CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
1.3. Kinh nghiệm Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ
Trong khoảng 20 năm gần đây nhờ chính sách hội nhập sâu rộng và kêu gọi đầu tư nước ngoài kết hợp với nguồn lực trong nước mà hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, thay đổi hoàn toàn diện mạo so với trước kia. Điển hình là Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa ra các cơ chế, chính sách mới mạnh mẽ, quyết liệt nhằm kích thích, thúc đẩy sự phát triển của các nguồn lực trong xã hội, tạo điều kiện cho các nguồn lực này mở rộng, thay đổi bộ mặt của địa phương. Trong đó, thay đổi phương thức quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ là một trong những thay đổi quan trọng để đạt đƣợc những thành tựu nhƣ ngày nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu những thay đổi trong quản lý nhà nước về Khoa học & công nghệ tại hai địa phương điển hình này:
1.3.1. Quản lý Nhà nước về Khoa học & công nghệ tại TP. Đà Nẵng
- Đổi mới về cơ chế quản lý tài chính: Thí điểm khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN đến sản phẩm cuối cùng: trong năm 2014, Đà Nẵng đã thí điểm khoán kinh phí thực hiện cho một số đề tài nghiên cứu khoa học đến sản phẩm cuối cùng. Theo đó, Sở KH&CN Đà Nẵng không kiểm soát chi tiết từng chứng từ mà chỉ kiểm soát các sản phẩm của đề tài. Cơ quan chủ trì và chủ
nhiệm đề tài đƣợc quyền điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi theo yêu cầu của công việc nghiên cứu. Chứng từ thanh quyết toán là một hóa đơn tổng cho các khoản chi và các sản phẩm chính của đề tài đƣợc Sở KH&CN đánh giá đạt yêu cầu chất lƣợng. Sản phẩm KH&CN cuối cùng của đề tài đƣợc Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá nghiệm thu và đƣợc Giám đốc Sở KH&CN công nhận. Trường hợp sản phẩm KH&CN cuối cùng được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá “không đạt”, Sở KH&CN chỉ thanh toán một sản phẩm trung gian có chất lƣợng và giá trị sử dụng độc lập. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài buộc phải hoàn trả kinh phí chi cho các nội dung khác.
- Đổi mới công tác xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Định hướng nghiên cứu vào những vấn đề trọng tâm, ƣu tiên: từ năm 2006, với mục đích định hướng nghiên cứu vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề lớn cần ưu tiên phát triển của địa phương, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng 8 chương trình KH&CN giai đoạn 2006-2010. Kế thừa các kết quả đạt được của giai đoạn này, UBND thành phố đã phê duyệt 6 chương trình KH&CN trọng điểm của thành phố giai đoạn tiếp theo (2011-2015), gồm: Khoa học xã hội và nhân văn; Ứng dụng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học; Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; KH&CN phục vụ xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố môi trường”;
Phát huy tiềm lực KH&CN và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KH&CN.
Các chương trình KH&CN giúp định hướng cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của thành phố, hướng đến những vấn đề chung mang tính liên ngành và ƣu tiên phát triển của thành phố, hạn chế các đề tài nhỏ lẻ, có phạm vi nghiên cứu hẹp. Nâng cao chất lƣợng khâu xác định và tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, tăng cường các nhiệm vụ thực hiện theo phương thức đặt hàng: đối với các nhiệm vụ KH&CN, bên cạnh việc xem xét mục tiêu, nội dung thì tính cấp thiết và tính ứng dụng là những tiêu chí cơ bản để tuyển chọn.
Nhằm đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu trên, thành phố đã đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng trong nghiên cứu khoa học thông qua việc gửi văn bản đến các
đồng chí lãnh đạo thành phố, các đồng chí thành ủy viên, các cơ quan quản lý nhà nước để đặt hàng các vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, Sở KH&CN xem xét, lựa chọn các nhiệm vụ để thực hiện theo phương thức tuyển chọn nhằm chọn lựa tổ chức, cá nhân có năng lực tốt nhất để chủ trì triển khai.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu: Sau khi các đề tài/dự án đƣợc nghiệm thu, Sở KH&CN đã tổ chức bàn giao các kết quả nghiên cứu cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố để tham khảo và sử dụng. Đối với các đề tài/dự án có sản phẩm mang tính kỹ thuật chuyên sâu, Sở KH&CN tổ chức tập huấn cho các đơn vị sử dụng để ứng dụng trong thực tiễn. Các kết quả này cũng đƣợc biên soạn thành các chuyên đề để phổ biến đến người dân.
