4.2.1. Các yếu tố liên quan tới biến chứng tim mạch của người bệnh
THA có thể gây biến chứng tổn thương nghiêm trọng cho tim. Áp lực quá mức có thể làm cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến tim. Điều này làm tăng áp lực và giảm lưu lượng máu có thể gây ra nhiều vấn đề: đau thắt ngực, đau tim, suy tim và có thể dẫn tới tử vong.
Khi xem xét các thông số định lượng của các yếu tố về thông tin chung của người bệnh, kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi là yếu tố duy nhất trong các đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu, những người ≥60 tuổi có tỷ lệ mắc các biến chứng về tim lên tới 29,6%, cao hơn nhiều so với nhóm những người có độ tuổi <60 , đồng thời những người ≥60 tuổi có khả năng gặp các biến chứng về tim cao gấp 3,09 lần so với những người <60 tuổi. Có rất ít những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới biến chứng của THA, tuy nhiên, trong một nghiên cứu đoàn hệ tại Trung Quốc, về nguy cơ đột quỵ, được phân tầng theo độ tuổi và loại đột quỵ, trong dân số thu nhập thấp, cho thấy rằng nguy
Thang Long University Library
64
cơ đột quỵ tăng đối với những người <65 tuổi có giá trị HA ≥130 / 80 mmHg và đối với những người ≥65 tuổi với giá trị HA ≥160 / 90 mmHg [43].
Thời gian mắc THA càng lâu, thì người mắc bệnh càng phải chú ý tới các phương pháp dự phòng biến chừng, thời gian mắc THA càng lâu, các mô xẹo, xơ hóa càng nhiều gây nghẽn dòng lưu thông máu, dẫn tới đột quỵ hoặc suy tim. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng gặp các biến chứng về tim mạch giữa những người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên có khả năng gặp nhiều biến chứng về tim mạch cao hơn nhiều lần so những người có thời gian mắc bệnh <1 năm. Kết luận này phù hợp với kết luận của Tae-Hoon Kim và cộng sự (2019) đã nhận ra rằng hiểu rõ hơn về mối liên qua giữa huyết áp tâm thu, thời gian mắc THA với nguy cơ đột quỵ là cần thiết, sau 1 năm, không có sự khác biệt về tỷ lệ đột quỵ giữa các nhóm thời gian mắc THA, tuy nhiên, khi chạy Mô hình Cox, kết quả cho ra rằng, lấy nhóm mắc THA 0-3 năm là tham chiếu, những đối tượng mắc THA từ 3-5 năm, >5 năm có nguy cơ đột quy tăng lên tương ứng OR=1,31 (95% CI: 1,25–1,38) và OR=1,40 (1,35– 1,46) [50].
Cùng với đó, những người chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định có khả năng gặp các biến chứng về tim mạch cao hơn (OR=2,55; 95%CI=1,02-6,36) so với những người kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Mặc dù chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng nữ, Ebong (2014) cũng cho rằng lối sống lành mạnh có ảnh hưởng tích cực tới việc giảm nguy cơ suy tim của phụ nữ sau mãn kinh, ngay cả khi không có bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp và tiểu đường trước đó [44].
Việc sử dụng rượu bia trong 1 khoảng thời gian dài sẽ trực tiếp dẫn tới việc mắc THA và gián tiếp tăng thêm rất nhiều đường và năng lượng dẫn đến tăng mỡ trong cơ thể. Sau khi phân tích, kết quả chỉ ra rằng người có tần suất sử dụng rượu bia/nước uống có cồn hàng ngày có khả năng gặp các biến
chứng về tim cao gấp 2,34 lần so với những người không sử dụng rượu bia.
Tương tự, tần suất sử dụng/hút thuốc hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về tim mạch cao gấp 2,64 lần so với những người không sử dụng thuốc lá (OR=2,64; 95%ci=1,22-5,72). Bên cạnh đó, kết quả cho thấy yếu tố ăn mặn cũng là 1 trong các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đối với tình trạng gặp các biến chứng về tim mạch ở người bệnh (p<0,05).
4.2.2. Các yếu tố liên quan tới biến chứng não của người bệnh
Đối với mối liên quan giữa tiền sử THA và tình trạng gặp các biến chứng não ở các đối tượng tham gia nghiên cứu, yếu tối thời gian mắc bệnh nếu để càng lâu, khi thăng huyết áp đi cùng với các cơn đột quỵ có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn chứ không phải chỉ giảm thị lực đột ngột. Kết quả cho thấy những người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp 2,63 lần so với những người có thời gian mắc THA <1 năm (OR=2,63; 95%CI=1,05-14,61). Bên cạnh đó, kết quả cho thấy yếu tố về mức độ THA cũng là 1 trong những yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đối với tình trạng gặp các biến chứng về não ở người bệnh (p<0,05). Cụ thể những người mắc THA độ II có khả năng gặp các biến chứng về não cao hơn gấp 3,06 lần so với những người mắc THA độ I (OR=3,06; 95%CI=1,28- 7,24). Các yếu tố về cách điều trị là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa việc chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định và kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống với tình trạng gặp các biến chứng về não (p<0,05), những người chỉ sử thay đổi lối sống có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp 8,7 lần so với những người kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống (OR=2,55;
95%CI=1,02-6,36) và những người không thực hiện gì cả có khả năng gặp các biến chứng này cao gấp 10,68 lần so với những người sử dụng kết hợp thuốc và thay đổi lối sống (OR=10,68; 95%CI=1,26-90,34). Bên cạnh đó, yếu tố về dừng điều trị cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đối với tình
Thang Long University Library
66
trạng này (p<0,05). Cụ thể, những người chưa bao giờ dừng điều trị có khả năng gặp các biến chứng về não thấp hơn 69% so với những người đã từng có thời gian dừng điều trị (OR=0,31; 95%CI=0,12-0,89).
