CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
3.2. Phương hướng, chiến lược phát triển khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội
3.2.1. Phương hướng phát triển khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội
nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có uy tín trong khu vực.[8]
3.2.2. Chiến lược phát triển khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội nhân văn, bảo đảm cung cấp luận cứ, cơ sở, giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố.
Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô. Gắn hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, đời sống và nhu cầu xã hội; góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Đổi mới cơ bản hệ thống và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường đặc thù của Hà Nội. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lƣợng cao, đảm bảo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ tiên tiến, đạt trình độ trung bình khá của khu vực.
Đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 50% GDP. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 12-17%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016-2020.
Giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ tăng trung bình 16- 18%/năm.
Hoàn thành và đƣa vào sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ: Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao công nghệ và Giám định công nghệ, Trung tâm Giao dịch công nghệ thường xuyên vào năm 2015; Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm vào năm 2016. Đến năm 2020, hoàn thành và đƣa vào sử dụng dự án khu Công nghệ
cao Sinh học, kim Công viên Công nghệ phần mềm, 1-2 khu đô thị đại học, 10- 15 Vườn ươm công nghệ, 01 Công viên khoa học Hà Nội.
Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm 2020, tốc độ đổi mới công nghệ của thành phố đạt bình quân từ 20-25%; tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng trên 45%.
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn: Cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ sinh học, năng lƣợng mới, công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, công nghiệp phụ trợ, sản xuất các thiết bị tự động hóa, rôbốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lƣợng cao. Phát huy vai trò đầu tàu và ảnh hưởng lan tỏa của Thủ đô Hà Nội một Trung tâm khoa học và công nghệ hàng đầu của cả nước.
Hoàn tất quá trình chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, hướng vào thị trường, hỗ trợ và đẩy mạnh hình thành 150 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2015 và đến năm 2020 là 350 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Phấn đấu tăng tổng đầu tƣ xã hội cho khoa học và công nghệ đạt trên 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% vào năm 2020. Bảo đảm đầu tƣ từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ trên 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm.[8]
Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Đẩy mạnh nghiên cứu phục vụ xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án trọng điểm của thành phố.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến vào xây dựng, hoàn thiện, đổi mới các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô. Các vấn đề liên quan đến đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính, quản lý kinh tế, hoạt động của hệ thống chính trị và cơ sở đến thành phố; xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trước yêu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mô hình, giải pháp phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ chế và giải pháp thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý quy hoạch, quản lý đô thị; sử dụng và huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển.
Nghiên cứu các giải pháp, cơ chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển Văn hóa - Xã hội, Giáo dục - Đào tạo, Thể thao. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, khắc phục mặt trái của đô thị hóa nhanh và kinh tế thị trường.
Nghiên cứu các luận cứ, giải pháp gắn phát triển kinh tế -xã hội với nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các giải pháp quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh chính trị. Nghiên cứu, ứng dụng các sáng chế, cải tiến trang thiết bị, khí tài đáp ứng khả năng phòng thủ và chiến đấu trong thời kỳ mới.
Nghiên cứu, đề xuất những mô hình, giải pháp bảo tôn, khai thác, phát huy những giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Xây dựng chính sách ổn định dân số và nâng cao chất lƣợng dân số, chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, giải quyết việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành, lĩnh vực Lĩnh vực Công nghiệp.
Tập trung nghiên cứu và phát triển các ngành công nghiệp ƣu tiên, công nghiệp mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hà Nội
- Cơ khí chế tạo: Nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cấp dây chuyền, thiết bị.
Tập trung đầu tƣ đổi mới công nghệ cho những khâu cơ bản, quyết định chất lƣợng sản phẩm. Ƣu tiên nhập khẩu các công nghệ nguồn, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ nội sinh, phát triển cơ khí chế tạo thiết bị đồng bộ, các thiết bị điện, cơ điện tử, tự động hóa, công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng. Hình thành một số trung tâm gia công CAD/CAM/PLC/CNC làm hạt nhân cho các khu công nghiệp, công nghệ cao, hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu ứng
dụng trong công nghiệp; Tập trung nghiên cứu, thiết kế sản phàm mới theo hướng gân két chặt chẽ giữa các trường, viện với doanh nghiệp. Gắn các chương trình nghiên cứu khoa học với phát triển các sản phẩm trọng điểm, ƣu tiên.
