Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương “dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 (Trang 40 - 51)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH

1.4. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở một số trường THPT trong huyện Mộ Đức, Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi

1.4.5. Kết quả điều tra

- Tình hình giáo viên: Giáo viên Vật lí của các trường đều được đào tạo chính qui, trong đó có nhiều giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và có nhiều thành tích trong các kì thi giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình trong công tác.

- Phương pháp dạy của giáo viên:

+ Mặc dù Sở giáo dục đã qui định giáo viên soạn giảng theo phương pháp mới nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực học sinh nhưng việc dạy của giáo viên vẫn còn mang nặng phương pháp truyền thống. Trong trọng học chương

“Dòng điện trong các môi trường”, giáo viên chỉ thực hiện các thí nghiệm biểu diễn mà không tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

+ Trong việc dạy, giáo viên còn nặng về trang bị kiến thức cho học sinh theo sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kĩ năng và vận dụng để giải bài tập. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh còn chưa được chú trong trọng trong dạy học.

+ Phương pháp dạy học còn chưa chú trọng phát triển năng lực của học sinh.

+ Giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng như chưa biết phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

+ Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm thường gắn với các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật.

* Về phía giáo viên:

Câu 1: Thầy (cô) thấy việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là như thế nào?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

Bảng 1.3. Quan điểm của GV về sự cần thiết của hướng nghiệp cho HS

Quan điểm của GV về sự cần thiết của hướng nghiệp cho HS

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 18 4 22,2

Cần thiết 18 14 77,8

Không cần thiết 18 0 0

Hầu hết GV thấy việc hướng nghiệp cho học sinh là cần thiết vì hiện nay, đa số học sinh ra trường không có việc làm hoặc phải làm trái ngành, nghề đào tạo. Bên cạnh đó, với nhiều trường CĐ, ĐH nên học sinh chọn ngành học theo phong trào, học cho vui theo bạn bè mà không quan tâm đến năng lực của bản thân nên việc học tập khó khăn, dễ sinh ra chán nản cũng như khó tìm được công việc phù hợp khi ra trường.

Câu 2: Theo thầy (cô), HĐTN, hướng nghiệp ở trường THPT là như thế nào?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

Bảng 1.4. Quan điểm của GV về sự cần thiết HĐTN, hướng nghiệp trường THPT

Quan điểm của GV về sự cần thiết HĐTN, hướng nghiệp ở trường THPT

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 18 2 11,1

Cần thiết 18 13 72,2

Không cần thiết 18 3 16,7

Đa số giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh có những định hướng, lựa chọn đúng đắn những ngành học, cơ sở đào tạo phù hợp với bản thân.

Câu 3: Theo thầy (cô), hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong dạy học Vật lí có cần thiết không?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

Bảng 1.5. Sự cần thiết của HĐTN, hướng nghiệp trong dạy học Vật lí

Sự cần thiết của HĐTN, hướng nghiệp trong dạy học Vật lí

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 18 5 27,8

Cần thiết 18 13 72,2

Không cần thiết 18 0 0

Tất cả giáo viên đều thấy được sự cần thiết của HĐTN, hướng nghiệp cho học sinh tuy nhiên vẫn còn e ngại việc tổ chức vì tốn nhiều thời gian, chương trình học không có bố trí thời gian để giáo viên tổ chức HĐTN cho học sinh. Đây là tín hiệu đáng mừng khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Câu 4: Trong quá trình dạy học, thầy (cô) đã tổ chức HĐTN, hướng nghiệp cho học sinh chƣa?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng.

C. Chưa bao giờ

Bảng 1.6. Mức độ quan tâm của GV đến tổ chức HĐTN, hướng nghiệp cho HS

Mức độ quan tâm của GV đến tổ chức HĐTN, hướng nghiệp cho HS

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Thường xuyên 18 0 0

Thỉnh thoảng 18 2 11,1

Chưa bao giờ 18 16 88,9

Giáo viên hầu như không tổ chức HĐTN, hướng nghiệp cho học sinh vì hoạt động này chưa được nhà trường quan tâm, bản thân giáo viên chưa có lí luận cũng như phương pháp để tổ chức. Hoạt động dạy của giáo viên chủ yếu là trang bị kiến thức còn hoạt động hướng nghiệp chủ yếu là do nhà trường tổ chức.

Câu 5: Nếu tổ chức HĐTN, hướng nghiệp, thầy (cô) chọn hình thức tổ chức nào?

