Các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ tại Thành phố Hà Nội (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội

2.1.1. Giới thiệu về Sở khoa học & công nghệ Thành phố Hà Nội

Sở khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ chính của Ban Khoa học kỹ thuật Thành phố: Tham mưu và giúp UBND Thành phố thống nhất quản lý mọi mặt công tác khoa học kỹ thuật của địa phương theo đúng đường lối, chính sách, chế độ, thể lệ về khoa học kỹ thuật của Đảng và Nhà nước, nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống ở địa phương; phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học kỹ thuật của địa phương; kiện toàn các tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật các ngành, các cấp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật của địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố Hà Nội; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sở Khoa học và Công nghệ có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Sở quản lý trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Cơ cấu tổ chức gồm:

- Văn phòng Sở

- Phòng kế toán – Tài chính

- Phòng quản lý khoa học - Phòng quản lý công nghệ - Phòng quản lý sở hữu trí tuệ - Phòng an toàn bức xạ và hạt nhân - Thanh tra Sở

- Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học – công nghệ - Chi cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng

- Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

Bảng 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Trình UBND thành phố Hà Nội:

- Trình Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội:

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoa học và công nghệ; hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND cấp quận, huyện, tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương về quản lý khoa học và công

nghệ;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

- Quản lý việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trong phạm vi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội;

- Tổ chức, hướng dẫn, quản lý và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;

- Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;

- Quản lý nhà nước về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân;

- Cung cấp dịch vụ công;

- Giúp UBND Thành phố quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đối với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội;

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của Văn phòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội;

- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND thành phố Hà Nội;

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của UBND thành phố Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật..

2.1.2. Những yếu tố tác động tới Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội

- Văn hóa, Chính trị: thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị của Việt Nam, là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là kinh đô xưa, do đó khoa học & công nghệ là rất cần thiết tới sự phát triển của Hà Nội và Hà Nội phải là con chim đầu đàn về khoa học kỹ thuật trong cả nước để trở thành mô hình phát triển cho các tỉnh thành khác về phát triển khoa học, công nghệ, áp dụng khoa học công nghệ và thúc đẩy các hoạt động khoa học công nghệ. Hà Nội cũng là một trong những thành phố có nhiều doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ nhất cả nước, do đó Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội có nhiều áp lực để đáp ứng đƣợc nhu cầu cũng nhƣ nhiệm vụ lớn về khoa học & công nghệ đề ra nhằm đạt đƣợc thành phố kiểu mẫu trong cả nước.

- Kinh tế: Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước, do đó nguồn lực kinh tế để đầu tƣ vào phát triển khoa học công nghệ cũng mạnh hơn so với các tỉnh thành khác. Quy mô và phạm vi nghiên cứu cũng phong phú và

đa dạng hơn nên công tác Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội cũng thường xuyên và chặt chẽ hơn, có nhiều chính sách hơn về kinh phí để thúc đẩy phát triển khoa học & công nghệ trên địa bàn thành phố.

- Dân trí: Hà Nội là nơi tập trung nhiều các trường đại học nổi tiếng, các công ty công nghệ lớn nên thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, dân cƣ tại Hà Nội đa phần là trí thức. Vậy Quản lý Nhà nước về khoa học& công nghệ phải làm sao để thúc đẩy nguồn nhân lực chất lƣợng cao này hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ và tìm cách giữ nguồn lực này hoạt động tại thành phố, bên cạnh đó cũng đặt ra thách thức trong việc ngày càng hoàn thiện hơn bộ máy hành chính nhằm đáp ứng được nhu cầu nhân dân tương ứng với trình độ dân trí.

- Địa hình: thành phố Hà Nội cũ có diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu xây dựng, phát triển các nhà máy, khu công nghiệp. Sau khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội thì diện tích thành phố đã tăng đáng kể, đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn về quỹ đất, chính sách hoạt động. Tuy nhiên thành phố Hà Nội không thể phát triển các khu công nghiệp một cách ồ ạt, không thể cho phát triển các doanh nghiệp sản xuất một cách tùy tiện vì tính chất đặc thù của thủ đô, do vậy mà Hà Nội chỉ có thể phát triển các doanh nghiệp sử dụng chất xám là chính, công nghiệp không khói, lắp ráp… Điều này cũng đòi hỏi công tác Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ của thành phố phải chặt chẽ nhƣng cũng dễ thở nhằm kích thích các khối doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ tại Thành phố Hà Nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)