- Điện tử - Công nghệ thông tin - Tự động hóa: Xây dựng ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin - tự động hóa trở thành ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội. Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phần mềm, linh kiện, thiết bị và các dịch vụ điện tử - tin học - tự động hóa có chất lƣợng cao, thay thế nhập khẩu và mang thương hiệu Hà Nội; Đẩy mạnh liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước nhƣ: Chip điện tử, bo mạch, màn hình.
- Công nghiệp năng lƣợng: Nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo nhƣ: Năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió và nhiên liệu sinh học; Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị toàn bộ các nhà máy điện mặt trời nối lưới công suất trung bình và lớn, thiết bị của hệ thống chiếu sáng tiết kiệm, hiệu quả trong sinh hoạt và chiếu sáng công cộng; Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lƣợng;
từng bước tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị tiết kiệm năng lượng, xây dựng hệ thống điện thông minh, tiết kiệm và hiệu quả.
- Công nghiệp vật liệu: Xây dựng cơ chế khuyến khích các ngành, các doanh nghiệp nghiên cứu và sử dụng các loại vật liệu mới thay thế các vật liệu truyền thống.
Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ vật liệu mới trong ngành điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo và vật liệu xây dựng, các loại vật liệu ứng dụng công nghệ nano nhƣ: Kính chống va đập, kính chống mờ; Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và nội thất nhƣ: vật liệu nhẹ, tấm kết cấu 3D, sản phẩm ốp lát, gom sứ xây dựng; Nghiên cứu, lắp đặt các dây chuyền công nghệ tiên tiến sản xuất vật liệu thay thế gỗ nhƣ thép dập cán nguội, nhôm, nhựa, các vật liệu compozit; Nghiên cứu công nghệ khai thác và chế biến nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng. Nghiên cứu các công nghệ sản xuất vật liệu đặc chủng: cách âm, cách nhiệt, chống mốc, chống ăn mòn.
- Chế biến thực phẩm và đồ uống: Nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến,
đa dạng hóa các sản phẩm; cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh sản lƣợng xuất khẩu; Nghiên cứu đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm có thương hiệu, có uy tín phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trên địa bàn và các tỉnh thành trong cả nước.
- Dệt may, giày da: Nghiên cứu, đổi mới công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mốt đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, bảo đảm tăng thường xuyên kim ngạch xuất khẩu và có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới; Tổ chức sản xuất hợp lý các cơ sở hiện có, đầu tƣ thiết bị tiên tiến ở khâu then chốt, quyết định chất lƣợng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tƣ công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu để chủ động cung ứng từ trong nước, tạo tiền đề hạn chế tình trạng làm gia công.
Lĩnh vực Nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu Hiệu quả - Chất lượng - Sạch, theo hướng phục vụ cho đô thị, du lịch và khu công nghiệp.
- Trồng trọt: Ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học, nghiên cứu khảo nghiệm trong lai tạo, sản xuất giống cây trồng chất lƣợng cao, xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đƣa nhanh ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật vào sản xuất tạo ra các giống lúa, ngô chất lƣợng cao, các giống hoa (lan, ly, cúc, hồng) có giá trị kinh tế cao, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn và cây dƣợc liệu quý. Nghiên cứu xây dựng vùng nông sản hàng hóa chất lƣợng cao; Nghiên cứu các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh áp dụng mô hình IPM, sử dụng thuốc bảo vệ sinh học và phân bón vô cơ trên lúa, rau, hoa, cây ăn quả; xây dựng mô hình vùng rau an toàn. Các biện pháp phòng bệnh mới phát sinh trên giống cây trồng. Các giải pháp tưới và xử lý ô nhiễm vùng nước tưới.