- Về cơ chế đầu tư: Ngân sách nhà nước vẫn là nguồn kinh phí chủ yếu đầu tư cho hoạt động nghiên cứu KH&CN. Hiện nay Nhà nước đã có quy định doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích một tỉ lệ nhất định thu nhập trước thuế để lập quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn không thực hiện việc này, vì vậy nên chăng Nhà nước cần có biện pháp để buộc doanh nghiệp phải trích lợi nhuận trước thuế đầu tư cho KH&CN. Có nhƣ vậy mới huy động đƣợc nguồn lực xã hội đầu tƣ cho KH&CN. Đồng thời cũng cần mạnh dạn đầu tư ngân sách nhà nước cho khu vực tƣ nhân làm KH&CN nếu việc đầu tƣ có hiệu quả, mang lại lợi ích chung cho sự phát triển.
1.3.2. Quản lý Nhà nước về Khoa học & công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh - Thay đổi cơ chế xét duyệt đề tài: Hoạt động KH&CN TP. Hồ Chí Minh bắt đầu có những bước cải tiến, đổi mới về cơ chế, chính sách, cách nghĩ - cách làm. Các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại thành phố đã có nhiều điểm mới nhƣ chỉ cấp kinh phí thực hiện khi đề tài đƣợc cơ quan cụ thể tiếp nhận kết quả sau khi kết thúc nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, bắt buộc cơ quan đặt hàng và tiếp nhận đề tài phải cùng tham gia với nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện. Sau khi nghiệm
thu phải tổ chức việc bàn giao kết quả và cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên cứu phải có trách nhiệm báo cáo tình hình kết quả, hiệu quả ứng dụng về cho Sở KH&CN (ít nhất là sáu tháng/lần). Bắt buộc phải tăng cường việc phổ biến chuyển giao, nhân rộng kết quả nghiên cứu nhƣ đƣa thông tin lên trang web, tổ chức hội thảo, in thành sách… (Sở KH&CN hiện có một khoản kinh phí sẵn sàng hỗ trợ cho các nhà khoa học in kết quả nghiên cứu thành sách, tài liệu tham khảo; hay để hoàn thiện hơn công nghệ trước khi chuyển giao…). Vấn đề chất lƣợng của hội đồng khoa học trong việc xét duyệt, giám định, nghiệm thu trong thời gian tới dự kiến sẽ có nhiều cải tiến, nhƣ sẽ chon lựa kỹ hơn thành viên tham gia hội đồng, ký hợp đồng cho nhà tƣ vấn với chuyên gia là nhà khoa học để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đề tài, dự án về mặt khoa học (kinh phí giám sát bằng 3-4% tổng kinh phí thực hiện đề tài, nhưng không vượt quá mười triệu đồng), trả thù lao cho các phản biện theo tỷ lệ phần trăm trên tổng kinh phí đƣợc cấp cho các đề tài, dự án. Mục tiêu đặt ra đối với hoạt động của hội đồng khoa học là phải đảm bảo tính nghiêm túc và dân chủ.
