chơi, đồ dùng của trẻ hàng tuần với dung dịch khử trùng là điều rất cần thiết trong công tác phòng bệnh TCM. Nghiên cứu của chúng tôi 73,4% NCS nói rằng thường xuyên rửa tay trẻ với nước sạch và xà phòng, đồng thời bản thân

Thang Long University Library

NCS trẻ cũng thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ (99,2%), rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau thay tã, vệ sinh cho trẻ (99,7%), cách NCS vệ sinh cho đồ chơi của trẻ bằng việc ngâm bằng nước sạch và xà phòng (50,1%), ngâm bằng dung dịch khử khuẩn (14,6%). Các biện pháp làm sạch đồ chơi của trẻ của NCS được phỏng vấn cũng vẫn chiếm một tỉ lệ thấp. Đa số NCS chỉ rửa bằng nước sạch hoặc lau chùi cho sạch bụi bẩn, rất ít người có kiến thức trong việc khử khuẩn đồ chơi cho trẻ. Đây sẽ là một nội dung quan trọng cần tập trung để đề khuyến cáo cho NCS trẻ được biết và thực hành tốt hơn trong tương lai. Vệ sinh đồ chơi, vật dụng cho trẻ không chỉ phòng chống bệnh TCM mà còn rất nhiều bệnh lan truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa.

Cách xử trí của NCS khi phát hiện trẻ mắc bệnh TCM trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị (62,5%), cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn (80,2%), báo cho cô giáo/người trông trẻ biết (67,0), báo cho các nhà hàng xóm có trẻ biết (34,4%). Nghiên cứu của Nursyuhadah Othman cho thấy về hành động của người chăm sóc trẻ khi con của họ bị nhiễm TCM như sau: đa số những người được hỏi (93,8%) (n = 30) đồng ý tìm cách điều trị ngay lập tức từ bác sĩ trong khi nhận thấy các triệu chứng của TCM. Một số người được hỏi (3,1%) chọn dùng thuốc không kê đơn. Một số người trả lời khác đã quyết định chờ đợi để theo dõi thêm trong trường hợp các triệu chứng có thể tái phát, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn sau vài ngày họ sẽ tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ. Nghiên cứu cho thấy, có 65,6% số người được hỏi (n = 21) đồng ý thực hành vệ sinh đầy đủ để ngăn ngừa bệnh lây lan và 6,3% (n = 2) người trả lời quyết định không cho con đi học mẫu giáo hoặc trường học trong thời gian dịch TCM. Chín người được hỏi (n= 28,1%) đã quyết định thực hành cả hai phương pháp để ngăn ngừa TCM [31].

Nhìn chung, số trường hợp NCS phát hiện trẻ mắc bệnh TCM mà đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nursyuhadah Othman, trong khi hiện nay, số trẻ tử vong

do TCM cũng chiếm một tỉ lệ nhất định, nhất là các biến chứng của bệnh. Do vậy, đây cũng là một yếu tố cần tập trung hơn khi truyền thông cho cộng đồng, khi phát hiện trẻ mắc TCM thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, trường hợp nhẹ có thể cho trẻ về nhà theo dõi, tuy nhiên NCS sẽ được hướng dẫn cách theo dõi trẻ từ nhân viên y tế, như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ hơn là để trẻ ở nhà không cho đi khám khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Các biện pháp cách ly trẻ được NCS trẻ làm khá tốt, có nhiều NCS trẻ đã biết báo việc trẻ mắc bệnh cho cô giáo/người trông trẻ biết cũng như hàng xóm để phòng tránh lây nhiễm sang cộng đồng. Tuy nhiên, việc báo cáo cho chính quyền biết để chính quyền có thể can thiệp kịp thời xử lý môi trường xung quanh tránh dịch lây lan thì vẫn chưa được NCS thực hiện nhiều, tỷ lệ NCS báo chính quyền khi trẻ mắc bệnh TCM chỉ chiếm 10,3%. Mặc dù chưa có bộ luật nào quy định khi trẻ mắc TCM nhất thiết phải báo cáo cho chính quyền, tuy nhiên, trong các thông điệp truyền thông, chúng ta nên khuyến cáo cho người dân biết, khi phát hiện ra trẻ mắc TCM thì nên báo cáo cho chính quyền nơi mình sinh sống được biết.

Trong 380 NCS trẻ được phỏng vấn, chúng tôi quan sát trực tiếp được 47 NCS trẻ có trẻ đang mắc bệnh TCM tại khoa Nhi, bệnh viện Vinmec, hoạt động quan sát bao gồm: rửa tay trước khi cho trẻ ăn; rửa tay bằng xà phòng; rửa tay sạch; vệ sinh răng, miệng, lợi; vệ sinh da, nốt phỏng; rửa sạch đồ chơi, vật dụng của trẻ; rửa tay cho trẻ sau khi chơi và trước khi ăn. Sau khi quan sát chúng tôi thấy có 33 người (70,2%) đạt trên 75% số điểm, có 14 người (29,8%) dưới 75%

số điểm. Như vậy, tỷ lệ có thực hành đúng về chăm sóc, vệ sinh cho trẻ mắc TCM chiếm >70%, một tỷ lệ cũng khá cao so với các nghiên cứu khác. Mặc dù số liệu quan sát được còn ít, chưa thể mang tính đại diện, tuy nhiên với con số

>70% NCS thực hành đúng cũng là một điều đáng mừng, tỷ lệ này cũng cao hơn so với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có thực hành phòng bệnh TCM đạt rất thấp chỉ 4,8% [16], nghiên cứu của Cao Thị Thuý Ngân (30,5%) [3] và nghiên cứu của

Thang Long University Library

Trần Hữu Quang (45,2%) [17]. Tỷ lệ thấp hơn những nhân viên phục vụ tại trường Đại học UTAR của Malaysia trong nghiên cứu của Shiela R và cộng sự năm 2011 [33] và nghiên cứu của WANG Wen-ming, WANG Hua và XUE Li-jian (67,24%) [36].

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại bệnh viện vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w