- Chăn nuôi: Ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lai tạo, sản xuất giống gia cầm, gia súc có hiệu quả kinh tế cao, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Khảo nghiệm các giống gia cầm, gia súc, tiếp cận công nghệ lai tạo giống mới thay thế giống cũ, giống kém chất lƣợng; Nghiên cứu xây dựng và mở rộng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp, kinh tế trang trại, gắn với công nghiệp
chế biến, sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm; Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng trị dịch ở gia cầm, gia súc. Xây dựng quy trình kỹ thuật, mô hình vùng an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; Nghiên cứu sử dụng các thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm chất lƣợng và hiệu quả cao. Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn nạc, gia cầm chất lƣợng cao, quy mô lớn ở vùng gò đồi, bán sơn địa; Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và nghiên cứu xử lý hệ thống nước thải của các cơ sở giết mổ.
- Thủy sản: Đƣa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản theo hướng công nghiệp; Nghiên cứu các giải pháp chủ động trong cung cấp giống, nuôi trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu các mô hình, các giải pháp quản lý giống; Nghiên cứu và sản xuất các loại thức ăn có chất lƣợng, hiệu quả cao cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài thành phố; Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phàm trong nuôi trồng thủy sản;
- Bảo quản, chế biến nông sản: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào bảo quản, chế biến theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quy mô công nghiệp và trang trại, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung vào công nghệ chế biến những nông sản chính, có sản lƣợng lớn, chủ đạo trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của thành phố, chú ý vùng nguyên liệu ở các tỉnh lân cận và hướng vào xuất khẩu.
Lĩnh vực môi trường:
Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ phù hợp để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, xử lý vùng ô nhiễm tồn dƣ
- Xử lý nước: Nghiên cứu, xử lý ô nhiễm amoniac, asen trong nước ngâm, nước sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận; Nghiên cứu chế tạo các vật liệu có khả năng xử lý nước tại chò ứng cứu cho các vùng ngập lụt, ô nhiễm nước ngầm;
Nghiên cứu, triển khai áp dụng các công nghệ thích hợp cho việc xử lý nước thải sinh hoạt, ô nhiễm các dòng sông, hồ, nước thải công nghiệp, bệnh viện; Nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp xử lý hiện đại, hợp lý, hiệu quả. Đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử lý, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm: Chế biến thực phàm, dệt nhuộm,
cán kéo kim loại, cơ khí, mạ, đồ gia dụng.
- Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phân loại rác thải tại nguồn, tái chế rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh và các sản phẩm khác, đốt rác thải thu hồi nhiệt năng bảo tồn môi trường sống. Nghiên cứu hoàn thiện, chế tạo các công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong công nghiệp và y tế, rác thải sinh hoạt.
- Xử lý ô nhiễm không khí: Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ phù hợp giảm thiểu ô nhiễm không khí của các cơ sở công nghiệp, công trình xây dựng, giao thông, làng nghề, bệnh viện; Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực đô thị của Thủ đô Hà Nội, trên các tuyến đường giao thông cũng như khí thải từ động cơ ôtô, xe máy.
- Vật liệu xử lý môi trường: Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý nước thải, khí thải, nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp của các dây chuyền chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu nhằm thay thế cho các vật liệu nhập khẩu, giảm giá thành, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội.
- Lĩnh vực Y - Dƣợc: Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ cao trong y học hiện đại (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ sinh học phân tử, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại...) nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất các mô hình, giải pháp phòng chống và điều trị các bệnh, dịch nguy hiểm phổ biến ở Hà Nội và khu vực phía bắc; Nghiên cứu mô hình và các giải pháp tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế trong lĩnh vực: dƣợc phẩm, chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, kinh tế y tế, nâng cao năng lực hoạt động của y tế cơ sở; Chú trọng nghiên cứu sản xuất nguyên liệu dƣợc chất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, tăng dần tỷ lệ nguyên liệu dược chát trong nước, phát huy tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền. Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế công nghệ cao.
Lĩnh vực Quản lý và phát triển đô thị, nông thôn mới.
- Lĩnh vực xây dựng: Nghiên cứu luận cứ cho giải pháp thể chế hóa sự tham gia