Xét mối liên quan giữa các hành vi, lối sống của người bệnh đối với tình trạng gặp các biến chứng về não ở những người tham gia nghiên cứu. Ăn uống là một thành phần thiết yếu của cuộc sống, việc ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập thẻ lực có tác động tốt tới hệ thần kinh trung ương [46]. Tấn suất sử dụng rượu bia/nước uống có cồn của đối tượng tham gia nghiên cứu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới tình trạng gặp biến chứng về tim (p>0,05). Cụ thể, những người sử dụng rượu bia hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về tim cao gấp 3,7 lần so với những người không sử dụng rượu bia (OR=3,7; 95%CI=1,13-11,7), việc bổ sung axit béo omega-3 và curcumin trong chế độ ăn uống, cũng như tập thể dục thường xuyên, có thể làm cho não chống lại tổn thương nhiều hơn [46]. Tương tự, tần suất sử dụng/hút thuốc lá có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng gặp các biến chứng về não ở các người bệnh tham gia nghiên cứu (p>0,05), những người sử dụng thuốc lá hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp 5,03 lần so với những người không sử dụng thuốc lá (OR=5,03;
95%CI=1,33-18,98. Đồng thời, kết quả ăn mặn cũng là 1 trong các yếu tố có mối liên quan tới với tình trạng gặp các biến chứng về não ở người bệnh (p<0,05) những người được cho là ăn mặn có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp 3,61 lần so với những người không ăn mặn (OR=3,61;
95%CI=1,05-12,51).
Kiểm định Khi bình phương xem xét mối liên quan giữa các hỗ trợ điều trị với tình trạng gặp các biến chứng về não ở các người bệnh tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa các yếu tố này tới tình trạng gặp các biến chứng về não ở các người bệnh này.
4.2.3. Các yếu tố liên quan tới biến chứng mắt của người bệnh
THA nếu không dự phòng cẩn thận sẽ gây ra những tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến xuất huyết dạng bông. Tăng huyết áp ác tính khiến huyết áp tăng đột ngột, cản trở tầm nhìn và gây giảm thị lực đột ngột. Pontremoli đã nghiên cứu các yếu tố di truyền liên quan đến bệnh võng mạc tăng huyết áp và tìm thấy việc xóa alen của enzyme chuyển đổi angiotensin có nguy cơ cao hơn liên quan đến sự phát triển của bệnh võng mạc tăng huyết áp [41].
Đối với mối liên quan giữa tiền sử THA và tình trạng gặp các biến chứng mắt ở các đối tượng tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về tình trạng gặp các biến chứng về mắt giữa những người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên và những người có thời gian mắc bệnh
<1 năm (p<0,05). Cụ thể, những người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên có khả năng gặp các biến chứng về mắt cao gấp 3,46 lần so với những người có thời gian mắc THA <1 năm (OR=3,46; 95%CI=1,07-11,16). Nghiên cứu của Erden về mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng huyết áp tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp. Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp trong nghiên cứu của họ là 66,3% [45].
Yếu tố về cách sử dụng thuốc là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa việc chỉ sử dụng thuốc khi bị THA và kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống với tình trạng gặp các biến chứng về mắt (p<0,05). Cụ thể, những người chỉ sử dụng thuốc khi bị THA có khả năng gặp các biến chứng về mắt cao gấp 3,5 lần so với những người kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống (OR=3,50; 95%CI=1,12-10,56).
Kết quả nghiên cứu không chỉ ra có mối liên quan giữa độ THA hay tình trạng hút thuốc lá và biến chứng mắt, tuy nhiên, trong một nghiên cứu Del Brutto và cộng sự, ghi nhận bệnh võng mạc tăng huyết áp độ 1 với tỷ lệ 37%
và bệnh võng mạc tăng huyết áp độ 2 được ghi nhận ở 17% người bệnh tăng huyết áp [49]. Cùng với đó, Poulte nhận định hút thuốc được coi là có mối liên quan mạnh mẽ với bệnh võng mạc tăng huyết áp nặng hoặc ác tính [56].
Điều này chỉ ra rằng các yếu tố liên quan tới biến chứng về mắt của người bệnh đái tháo đường vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Thang Long University Library