Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại bệnh viện vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu

4.3.1. Mối liên quan về kiến thức bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 2 yếu tố liên quan có ý nghĩa đến kiến thức của NCS trẻ. Một là nhóm người dân tộc khác có kiến thức về bệnh TCM chỉ bằng 8% so với nhóm người dân tộc Kinh. Nghiên cứu của chúng tôi thu thập được số liệu người Kinh là chủ yếu 375 người (98,7%), trong khi đó nhóm người dân tộc khác chỉ có 5 người (1,3%), tuy nhiên sự khác biệt về kiến thức về bệnh TCM đã được khẳng định với p<0,05. Nhóm thứ 2 là nhóm người có thu nhập trung bình đầu người/hộ gia đình/tháng ≥20 triệu có kiến thức về bệnh TCM tốt hơn nhóm người có thu nhập trung bình <10 triệu là 4,9 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả khác biệt so với một số nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu của Lê Thị Ánh Kim và cộng sự tại Lương Sơn, Hòa Bình năm 2013 cho kết quả khác biệt: nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm với kến thức bệnh TCM. Cụ thể, giáo viên có trình độ trên cao đẳng có kiến thức về dịch tễ hoặc và bệnh tốt hơn nhóm có trình độ dưới cao đẳng (OR = 2,548; 95% CI: 1,179-5,505), giáo viên có kinh nghiệm dưới 5 năm có kiến thức về bệnh pháp phòng ngừa tốt hơn nhóm có trên 5 năm kinh nghiệm (OR = 0,084; 95% CI: 0,009-0,767) [2].

Nghiên cứu của Hà Minh Trang tại Đan Phượng, Hà Nội năm 2016 cũng cho kết quả có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức về bệnh TCM

[11]. Nghiên cứu của Vũ Thị Huyền tại huyện Văn Chấn, Yên Bái năm 2013 cho thấy có mối mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và kiến

thức về bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu. Người làm ruộng có kiến thức về bệnh TCM đạt thấp hơn các đối tượng khác 21,2% [1].

Tuy nghiên cứu của chúng tôi kết quả có sự khác biệt với các nghiên cứu trong nước, nhưng có một số điểm khá giống với nghiên cứu của Ruttiya Charoenchokpanit. Trong nghiên cứu của Ruttiya có nhiều biến số nhân khẩu học xã hội có liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi của người chăm sóc tại nhà. Họ tìm thấy liên quan giữa bệnh TCM và người chăm sóc trẻ với tuổi (p = 0,024), trình độ học vấn (p = 0,012), nghề nghiệp (p = 0,001), thu nhập gia đình (p <0,001), mối quan hệ với trẻ em (p = 0,006) và tiền sử mắc bệnh TCM (p = 0,004); Thái độ được tìm thấy gắn liền với trình độ học vấn (p

<0,001), thu nhập gia đình (p = 0,001); hành vi phòng bệnh TCM có liên quan đến giới tính (p = 0,007), giáo dục (p = 0,034), thu nhập gia đình (p <0,001).

Những người được hỏi có trình độ học vấn hoặc thu nhập cao hơn thường có kiến thức cao, thái độ tốt hơn và thực hành tốt hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn và thu nhập gia đình thấp hơn [24].

Chưa thấy nghiên cứu nào chỉ ra sự khác biệt về nhóm dân tộc liên quan đến kiến thức bệnh TCM như trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Nghiên cứu của Chadaporn Inta và cộng sự tại tỉnh Chiang Rai, Thái Lan trên 380 đối tượng cho thấy mối liên quan với bệnh TCM như sau: Mô hình hồi quy logistic đơn biến cho thấy ba yếu tố có liên quan đến TCM: trẻ em có cha mẹ theo đạo Phật có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn (3,34 lần) so với những người có cha mẹ theo đạo Kitô (90% CI: 1,58-7,03); một điều nghịch lý nữa là những đứa trẻ có cha mẹ tốt nghiệp với bằng cử nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với những người có cha mẹ không được học hành (2,96 lần) (90% CI

