CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.2. Đánh giá định lượng
3.5.2.1. Đánh giá hoạt động 1: Chế tạo cặp nhiệt điện và tính hệ số nhiệt điện động.
* Đánh giá về kết quả hoạt động:
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá sản phẩm hoạt động 1
Tiêu chí Điểm
tối đa
Điểm chấm
Nh1 Nh2 Nh3 Nh4 Nh5 Nh6 1. Nêu được cấu tạo của cặp nhiệt
điện và viết được công thức tính suất điện động nhiệt điện.
4 4 3 4 4 4 3
2. Chế tạo được cặp nhiệt điện, mối
hàn chắc chắc liên kết tốt. 4 4 4 4 4 4 4
3. Lắp ráp đúng mạch điện để đo
hệ số nhiệt điện động. 4 4 4 3 4 4 4
4. Biết đọc, ghi số liệu và xác định
được hệ số nhiệt điện động 4 3 3 4 4 3 3
5. Trả lời được câu hỏi chất vấn
đầy đủ, rõ ràng 4 4 4 4 4 3 3
Tổng điểm 20 19 18 19 20 18 17
* Đánh giá về năng lực định hướng nghề nghiệp:
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá NL định hướng nghề nghiệp qua hoạt động 1
Tiêu chí Điểm
tối đa
Điểm chấm
Nh1 Nh2 Nh3 Nh4 Nh5 Nh6 HBRL1. Thể hiện được hứng thú
đối với hoạt động chế tạo cặp nhiệt điện.
4 3 4 4 4 3 3
HBRL3. Rèn luyện được những phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp định lựa chọn và với nhiều nghề khác nhau.
4 4 3 4 3 3 3
HBRL4. Biết cách giữ an toàn và
sức khoẻ nghề nghiệp. 4 4 4 3 4 4 4
Tổng điểm 12 11 11 11 11 10 10
3.5.2.2. Đánh giá hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề mạ điện.
* Về sản phẩm hoạt động:
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sản phẩm hoạt động 2
Tiêu chí Điểm
tối đa
Điểm chấm
Nh1 Nh2 Nh3 Nh4 Nh5 Nh6 1. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ 4 4 4 4 4 4 4 2. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ
được giao (chính xác, đầy đủ) 4 3 3 4 4 3 4
3. Bài báo cáo đúng thời hạn 4 4 4 4 4 4 4
4. Bài báo cáo rõ ràng, có các hình
ảnh sinh động, trực quan 4 3 3 3 4 3 4
Tổng điểm 16 14 14 15 16 14 16
* Về năng lực định hướng nghề nghiệp:
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá NL định hướng nghề nghiệp qua hoạt động 2
Tiêu chí Điểm
tối đa
Điểm chấm
Nh1 Nh2 Nh3 Nh4 Nh5 Nh6 HBNN1. Giải thích được các điều
kiện làm việc, công việc và vị trí việc làm của nghề mạ.
4 4 2 4 4 3 4
HBNN2. Phân tích được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề mạ điện.
4 2 2 2 2 2 2
HBNN4. Giới thiệu được các thông tin về trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.
4 3 3 4 4 3 4
HBNN5. Phân tích được vai trò của các công cụ của nghề mạ, cách sử dụng an toàn, những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khoẻ nghề nghiệp.
4 3 4 3 3 3 4
Tổng điểm 16 12 11 13 13 11 14
3.5.2.3. Đánh giá hoạt động 3: Mạ đồng cho cho một vật.
* Đánh giá về sản phẩm hoạt động:
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sản phẩm hoạt động 3
Tiêu chí Điểm
tối đa
Điểm chấm
Nh1 Nh2 Nh3 Nh4 Nh5 Nh6 1. Nêu được các dụng cụ, thiết bị cần
thiết để mạ điện cho một vật. 4 2 4 4 3 4 4
2. Vẽ và lắp ráp đúng mạch điện dùng
để mạ 4 4 4 4 4 4 4
3. Sử dụng các dụng cụ đo chính xác,
thành thạo 4 3 3 3 4 4 2
4. Vận dụng linh hoạt các công thức để tính khối lượng đồng giải phóng, bề dày cần mạ tương ứng với thời gian gian mạ
4 3 3 4 4 2 4
5. Sản phẩm mạ đẹp, bền, đúng yêu cầu 4 3 3 3 3 3 2 6. Trả lời được câu hỏi chất vấn đầy đủ,
rõ ràng 4 3 2 2 3 3 3
Tổng điểm 24 18 19 20 21 20 19
* Đánh giá về năng lực định hướng nghề nghiệp:
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá NL định hướng nghề nghiệp qua hoạt động 3
Tiêu chí Điểm
tối đa
Điểm chấm
Nh1 Nh2 Nh3 Nh4 Nh5 Nh6 HBRL1. Thể hiện được hứng thú
đối với nghề mạ 4 4 4 4 4 4 4
HBRL2. Xác định được những phẩm chất, năng lực của bản thân có phù hợp hay chưa phù hợp với nhóm nghề liên quan đến mạ điện.
