Đặc điểm biến chứng và điều trị tăng huyết áp của người bệnh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố phủ lý tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 88 - 91)

4.1. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh

4.1.2. Đặc điểm biến chứng và điều trị tăng huyết áp của người bệnh

Các biến chứng của tăng huyết áp rất đa dạng và phong phú, nhưng thường diễn biến âm thầm, ngày một nặng dần và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận của cơ thể của người bệnh bằng nhiều cách. Biểu hiện lâm sàng của các biến chứng thường kín đáo làm cho người bệnh chủ quan tưởng mình vẫn bình thường.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch, thần kinh và thận, và nhiều thử nghiệm lâm sàng bao gồm các nghiên cứu ở các đối tượng lớn tuổi đã ghi nhận rằng điều trị hiệu quả giúp cải thiện khả năng sống sót và mang lại lợi ích cho tim mạch [52]. Tại nghiên cứu này, có tới 94% số người bệnh mắc THA tham gia nghiên cứu có mắc các bệnh kèm theo, chỉ có 6% số người không mắc các bệnh kèm theo ngoài THA. Trong tổng số 235 người bệnh có mắc các bệnh kèm theo, có tới 46% số người mắc RLCNTĐ và 33,6% số người có mắc bệnh đái tháo đường kèm theo, đây là 2 loại bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc cao nhất. Ngoài ra, các bệnh kèm theo còn lại có tỷ lệ người mắc không đáng kể, chỉ từ 0,8 đến 5,6%. Theo Oates, nghiên cứu trên những người bệnh tăng huyết áp, hơn 40% đối tượng mắc bệnh mạch vành, khoảng 18% bị bệnh mạch máu não và gần 10% bị suy thận mãn tính [53].

Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng, để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh cũng như cho xã hội, các biến chứng chủ yếu là biến chứng tim mạch, biến chứng não và biến chứng mắt, sau khi phân tích, trong các đối tượng tham gia nghiên cứu, nhiều nhất là 20,8% đối tượng xuất hiện biến chứng tim mạch tỷ lệ này ở trong nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Diệp (2019) 27,7% [16], Lê Thanh Bình (2014) là 37,6% [19], kết quả của Lê Thanh Bình cao hơn hẳn là do từ năm 2014 tới nay đã có nhiều chương trình can thiệp hơn giúp cải thiện chương trình điều trị và hạn chế được biến chứng, một lý do khác có thể là các đối tượng thuộc nghiên cứu của Lê Thanh Bình là các người bệnh THA có tiền đái tháo đường, tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng hơn [19]. Tiếp theo là 9,6% biến

chứng não, tỷ lệ này cao hơn so với 6,5% trong nghiên cứu của Lê Thanh Bình [19]. Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu ở võng mạc, ảnh hưởng tới người bệnh, tỷ lệ biến chứng mắt ở trong mẫu nghiên cứu này là 14,8%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chứng tim mạch vẫn là một biến chứng thường gặp nhất của THA. Điều này phù hợp với nhiều nhận định của các nghiên cứu trên thế giới [51], [57]. Nghiên cứu của Price RS (2014) cũng đưa ra báo cáo rằng 47% các trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ là biến chứng của THA gây ra [57]. Hay nghiên cứu của Kolo (2012) cho thấy đột quỵ là biến chứng phổ biến nhất, chiếm 44,4%, với tỷ lệ tử vong lên tới 39,3%

[51].

Các biến chứng mắt ở người bệnh THA thường khó đánh giá và hạn chế hơn so với các biến chứng tim mạch. Kết hợp với các lập luận trong nghiên cứu của Ong YT (2013) [55], chúng tôi đưa ra các lý giải cho hạn chế này.

Đầu tiên các dấu hiệu về biến chứng mắt thường khó phát hiện hơn, cần phải kiểm tra đáy mắt trực tiếp, bên cạnh đó, kỹ thuật này có độ biến thiên rất cao.

Tiếp theo, các nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa biến chứng mắt và tăng huyết áp là rất ít, một số nghiên cứu gần đây có sử dụng hình ảnh võng mạc để chẩn đoán nhưng độ nhạy trong chẩn đoán thường không cao. Báo cáo này cũng đã đưa các biến chứng mắt thường gặp nhất trong số người mắc THA là hẹp động mạch khu trú (22,3%), xuất tiết (17,5%) và các dấu hiệu bệnh võng mạc khác (5,1%) [55].

