Những hạn chế và nguyên nhân trong Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ tại Thành phố Hà Nội (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội

& công nghệ tại Thành phố Hà Nội

2.3.2.1. Những hạn chế, nguyên nhân trong công tác ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ

Một số sở, ngành, quận, huyện, thị xã chƣa chủ động đề xuất, đặt hàng các vấn đề thực tiễn cần khoa học và công nghệ giải quyết nên số lƣợng các đặt hàng còn ít.

Công tác triển khai thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ, ký hợp đồng và cấp kinh phí cho các đề tài, dự án mặc dù đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn chậm, chƣa đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Thời gian phê duyệt các nhiệm vụ khoa học còn chậm chạp khiến các nhà khoa học mệt mỏi và mất hứng thú

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên

- Địa phương ngại trong việc đề xuất các nhiệm vụ khoa học, chưa xô xát với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

- Một số doanh nghiệp khoa học công nghệ sẵn sang tiếp cận địa phương và đưa phương án nhanh hơn so với việc đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ.

- Các nhiệm vụ khoa học đề xuất lên có thể bị từ chối phê duyệt với nhiều

lý do khác nhau

- Thời gian đƣợc giải ngân từ thời điểm đề xuất (nếu đƣợc phê duyệt) kéo dài tới hơn 1 năm.

2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức cán bộ

- Sự phối hợp giữa một số phòng, đơn vị trong Sở có lúc chƣa thực sự chặt chẽ nên hiệu quả công tác chƣa cao. Một số phòng ban chƣa phát huy cao tính chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; chế độ báo cáo còn chậm hoặc chƣa đầy đủ. Một số ít cán bộ, chuyên viên chƣa thực sự chủ động thực hiện và đề xuất các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, do vậy chất lượng tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo Sở còn hạn chế.

- Một số cán bộ, công chức của các phòng, đơn vị chƣa đảm bảo đúng các quy định về thời gian làm việc, còn đi muộn về sớm; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế và chưa thường xuyên.

- Nhiều cán bộ trong sở vẫn còn tình trạng đi muộn về sớm

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn chưa thật rõ ràng, chưa thật thống nhất; còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chƣa đƣợc làm sáng tỏ; còn nhiều chủ trương, chính sách, quy phạm pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chƣa đƣợc kịp thời sửa đổi, thay thế.

- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức của bộ máy quản lý nhà nước chƣa nhận thức đƣợc một cách đầy đủ về vai trò và vị trí của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội

- Công tác phân bổ nhân sự chƣa hợp lý giữa chức năng nhiệm vụ với năng lực nhân sự.

- Cán bộ bị thực hiện luân chuyển nhiều dẫn tới tình trạng không ổn định và tâm lý công việc không tốt.

2.3.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách khoa học & công

nghệ

- Quỹ khoa học công nghệ của Sở đã đi vào hoạt động tuy nhiên vẫn còn lung túng trong triển khai dẫn tới tình trạng không thể giải ngân vốn cho các nhiệm vụ

- Chủ trương của thành phố và của Sở là kích thích các hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố, tuy nhiên những vướng mắc về tài chính, sự chậm trễ và thiếu chuyên nghiệp khiến các doanh nghiệp, đơn vị đề xuất chán nản và bỏ cuộc.

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Tiến trình cải cách hành chính nhà nước nói chung còn chưa được thúc đẩy mạnh mẽ. Đặt trong bối cảnh hệ thống hành chính chung còn chồng chéo, cồng kềnh, thiếu sự phân công, phân cấp rõ ràng thì những đổi mới trong hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ sẽ là đơn điệu và dễ dàng bị vô hiệu hóa.

- Chính sách chung về tạo điều kiện phát triển khoa học công nghệ vẫn còn nhiều vướng mắc, thủ tục phức tạp, chưa rõ ràng trong thời gian xét duyệt cũng nhƣ quá trình triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ, gây khó khăn cho các nhà khoa học tiếp cận với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho khoa học và công nghệ.

- Chủ nhiệm đề tài và các thành viên đều là các nhà khoa học với năng lực tập trung cho nghiên cứu nên khả năng về xử lý các thủ tục hành chính là yếu, trong khi đó để nhận đƣợc một đề tài dự án thì đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cho xử lý thủ tục giấy tờ khiến các nhà khoa học chán nản.

2.3.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động thanh tra khoa học

& công nghệ

- Nhiều vụ việc, kiến nghị vượt cấp do không tin tưởng vào Thanh tra sở, đội ngũ thanh tra còn lúng túng trong xử lý các đơn kiến nghị về các sai phạm của lãnh đạo đơn vị.

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Hoạt động thanh tra vẫn chịu tác động từ các yếu tố ngoại cảnh, chƣa thực sự khách quan

2.3.2.5. Những hạn chế và nguyên nhân trong xã hội hóa, hợp tác quốc tế về khoa học & công nghệ

- Công tác xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ của các đề tài nghiên cứu còn chƣa thực chất, việc thông báo phổ biến kết quả và khả năng áp dụng thực tế chƣa cao, chƣa sát với thực tế. Những đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu chƣa đƣợc tiếp cận dễ dàng, tính thủ tục phức tạp, tốn thời gian để xử lý.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học không mang tính thời sự, thời gian kéo dài. Đối với các dự án sản xuất thử nghiệm có chất lƣợng chƣa thực sự tốt đủ để cạnh tranh trên thị trường, số lượng các nhiệm vụ áp dụng được vào thực tế rất ít

- Công tác hợp tác quốc tế còn yếu kém, nhiệm vụ hợp tác quốc tế đƣợc giao cho các đơn vị cấp 2 của Sở khoa học và công nghệ, tuy nhiên công tác giám sát cũng nhƣ thực tế không cao, còn thả nổi nhiệm vụ. Còn chen lẫn giữa công tác hành chính và công tác nghiên cứu dẫn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chƣa cao, chƣa hoàn thiện chuyên sâu

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Công tác truyền thông, quảng bá của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ chƣa cao, chƣa sâu xát tới nhân dân, các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu trên địa bàn thành phố

- Việc quảng bá kết quả nghiên cứu chỉ thực hiện ở các hội chợ công nghệ Techmart và một số hoạt động giới hạn thường niên khác ( 1 năm 2 lần) và trong các sự kiện này, hoạt động quảng bá cũng hạn hẹp, mang tính thủ tục, làm cho có

- Giữ thái độ thận trọng trong công tác hợp tác quốc tế, hội nhập, đề phòng các yếu tố nước ngoài

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong năm qua, đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các trường, viện, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn, Sở KH&CN Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác. Trong chương 2 - Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội đã đưa ra một số kết luận khoa học chủ yếu sau:

Một là: Đưa ra thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hai là: Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ba là: Những thành tựu và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế cần được giải quyết trong công tác quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ tại Thành phố Hà Nội (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)