Đặc điểm biến chứng và điều trị tăng huyết áp của đối tượng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố phủ lý tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh

3.1.2. Đặc điểm biến chứng và điều trị tăng huyết áp của đối tượng

Biểu đồ 3.1. Các bệnh kèm theo tăng huyết áp của đối tượng (n=235) Trong tổng số 235 người bệnh có mắc các bệnh kèm theo, có thể thấy rằng có tới 46% số người mắc rối loạn tiền đình (RLCNTĐ) và 33,6% số người có mắc bệnh đái tháo đường kèm theo, đây là 2 loại bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc cao nhất. Ngoài ra, các bệnh kèm theo còn lại có tỷ lệ người mắc không đáng kể, chỉ từ 0,8 đến 5,6%.

27

Tlệ (%)

25

20,8 20

15 14,8

10 9,6

5

0 0

Biến chứng tim Biến chứng não Biến chứng mắt Biến chứng thận

Biểu đồ 3.2. Các biến chứng người bệnh gặp phải

Biểu đồ trên thể hiện phân bố tỷ lệ các biến chứng bệnh THA mà người bệnh mắc phải khi tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy, có 20,8% số người mắc phải các biến chứng về tim, đạt tỷ lệ cao nhất trong các biến chứng kèm theo của bệnh THA. Đứng thứ 2 là những người gặp biến chứng liên quan đến mắt với tỷ lệ là 14,8%, chỉ có 9,6% số người tham gia nghiên cứu gặp các biến chứng về não. Không có ghi nhận bất cứ trường hợp biến chứng thận nào (0%).

28

Bảng 3.5. Đặc điểm điều trị của đối tượng Đặc điểm điều trị

Thời gian điều trị

<1 năm 1-3 năm 3-5 năm 5 năm trở lên Dừng điều trị Đã từng

Chưa bao giờ Cách điều trị

Kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống Không thay đổi lối sống

Không dùng theo chỉ định Không thực hiện gì cả Cách sử dụng thuốc Dùng theo đúng chỉ định Chỉ sử dụng khi bị THA Lúc nào nhớ ra thì sử dụng Tác dụng phụ của thuốc

Không Tổng

Xét về các đặc điểm điều trị của những người bệnh THA tham gia nghiên cứu, có tới 33,2% số người mới điều trị trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây, đạt tỷ lệ cao nhất. Chỉ có 14,8% số người có tiền sử thời gian điều trị THA 5 năm trở lên. Bên cạnh đó, có tới 57,2% số người đã từng dừng điều trị THA trong suốt khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu điều trị đến nay, chỉ có 42,8% số người cho rằng chưa từng dừng điều trị. Khi được hỏi về cách thức điều trị,

có 36,8% số người cho biết họ điều trị bằng cách chỉ thực hiện thay đổi lối sống, 21,6% số người điều trị bằng cách chỉ sử dụng các loại thuốc được chỉ định, chỉ có 23,6% số người vừa kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Đặc biệt, có 18% số người cho biết họ không thực hiện các biện pháp điều trị nào. Đối với cách sử dụng thuốc, trong số những người điều trị bằng thuốc và những người kết hợp điều trị cả thuốc và thay đổi lối sống, kết quả cho thấy, có tới 50,8% số người này chỉ sử dụng thuốc khi thấy huyết áp tăng, 25,6% số người sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ định và vẫn có tới 23,6% số người sử dụng thuốc điều trị THA theo cách khi nào nhớ ra thì mới sử dụng. Bên cạnh đó, có tới 35,6% số người khi sử dụng thuốc có gặp các tác dụng phụ và 64,4% số người không gặp tác dụng phụ nào.

33,2%

66,8%

Không Có

Biểu đồ 3.3. Tình trạng tăng huyết áp ở thời điểm nghiên cứu của người bệnh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm nghiên cứu, theo các chỉ số huyết áp đo được, có 66,8% số người tham gia nghiên cứu hiện đang trong tình trạng THA, chỉ có 33,2% số người có chỉ số huyết áp được đánh giá ở mức bình thường (không bị THA).

Thang Long University Library

Biểu đồ 3.4. Loại thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh

Trong các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cho các đối tượng nghiên cứu, Bisostad 2,5 mg là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất với 42,0% đối tượng sử dụng, tiếp theo là Kavasdin 5mg với 34,4% đối tượng sử dụng, hai loại thuốc Zondoril 5mg, Captopril 25mg và Zondoril 10mg có tỷ lệ đối tượng sử dụng tương đương nhau, lần lượt 12,4%, 10,4% và 9,2%. Fascarin10mg là loại thuốc được ít đối tượng sử dụng nhất, chỉ 2 đối tượng sử dụng chiếm 0,8%. Các loại thuốc còn lại có tỷ lệ đối tượng sử dụng không nhiều, chiếm từ 2,0% đến 5,6%.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố phủ lý tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w