- Xác định lại cơ cấu ƣu tiên đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học: Việc thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cũng sẽ đƣợc xác định lại cơ cấu đầu tƣ, tiêu chí ƣu tiên thực hiện. Cụ thể nhƣ các đề tài, dự án sau đây sẽ đƣợc ƣu tiên: các vấn đề đặt hàng, các dự án lớn của thành phố, các dự án sản xuất thử nghiệm trên cơ sở các đề tài đã đƣợc nghiệm thu, các đề tài có nhiều địa chỉ ứng dụng và các nguồn kinh phí thực hiện khác ngoài kinh phí từ ngân sách. Cơ cấu đầu tƣ cũng sẽ đƣợc điều chỉnh lại nhƣ sau: Nhóm thứ nhất là, các đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, KHXH&NV, và theo đặt hàng, nhóm này sẽ đƣợc đầu tƣ 100% từ kinh phí sự nghiệp KH&CN. Nhóm thứ hai là, các đề tài nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, kinh phí thực hiện ở nhóm này chủ yếu do các doanh nghiệp đầu tư, kinh phí nhà nước chỉ hỗ trợ một phần (cao nhất là 30%). Nhóm thứ ba là, các đề tài, dự án nghiên cứu có quy mô lớn, tạo ra sản phẩm trên cơ sở cơ sở kỹ thuật cao, hay công nghệ mới có thể chuyển giao, mua bán như một sản phẩm thương mại. Các đề tài, dự án này sẽ được thành phố đầu
tư, tập trung với kinh phí tương xứng (khoảng từ năm đến mười tỷ đồng/đề tài, trong hai đến ba năm) và sẽ thu hồi kinh phí đã đầu tƣ từ kết quả sản xuất, kinh doanh hoặc từ chuyển giao bán công nghệ. Việc quản lý tài chính trong đề tài nghiên cứu khoa học cũng sẽ áp dụng theo cách thông thoáng hơn: không quản lý theo cách trước đây là “Tiết kiệm, chi ít tiền” mà quản lý theo quan điểm
“Kinh phí đƣợc đầu tƣ thỏa đáng, hợp lý”; yêu cầu đặt ra ở đây là nhóm thực hiện đề tài bắt buộc phải chứng minh rằng mang lại hiệu quả nhƣ thế nào từ kinh phí đã đƣợc cấp.
- Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Một nội dung mới khác cũng bắt đầu thực hiện là phát triển doanh nghiệp KH&CN. Đây là một khái niệm mới, một hướng phát triển mới, con đường phải đi trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày nay. Thời gian qua, nói đến hoạt động KH&CN là nói đến các viện nghiên cứu, các trường đại học…vì chỉ có những nơi này mới có đủ điều kiện (nhân lực, phương tiện, kinh phí, tư cách pháp nhân…) tổ chức thực hiện triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học. Với mô hình KH&CN, viện nghiên cứu sẽ mang tính thực tiễn, ứng dụng cao theo yêu cầu thực tế sản xuất. Doanh nghiệp KH&CN vừa phải làm công tác nghiên cứu, vừa phải thực hiện công việc quản lý hạch toán kinh doanh. Những sự cải tiến, đổi mới này chƣa dừng lại ở đây: trong quá trình thực hiện sẽ còn tiếp tục có những điều chỉnh. Mục tiêu cao nhất của những đổi mới này không ngoài gì khác là nâng cao hơn chất lƣợng của hoạt động KH&CN, thiết thực đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Phát triển khoa học và công nghệ là động lực then chốt của quá trình phát triển kinh tế đất nước và là chìa khóa để đưa Việt Nam hội nhập với nền khoa học công nghệ phát triển trên thế giới. Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất đƣợc mở rộng. Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; làm biến đổi chất lƣợng nguồn lao động.
Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao động giản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật nhờ đó nâng cao năng suất lao động. Mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ một cách có hiệu quả biểu hiện thông qua quá trình hiện đại hoá các tổ chức trung gian tài chính, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải…Khoa học công nghệ với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu tức là tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Với vai trò này, khoa học công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật. Khoa học và công nghệ đến với con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn trang bị cho con người những tri thức và kinh nghiệm cần thiết để cho họ có thể nhanh chóng thích nghi với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, và đời sống.
Mặt khác, do sự thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại dần của các tranh thiết bị sản xuất và đời sống buộc con người phải thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất xã hội thích ứng với cuộc sống hiện đại. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lƣợng của đội ngũ những người lao động trong lực lượng sản xuất không ngừng được nâng cao và hiện đại hoá. Khoa học công nghệ, tác động thông qua việc đổi mới sản phẩm, và đổi mới quy trình sản xuất đã làm tăng quy mô sản xuất; tăng năng suất của máy móc thiết bị. Một mặt KH & CN kích cầu; mặt khác nó giúp tăng
năng suất qua đó tăng cung và từ đó nền kinh tế tăng trưởng và làm tăng thu nhập bình quân; cải thiện mức sống của người dân.
Trong chương 1 – Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã đƣa ra một số kết luận khoa học sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề liên quan tới khoa học và công nghệ, xã hội hóa và hợp tác quốc tế để phát triển khoa học và công nghệ.
Hai là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, sự cần thiết phải quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, nội dung của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Ba là, đưa ra một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại một số thành phố trong nước, làm cơ sở cho việc đổi mới công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại thành phố Hà Nội