A. Hình thức có tính khám phá (Thực địa – thực tế, Tham quan, Cắm trại, Trò chơi,...);

B. Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá,...);

C. Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...);

D. Hình thức có tính nghiên cứu (Dự án và nghiên cứu khoa học, Hoạt động theo nhóm sở thích)

Bảng 1.7. Hình thức HĐTN, hướng nghiệp mà GV tổ chức cho HS

Hình thức HĐTN, hướng nghiệp mà GV tổ chức cho HS

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Hình thức có tính khám phá 18 1 5,6

Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác 18 0 0

Hình thức có tính cống hiến 18 2 11,1

Hình thức có tính nghiên cứu 18 15 83,3

Đa số giáo viên lựa chọn hình thức có tính nghiên cứu vì khi đó học sinh được hoạt động theo đam mê, sở thích nên học sinh thích thú hơn khi được tự mình nghiên cứu từ đó phát hiện cũng như phát triển được năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, với hình thức tổ chức này thì giáo viên chủ động hơn với thời gian khi tổ chức hoạt động.

Câu 6: Theo thầy (cô), cách tổ chức HĐTN, hướng nghiệp nào sau đây là hiệu quả?

A. Có buổi tư vấn nghề nghiệp riêng B. Kết hợp trong tiết sinh hoạt cuối tuần C. Tổ chức theo chủ đề tập trung của Trường.

D. Tổ chức các hoạt động để HS trải nghiệm trong môn học mình phụ trách.

Bảng 1.8. Cách GV tổ chức HĐTN, hướng nghiệp cho HS

Cách tổ chức HĐTN, hướng nghiệp mà GV tổ chức cho HS

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Có buổi tư vấn nghề nghiệp riêng 18 6 38,9

Kết hợp trong tiết sinh hoạt cuối tuần 18 1 5,5

Tổ chức theo chủ đề tập trung của Trường. 18 7 38,9 Tổ chức các hoạt động để HS trải nghiệm

trong môn học mình phụ trách.

18 3 16,7

Phần lớn giáo viên cho rằng, HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp là do nhà trường tổ chức sẽ hiệu quả hơn so với lồng ghép vào các tiết dạy hay tiết sinh hoạt cuối tuần.

Câu 7: Mức độ tổ chức HĐTN, hướng nghiệp của thầy (cô) ở trường THPT trong thời gian qua là nhƣ thế nào?

A. Chưa biết về HĐTN hướng nghiệp B. Đã nghe, đã biết nhưng chưa hiểu đây đủ

C. Đã tìm hiểu về lí luận nhưng chưa biết cách tổ chức D. Đã tổ chức HĐTN hướng nghiệp phù hợp với lí luận

Bảng 1.9. Mức độ tổ chức HĐTN, hướng nghiệp cho HS

Mức độ tổ chức HĐTN, hướng nghiệp cho HS

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Chưa biết về HĐTN hướng nghiệp 18 12 66,7

Đã nghe, đã biết nhưng chưa hiểu đầy đủ 18 6 33,3 Đã tìm hiểu về lí luận nhưng chưa biết

cách tổ chức

18 0 0

Đã tổ chức HĐTN hướng nghiệp phù hợp với lí luận

18 0 0

Nhìn chung, đây là hoạt động còn mới mẻ đối với giáo viên trên địa bàn.

Câu 8: Thầy (cô) có hứng thú với HĐTN, hướng nghiệp trong dạy học Vật lí không?

A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Ít hứng thú D. Không hứng thú

Bảng 1.10. Mức độ hứng thú của GV đối với HĐTN, hướng nghiệp Mức độ hứng thú của GV đối

với HĐTN, hướng nghiệp

Tổng số phiếu điều tra

Tổng số phiếu trả lời

Tỉ lệ (%)

Rất hứng thú 18 1 5,6

Hứng thú 18 15 83,3

Ít hứng thú 18 2 11,1

Không hứng thú 18 0 0

Hầu hết giáo viên hứng thú với HĐTN, hướng nghiệp. Đây là tín hiệu rất tốt khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới có chương trình HĐTN.

Câu 9: Những khó khăn mà thầy (cô) gặp phải khi tổ chức HĐTN, hướng nghiệp trong dạy học Vật lí cho học sinh là: (có thể lựa chọn nhiều phương án)

A. Chưa tìm được HĐTN phù hợp.

C. Khó khăn về thiết bị, phương tiện D. Học sinh chưa đủ khả năng thực hiện

E. Chưa được nhà trường tạo điều kiện tổ chức (về thời gian, không gian).

Câu 10: Nếu tổ chức HĐTN, hướng nghiệp trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”, thầy (cô) tổ chức như thế nào?

………

* Về phía học sinh:

Câu 1: Trong thời gian học tập ở trường, em đã được thầy/cô tổ chức cho HĐTN chƣa?

A. Chưa bao giờ B. 1 lần

C. Thỉnh thoảng (3 lần) D. Thường xuyên

Bảng 1.11. Mức độ tổ chức HĐTN của thầy/cô trong nhà trường Mức độ tổ chức HĐTN của

thầy/cô trong nhà trường

Tổng số phiếu điều tra

Tổng số phiếu trả lời

Tỉ lệ (%)

Chưa bao giờ 230 103 44,8

1 lần 230 114 49,6

Thỉnh thoảng (3 lần) 230 9 3,9

Thường xuyên 230 4 1,7

Như vậy, trong thời gian học tập ở trường, các em ít được nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Câu 2: Trong thời gian học tập ở trường, em đã được thầy/cô/nhà trường tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp như thế nào?