Xét về các đặc điểm điều trị của những người bệnh THA tham gia nghiên cứu, có tới 33,2% số người mới điều trị trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây, đạt tỷ lệ cao nhất. Chỉ có 14,8% số người có tiền sử thời gian điều trị THA 5 năm trở lên. THA là bệnh rất dai dẳng nên quá trình điều trị là lâu dài và có thể kéo dài đến suốt đời việc tuân thủ điều trị đối với người bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng, chính vì vậy, kiên trì và tuân thủ chặt chẽ chế

Thang Long University Library

60

độ điều trị do bác sĩ đề ra là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị [17]. Trong nghiên cứu này có tới 57,2% số người đã từng dừng điều trị THA trong suốt khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu điều trị đến nay, chỉ có 42,8% số người cho rằng chưa từng dừng điều trị. Tỷ lệ này tương ứng với tỷ lệ của Đặng Thị Thu Huyền làm khảo sát đánh giá mức độ tuân thủ của người dân tại Hải Dương năm 2018, trong nghiên cứu của Đặng Thị Thu Huyền chỉ ra tỷ lệ tuân thủ điều trị là 39,9% [6] ít hơn so với nghiên cứu này không đáng kể, đồng thời cao hơn so với tỷ lệ 23,8% tuân thủ điều trị của Huỳnh Ngọc Diệp thực hiện tại các người bệnh điều trị tại các khu vực Tháp Mười [16], điều này có thể lý giải do nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Diệp thực hiện tại Miền Tây một vùng địa lý khác với hai nghiên cứu kia được thực hiện tại hai tỉnh Phía Bắc, hai vùng địa lý khác nhau về lối sống và thói quen ăn uống. ít hơn so với nghiên cứu này không đáng kể.

Điều trị THA là sự kết hợp của việc thay đổi chế độ ăn phù hợp, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc điều trị THA đủ liều. Khi được hỏi về cách thức điều trị, có 36,8% số người cho biết họ điều trị bằng cách chỉ thực hiện thay đổi lối sống, 21,6% số người điều trị bằng cách chỉ sử dụng các loại thuốc được chỉ định, chỉ có 23,6% số người vừa kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, tỷ lệ này ít hơn rất nhiều so với kết quả mà Đặng Thị Thu Huyền đạt được với trong đó tuân thủ thuốc đạt 91,7% và thay đổi lối sống đạt 43,6%, sự chênh lệch tỷ lệ này có thể do [6], ở môt khía cạnh khác Nguyễn Thị Thơm thực hiện một khảo sát về các yếu tố về điều chỉnh lối sống giúp điều hòa huyết áp, không cần dùng thuốc cho thấy tỷ lệ người bệnh có thể tự điều chỉnh lượng muối, chất béo, đường, tự kiểm soát cân nặng hay khám bệnh định kỳ, tự đo huyết áp tại nhà là rất thấp [27]. Mục tiêu của việc điều trị THA không phải là sẽ khỏi hoàn toàn, mà cần điều đặn và kéo dài thời gian, chính vì vậy việc sử dụng thuốc hàng ngày đối với những người bệnh sẽ là tương tự như thói quen mỗi ngày, không nên dùng ngắt quãng hay dùng

những thời điểm nhớ ra, như thế sẽ làm mất hiệu quả của việc sử dung thuốc, nghiên cứu này vẫn có tới 23,6% số người sử dụng thuốc điều trị THA theo cách khi nào nhớ ra thì mới sử dụng, với những trường hợp như vậy, rất cần có người thân bên cạnh nhắc nhở để khắc phục việc uống thuốc không đều dặn. Trong nghiên cứu, Bisostad 2,5 mg và Kavasdin 5mg là hai loại thuốc được sử dụng nhiều nhất, mặc dù thuốc THA có rất nhiều loại, nhưng đều có chung mục đích điều hòa huyết áp hàng ngày cho người THA. Tuy nhiên, thuốc này còn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và một số cơ quan nội tạng, gây ra một vài tác dụng phụ không đáng có với người bệnh, kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 35,6% số người khi sử dụng thuốc có gặp các tác dụng phụ. Những đối tượng này cần có những kiến thức để có thể nhận biết sớm các tác dụng phụ có thể gặp phải và xử lý sớm để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố phủ lý tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w