CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
1.2. Chủ thể, nội dung Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ
Tại điều 74,75, 76 của Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định trách nhiệm quản lý về khoa học và công nghệ của các cơ quan nhƣ sau:
Chính phủ thống nhất Quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ. Hàng năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chính sách, biện pháp để phát triển khoa học & công nghệ; việc sử dụng ngân sách Nhà nước đàu tƣ phát triển khoa học & công nghệ; kết quả hoạt động khoa học & công nghệ.
Theo Luật Tổ chức Chính phủ, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực KH&CN là:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển KH&CN.
- Quyết định chính sách về KH&CN, đầu tƣ và khuyến khích tài trợ cho khoa học, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các tổ chức nghiên cứu KH&CN, thông tin khoa học.
- Quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.
- Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển KH&CN.
1.2.1.1. Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về KH & CN trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn theo nghị định của Chính phủ số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2013
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Cấp thành phố
Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ là chủ thể quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp thành phố về Khoa học và công nghệ. Sở khoa học và công nghệ thực hiện chức năng quản lý hành chính về khoa học và công nghệ, công tác tham mưu cho UBND cấp tỉnh, thành phố ra các định hướng về phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, thành phố…
1.2.1.3. Cấp huyện
Phòng kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về KH&CN trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Phòng kinh tế phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố mình để áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng nhƣ đề xuất các định hướng, phương pháp để nâng cao trình độ khoa học công nghệ tại địa phương.
1.2.2. Nội dung Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ
Nếu phân theo nội dung quản lý nhà nước khoa học và công nghệ thì gồm có: Ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai; tổ chức quản lý và cán bộ; Chính sách khoa học và công nghệ; hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ; xã hội hóa, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.
1.2.2.1. Ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ
Ở nước ta, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành trong khuôn khổ thể chế chính trị của nước ta, cụ thể là sự lãnh đạo của Đảng ta.
Vì vậy, các văn kiện của Đảng về đường lối, chính sách, định hướng chiến lược cho khoa học và công nghệ, tuy không xếp trong cùng nhóm với các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhưng có giá trị định hướng rất quan trọng cho việc quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Các văn bản pháp luật của Chính phủ là sự cụ thể hoá các đường lối, chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật của Quốc hội.
Hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện và triển khai là phương thức quản lý, cụ thể hóa chiến lƣợc khoa học và công nghệ của Đảng, Chính phủ đã đề ra.
Giữa chiến lƣợc khoa học và công nghệ với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, cái này là tiền đề cho sự phát triển của cái kia.
Có khi chiến lƣợc khoa học và công nghệ là công cụ thực hiện mục tiêu chiến lƣợc kinh tế -xã hội. Có khi dựa vào mũi nhọn công nghệ của chiến lƣợc khoa học và công nghệ mà có thể xây dựng thành mũi nhọn của chiến lƣợc kinh tế - xã hội, ví dụ như việc tạo ra ngành nghề mới mở ra hướng xuất khẩu lớn cho nền kinh tế. Vì thế đối với chiến lƣợc thì quan trọng nhất là lựa chọn đúng mục tiêu chiến lƣợc, điều này quyết định thành bại của toàn bộ hoạt động khoa học và công nghệ trong giai đoạn nhất định. Hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện và triển khai cần phải đƣợc thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ và thực hiện một cách tuần tự nhằm tránh việc gây khó khăn, trì trệ phát triển hay đƣa chiến lƣợc khoa học và công nghệ đi sai hướng.
1.2.2.2. Tổ chức bộ máy, cán bộ
Tổ chức bộ máy, cán bộ là một trong những chiến lƣợc quan trọng để hoàn thiện tổ chức và đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Phát triển tổ chức gắn liền với con người và tổ chức, con người trong tổ chức. Phát triển tổ chức gắn liền với những sự thay đổi đƣợc lập kế hoạch nhằm làm cho cá nhân, tổ chức vận hành tốt hơn. Phát triển tổ chức là một quá trình của sự cộng tác giữa các nhà tƣ vấn, khách hàng của tổ chức một cách bình đẳng nhằm xác định vấn đề và giải quyết các vấn đề đó. Hoạt động quản lý nhà nước tổ chức cán bộ là hoạt động chính để phát triển tổ chức.
1.2.2.3. Chính sách khoa học & công nghệ
Nhằm mục tiêu kích thích phát triển khoa học và công nghệ trong xã hội, khuyến khích mọi người cùng tham gia vào nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, chính sách bao gồm tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ, thành phố nhằm đạt được các mục tiêu đó. Chính sách là phương thức để định hướng phát triển khoa học và công nghệ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho những ngành, lĩnh vực đƣợc kích thích và hạn chế đối với những ngành nghề lĩnh vực không đƣợc khuyến khích.
1.2.2.4. Hoạt động thanh tra khoa học & công nghệ
Như một chức năng tất yếu của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, việc thanh tra kiểm tra để đảm bảo rằng các cơ quan, các đối tƣợng quản lý thực hiện đúng những quy định đề ra bởi chủ thể quản lý là một công việc thường xuyên của các cơ quan quản lý. Việc phát hiện ra những sai phạm kịp thời sẽ giúp cơ quan quản lý nhanh chóng điều chỉnh các quyết định, ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra đồng thời góp phần giáo dục, cảnh báo những trường hợp sai phạm tương tự có thể xảy ra trong hệ thống quản lý. Về mặt nào đó thanh tra kiểm tra là một cơ chế phản hồi ngƣợc trong hệ thống quản lý khoa học và công nghệ.
1.2.2.5. Xã hội hóa, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Mở rộng hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu của phát triển khoa học và công nghệ. Các nước đang phát triển cần có sự quản lý các mối quan hệ này phục vụ cho mục tiêu chiên lƣợc và chính sách khoa học và công nghệ. Trọng tâm của hợp tác quốc tế là vấn đề tạo lập được một môi trường thông thoáng cho sự giao lưu khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một mặt tranh thủ nắm bắt những kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệp của nước ngoài. Mặt khác chủ động kế thừa những thành tựu đó để tạo thế nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trong nước đi tắt đón đầu vươn lên giành vị thế độc lập tự chủ tránh bị lệ thuộc một chiều vào bên ngoài.