CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
3.3. Giải pháp tăng cường Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội
3.3.3. Chính sách khoa học & công nghệ
- Đề nghị Bộ khoa học và công nghệ tăng cường hỗ trợ về xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn ở trong và ngoài nước; cơ chế khuyến khích, hỗ trợ kinh phí triển khai các dự án nông thôn miền núi, chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ, chuyển giao nhập khẩu công nghệ và hợp tác quốc tế. Có chính sách ƣu tiên cho các doanh nghiệp KH&CN được tham gia các sự kiện (hội thảo, hội nghị, các chương trình đào tạo ...).
- Cần đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với phát triển khoa học, công nghệ để quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ đi vào thực tiễn cuộc sống, trước tiên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng cấp; kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ phải là một nội dung của quy hoạch, kế hoạch phát triển mỗi ngành và địa phương. Để các định hướng phát triển khoa học, công nghệ được thực hiện có hiệu quả, các cấp uỷ đảng, chính quyền và mỗi người dân phải quán triệt quan điểm Đại hội XII của Đảng, đặc biệt là quan tâm phát triển khoa học, công nghệ, tạo động lực, nguồn lực và môi trường thuận lợi nhất cho khoa học, công nghệ phát triển.
- Cần đổi mới cơ chế quản lý khoa học, công nghệ để đạt đƣợc mục tiêu
phát triển khoa học, công nghệ theo quan điểm Đại hội XII của Đảng cần phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học, công nghệ, tạo bước chuyển biến căn bản trong quản lý khoa học, công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học, công nghệ, với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao rõ rệt chất lƣợng, hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ cần phải được tổ chức từ trung ương đến địa phương để đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; tách biệt về quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống khoa học, công nghệ để có cơ chế, quản lý phù hợp với mỗi khu vực; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ.
- Thực hiện có hiệu quả Luật Khoa học và Công nghệ, đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ của Chính phủ, các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Có cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai. Hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ cần đƣợc mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ khoa học, công nghệ.
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ: Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ, chiến lƣợc thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta. Đa dạng hoá đối tác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ, lựa chọn đối tác chiến lƣợc, gắn kết giữa hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ với hợp tác quốc tế về kinh tế. Tận dụng tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại.
- Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chứa đựng nhiều quan điểm mới rất phong phú, toàn diện và sâu sắc, trong đó có nội dung phát triển khoa học, công nghệ, làm cơ sở cho quá trình hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo sự nghiệp đổi mới giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo . Vì vậy, nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết cho sát hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của từng tổ chức trong hệ thống chính trị là nhiệm vụ chính trị chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nắm bắt và tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, chúng ta tin tưởng rằng, Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, phát triển khoa học, công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước, thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Trong xây dựng các chính sách khoa học và công nghệ cần lấy việc khoa học và công nghệ phục vụ doanh nghiệp đổi mới công nghệ làm trọng tâm. Mặt khác, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tập trung vào việc đưa ra các định hướng lớn, hướng dẫn về quy trình, quy định áp dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trước mắt, tập trung tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế trong hoạt động khoa học và công nghệ nhƣ đã nêu ở trên, đồng thời đƣa ra những khuyến khích đối với hoạt động khoa học và công nghệ cũng nhƣ nghĩa vụ của khoa học và công nghệ đối với Nhà nước.. Nếu không thay đổi cơ chế, thì cho dù có tăng thêm kinh phí cho khoa học và công nghệ cũng không giải quyết đƣợc vấn đề gì.
- Trong cơ chế mới, một nội dung cũng cần đƣợc đổi mới đó là đổi mới phương thức xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các kỳ kế hoạch, theo hướng tăng cường đề xuất từ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế - kỹ thuật và sự tham gia thảo luận của cộng đồng khoa học; hoàn thiện quy trình tuyển chọn, tiêu chí tuyển chọn; mở rộng các nội dung tuyển chọn đến mức tối đa, kể cả các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; các nhiệm vụ cần
đƣợc tập trung đầu tƣ thỏa đáng; xây dựng kênh thông tin về các nhiệm vụ, nghiên cứu đã tiến hành.