A. Chưa bao giờ

B. 1 lần

C. Thỉnh thoảng (3 lần) D. Thường xuyên

Bảng 1.12. Tần suất tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho HS Tần suất tư vấn và định hướng

nghề nghiệp cho HS

Tổng số phiếu điều tra

Tổng số phiếu trả lời

Tỉ lệ (%)

Chưa bao giờ 230 12 5,2

1 lần 230 37 16,1

Thỉnh thoảng (3 lần) 230 129 56,1

Thường xuyên 230 52 22,6

Nhà trường và thầy cô đã có tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em. Tuy nhiên, việc định hướng nghề nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ.

Câu 3: Dự kiến lựa chọn của em trong tương lai sau khi học xong lớp 12 như thế nào?

A. Học đại học, cao đẳng

B. Học nghề (tại các trường TCCN) C. Lao động cùng gia đình

D. Xuất khẩu lao động.

Bảng 1.13. Lựa chọn của HS sau khi học xong lớp 12

Lựa chọn của HS sau khi học xong lớp 12

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Học đại học, cao đẳng 230 204 88,7

Học nghề (tại các trường TCCN) 230 14 6,1

Lao động cùng gia đình 230 9 3,9

Xuất khẩu lao động. 230 3 1,3

Đa số các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp 12 thì đi học đại học, cao đẳng. Một số rất ít các em lựa chọn học nghề vì HĐTN, hướng nghiệp hầu như chưa được thầy/cô, nhà trường tổ chức cho các em.

Câu 4: Nếu tiếp tục học lên (đại học, cao đẳng, TCCN), em dự định chọn nghề nào?

………

………..

Câu 5: Vì sao em lựa chọn ngành/nghề đó?

A. Vì ngành/nghề đó có thu nhập cao, dễ có việc làm B. Vì em yêu thích

C. Vì em thấy phù hợp với năng lực và phẩm chất của bản thân D. Vì ba mẹ lựa chọn hoặc do bạn bè rủ rê

E. Vì lí do khác

Bảng 1.14. Lí do chọn ngành/nghề của HS

Lí do chọn ngành/nghề của HS

Tổng số phiếu điều

tra

Tổng số phiếu trả

lời

Tỉ lệ (%)

Vì ngành/nghề đó có thu nhập cao, dễ có

việc làm 230 32 13,9

Vì em yêu thích 230 55 23,9

Vì em thấy phù hợp với năng lực và phẩm chất của bản thân (sau khi được trải nghiệm các hoạt động mà giáo viên tổ chức)

230 61 26,5

Vì ba mẹ lựa chọn hoặc do bạn bè rủ rê 230 62 27

Vì lí do khác 230 20 8,7

Việc lựa chọn ngành, nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông chủ yếu là do ngẫu hứng, thích được tự do khi tiếp tục đi học. Việc lựa chọn không có lí do rõ ràng, không dựa vào năng lực của bản thân. Như vậy, công tác hướng nghiệp ở nhà trường có được thực hiện nhưng hiệu quả còn chưa cao.

Kết quả điều tra cho thấy, việc tổ chức các HĐTN trong dạy học là rất thiết thực để GV định hướng nghề nghiệp cho HS. Qua đó, HS sẽ khám phá được năng lực bản thân, lựa chọn những ngành nghề phù hợp và lập được kế hoạch học tập. Để có thể tổ

chức các HĐTN hiệu quả, giáo viên cần hiểu rõ qui trình tổ chức, cơ sở lí luận của HĐTN hướng nghiệp cũng như các thành tố năng lực cần phát triển cho HS. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng các HĐTN một cách phù hợp và vận dụng linh hoạt trong dạy học để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS. Đây là cơ sở để tôi xây dựng và tổ chức các HĐTN nhằm đánh giá tính cấp thiết của đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

HĐTN, hướng nghiệp là nội dung giáo dục mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ cá nhân học sinh với bản thân, với tự nhiên, với xã hội và với nghề nghiệp. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí nhằm phát triển năng lực định hướng cho học sinh, tôi đưa ra những kết luận sau:

- Việc tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí ở các trường phổ thông là cần thiết để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS nhằm giúp HS khám phá năng lực bản thân từ đó lựa chọn ngành nghề và có kế hoạch học tập phù hợp.

- Để thiết kế, xây dựng và tổ chức các HĐTN hiệu quả, giáo viên cần hiểu rõ qui trình, các phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải xây dựng được tiêu chí để đánh giá sự phát triển năng lực của HS.

Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn của chương này, trong chương 2, tôi xây dựng các HĐTN trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương “dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)