=1,14-7,73) và những đứa trẻ có cha mẹ có kiến thức về TCM trung bình và cao có nguy cơ lớn hơn 3,49 lần (90% CI =1,58-7,71) và 4,39 lần (90% CI = 2,06- 9,35) nhiễm trùng hơn những người có kiến thức thấp. Nghiên cứu còn chỉ ra nữ có nguy cơ lớn hơn (1,80 lần) để phát triển TCM so với nam

Thang Long University Library

giới (90% CI = 1,08-3,00); trẻ thiếu cân có nguy cơ lớn hơn (3,50 lần) để phát triển TCM hơn những người thừa cân (90% CI = 1,24-9,88); và trẻ có tiền sử bú sữa mẹ <6 tháng có nguy cơ lớn hơn (2,12 lần) để phát triển TCM so với những trẻ có tiền sử bú sữa mẹ 6 tháng (90% CI = 1,31-3,33) [26].

Có sự khác biệt về mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức của NCS với bệnh TCM có thể do đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Hà Nội, nơi mà đa số các đối tượng đều có trình độ học vấn cao, thu nhập bình quân đầu người tương đối lớn, sống tại vùng đô thị đặc biệt, các phương tiện thông tin đại chúng rất đa dạng, từ tivi, máy tính, internet, smart phone. Do vậy, NCS trẻ có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin về bệnh TCM, dẫn đến khi phân tích số liệu, không thấy rõ sự khác biệt nhiều về các yếu tố trình độ học vấn.

4.3.2. Mối liên quan đến thực hành phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa thống kê giữa thực hành phòng bệnh TCM của NCS trẻ với các biến số nhân khẩu học xã hội. Đa số các nghiên cứu trong nước, ngoài nước đều có một vài biến số có ý nghĩa khác biệt. Nghiêu cứu của Lê Thị Nhật Duyên tại Khánh Hòa Năm 2018 đã chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, số lượng nguồn thông tin về phòng bệnh tay chân miệng mà đối tượng nghiên cứu được tiếp cận với thực hành phòng bệnh tay chân miệng (p<0,001) [12]. Nghiên cứu của Lê Thị Lan Hương năm 2018 tại Hà Nam cho kết quả: có mối tương quan đồng biến giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh TCM cho trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi (p<0,001, r = 0,594). Khi điểm kiến thức phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu tăng thêm 1 điểm thì điểm thực hành phòng bệnh TCM cũng tăng thêm 0,343 điểm. Tuy nhiên, chỉ có 35,2% sự biến thiên của điểm

thực hành phòng bệnh TCM được lý giải bởi sự biến thiên của điểm kiến thức phòng TCM ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi [16]. Nghiên cứu của Lê Thị Ánh Kim cũng cho thấy trình độ học vẫn và số lượng trẻ có mối liên quan với thực hành rửa tay của bản thân giáo viên, tuổi và số lượng trẻ phụ trách của giáo viên còn mối liên quan với thực hành lau rửa đồ chơi cho trẻ [2].

Nghiên cứu của Ruttiya Charoenchokpanit cho thấy những người được hỏi có trình độ học vấn hoặc thu nhập cao hơn thường có kiến thức cao, thái độ tốt hơn và thực hành tốt hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn và thu nhập gia đình thấp hơn [24]. Nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác biệt về thu nhập hộ gia đình với thực hành tốt hơn về bệnh TCM.

Tuy nhiên, tất cả các thông tin thực hành trong nghiên cứu được đánh giá thông qua phỏng vấn, vì chỉ quan sát được 47 đối tượng (tổng 380 đối tượng nghiên cứu) nên không đánh giá thông qua quan sát, vì vậy thông tin thu thập có thể có sai số. Dù có hạn chế này nhưng nghiên cứu đã đóng góp vào việc xác định kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh TCM và các yếu tố liên quan của NCS trẻ tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Các nghiên cứu trước đây đa phần chỉ làm tại cộng đồng, chưa có đánh giá trong bệnh viện nên nghiên cứu của chúng tôi cũng góp phần so sánh được sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu.

Thang Long University Library

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại bệnh viện vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w