Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố phủ lý tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 85 - 88)

4.1. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến ở cộng đồng, và là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm, uớc tính có khoảng 1,13 tỷ người trên toàn thế giới bị tăng huyết áp [64]. Nghiên cứu được thực hiện trên 250 đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp, trong đó đối tượng là những người ≥60 tuổi chiếm hơn một nửa mẫu nghiên cứu với 62,4%, những đối tượng <60 tuổi chỉ chiếm 37,6%. Theo WHO, những đối tượng >65 tuổi có nguy cơ cao mắc THA so với những lứa tuổi khác [64], điều này chứng tỏ với tỷ lệ 62,4% đối tượng ≥60 tuổi là tương đối hợp lý. Tỷ lệ đối tượng là nữ chiếm tới 157/250 đối tượng với 62,8%, tỷ lệ này tương đồng so với các nghiên cứu khác trong nước. Nghiên cứu của Ngô Minh Hà (2002) thực hiện nghiên cứu trên 282 đối tượng với tỷ lệ nữ giới chiếm 59,6 %, không chênh lệch quá nhiều [20]. Tỷ lệ này lại không tương ứng với cuộc tổng điều tra các bệnh không truyền nhiễm toàn quốc năm 2015, tỷ lệ nam giới bị THA tại cuộc điều tra này cao hơn nữ giới, cụ thể 23,1% nam giới và 14,9% nữ giới, quy mô của cuộc điều tra bao phủ trên toàn quốc, chính vì thế kết quả sẽ có độ bao quát tốt hơn so với nghiên cứu. Năm 2015, WHO đưa ra kết luận cứ 4 đối tượng nam sẽ có 1 đối tượng bị tăng huyết áp, với nữ thì cứ 5 đối tượng sẽ có 1 đối tượng mắc [64].

Trình độ học vấn (TĐHV) của các đối tượng phân bố vào vào 4 nhóm học vấn, nhóm đối tượng THPH chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 43,6%, chỉ có 7,6%

đối tượng có TĐHV là tiểu học, còn lại là các đối tượng thuộc nhóm THCS với 20,4% và nhóm Cao đẳng, Đại học trở lên với 28,4%. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu tại quận Đống Đa (2007) của Nguyễn Thanh Ngọc, với tỷ lệ

Thang Long University Library

56

đối tượng thuộc nhóm THCS và THPT là chủ yếu với 58,6%, 11,4% đối tượng có trình độ tiểu học và 30% đối tượng cao đẳng đại học.

Các đối tượng nghiên cứu có chiều cao trung bình là 168,5 (±11,4) cm phân bố trong khoảng từ 149 cm đến 188 cm. Cân nặng trung bình là 65,6 (±10,8) kg, với đối tượng có cân nặng thấp nhất là 45,9 kg và cao nhất là 84,8 kg.

Bảng 3.3 thể hiện đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng nghiên cứu, về tình trạng cư trú, có tới 89,6% đối tượng sống chúng với vợ/chồng, con cái, chỉ 10,4% sống với họ hàng, đối với những người bệnh THA, việc có người thân bên cạnh là cực kỳ quan trọng, việc sống cùng người thân có thể giúp người THA đảm bảo hơn về việc uống thuốc hàng ngày và phát hiện kịp thời những dầu hiệu bất thường, tránh những tai biến nghiêm trọng. Về nghề nghiệp, những đối tượng Thất nghiệp/nghỉ hưu chiếm tới gần một nửa mẫu nghiên cứu với tỷ lệ 47,2% điều này là hợp lý vì có tới hơn 1 nửa đối tượng tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi ≥60 tuổi, những đối tượng còn lại phân bố tương đối đồng đều vào các nhóm Công nhân/nông dân, Cán bộ/công chức, Buôn bán/kinh doanh và nghề nghiệp tự do tương ứng tỷ lệ 15,2%, 13,6%, 14,0% và 10,0%. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc cho kết quả có tới 71,4% đối tượng đang ở trong trạng thái công việc hiện tại là nghỉ ngơi, cáo gấp 1/3 lần so với nghiên cứu này, vó thể lý giải là do, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc đã được thực hiện trên các đối tượng người cao tuổi, sinh năm 1946 đổ về trước [25].

Mức thu nhập trung bình <3 triệu chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các mức thu nhập với 30,0%, chênh lệch không quá nhiều với tỷ lệ này là nhóm đối tượng có mức thu nhập trung bình là 3-5 triệu chiếm 28,8%. Tiếp theo là nhóm có thu nhập từ 5-10 triệu với 27,6% trên tổng số đối tượng nghiên cứu.

Và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 13,6%- nhóm có thu nhập trung bình từ 10 triệu trở lên. Sự phân bố tỷ lệ về mức thu nhập này là phù hợp với sự phân bố nghề

nghiệp của các đối tượng nghiên cứu với gần một nửa đối tượng thất nghiệp/nghỉ hưu.

Việc sử dụng bảo hiểm y tế có lợi ích tương đối lớn đối với không chỉ những người bệnh mắc bệnh THA, do cần phải sử dụng thuốc đều đặn và đi khám định kỳ để dự phòng tai biến mà còn lợi ích với cả cộng đồng. Chính vì vậy, hiện tại, BHYT gần như đã được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Tần suất sử dụng BHYT của nhóm đối tượng là khá cao với 96,4% đối tượng sử dụng, cụ thể, có tới 50,8% đối tượng thường xuyên sử dụng, tỷ lệ đối tượng luôn luôn sử dụng và thỉnh thoảng sử dụng bằng nhau và bằng 22,8%. Còn lại 3,6% đối tượng không sử dụng.

Kết quả ở bảng 3.4 về tiền sử THA ở đối tượng cho thấy đối với đặc điểm về thời gian mắc bệnh của các người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ những người có thời gian mắc THA từ 1-3 năm là cao nhất (30,4). Đứng thứ 2 là tỷ lệ những người mắc THA từ 5 năm trở lên với 26,4%, những người bệnh mắc THA từ 1-3 năm và 3-5 năm có tỷ lệ tương đương nhau (20,4% và 22,8%). Mức độ tăng huyết áp của đối tượng được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp có được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Trong nghiên cứu này, mức độ THA của đối tượng nghiên cứu được phân bổ ở 2 nhóm THA độ I và độ II, có 76% số người bệnh được chẩn đoán là mắc THA độ I, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ 24% đố tượng được chẩn đoán THA độ 2. Nghiên cứu của Hoàng Văn Ngoạn (2009) tại Thừa Thiên Huế, cho ra tỷ lệ phân bố đồng đều hơn tại cả 3 nhóm THA độ I (39,25%), độ II (35,61%) và độ III (25,24%), tỷ lệ này không tương đồng so với những nghiên cứu trong nước, mặc dù tỷ lệ đối tương mắc THA độ I vẫn chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu [9]. Tuy nhiên, cũng tai Thừa Thiên Huế, H.Đ.Thuận Anh cùng nhóm nghiên cứu của mình cho ra kết quả 91/160 (56,9%) đối tượng mắc độ 1, 29,4% mắc THA độ II và 13,8% đối tượng mắc độ II, tương đồng hơn so với nghiên cứu này [8].

Thang Long University Library

58

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố phủ lý tỉnh hà nam năm 2019 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w