4 4 3 3 3 4 2
HBRL3. Rèn luyện được những phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề mạ điện.
4 4 4 4 4 4 3
HBRL4. Biết cách giữ an toàn và
sức khoẻ nghề nghiệp. 4 4 4 4 4 4 4
Tổng điểm 16 16 15 15 15 16 13
3.5.2.4. Đánh giá hoạt động 4: Tìm hiểu về nghề hàn.
* Đánh giá sản phẩm hoạt động:
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá sản phẩm hoạt động 4
Tiêu chí Tổng
số HS
Số lƣợng HS đạt điểm
1 2 3 4
1. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ 37 0 0 0 37
2. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ
được giao (chính xác, đầy đủ) 37 3 4 11 19
3. Bài báo cáo đúng thời hạn 37 0 0 0 37
4. Bài báo cáo rõ ràng. 37 0 0 16 21
* Đánh giá về năng lực định hướng nghề nghiệp:
Chú thích:
HBNN1. Giải thích được các điều kiện làm việc, công việc và vị trí việc làm của nghề hàn (TC1)
HBNN2. Phân tích được đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề hàn (TC2)
HBNN3. Trình bày được nhu cầu của xã hội đối với nghề hàn và sự phát triển của nghề hàn trong xã hội (TC3).
HBNN4. Giới thiệu được các thông tin của các trường ĐH, CĐ, TCCN có đào tạo nghề hàn và điều kiện tuyển sinh (TC4).
HBNN5. Phân tích được được các biện pháp an toàn lao động, những nguy cơ tai nạn và cách đảm bảo sức khoẻ cho người lao động nghề hàn (TC5)
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá NL định hướng nghề nghiệp qua hoạt động 4
TT Họ và tên Tiêu chí Tổng
điểm TC1 TC2 TC3 TC4 TC5
1 Nguyễn Trần Tường Ân 4 4 3 4 4 19
2 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 4 3 4 4 2 17
3 Nguyễn Thiện Chí 3 2 3 3 2 13
4 Nguyễn Thị Minh Diễm 4 3 4 4 4 17
5 Nguyễn Thị Gái 3 2 3 2 2 12
6 Huỳnh Thị Kiên Giang 4 3 4 4 2 17
7 Nguyễn Anh Hào 4 3 4 3 4 18
8 Nguyễn Thị Thu Hậu 4 4 4 4 4 20
9 Nguyễn Sơn Hiết 4 3 4 4 4 19
10 Nguyễn Văn Hoà 2 2 2 3 3 12
11 Nguyễn Thị Thanh Huyền 4 3 4 4 4 19
12 Nguyễn Duy Khánh 4 2 4 2 3 15
13 Nguyễn Văn Lâm 3 2 3 3 3 14
14 Lê Ngọc Mai Linh 4 4 3 4 4 19
15 Võ Thị Hồng Lĩnh 4 4 2 3 4 17
16 Phạm Thị Út My 3 2 3 2 2 12
17 Võ Song Ngân 4 4 4 4 4 20
18 Võ Thị Mỹ Nhi 3 2 4 4 2 15
19 Nguyễn Lê Quỳnh Như 4 4 4 4 4 20
20 Nguyễn Thị Ni 4 3 4 2 2 15
21 Lương Thành An Ninh 4 4 4 4 4 20
22 Nguyễn Hoàng Phát 3 3 3 2 4 15
23 Nguyễn Đình Quý 4 3 4 4 4 19
24 Trần Thị Lệ Quyên 4 4 3 4 4 19
25 Nguyễn Thị Như Quỳnh 4 4 4 4 4 20
26 Phạm Thị Như Quỳnh 4 3 4 4 2 17
27 Nguyễn Hữu Tài 4 4 4 4 4 20
28 Đặng Trương Phương Thảo 4 3 4 2 2 15
29 Trần Nguyễn Ngọc Thuận 4 4 4 4 4 20
30 Huỳnh Thị Thu Thuỷ 4 4 4 4 4 20
31 Đặng Thuỳ Trang 4 3 4 4 2 17
32 Nguyễn Thị Mai Trinh 4 4 4 4 4 20
33 Võ Đức Trọng 4 4 4 3 4 19
34 Võ Huy Trường 4 3 4 4 3 18
35 Nguyễn Đại Tùng 4 4 4 3 4 19
36 Trần Nguyên Vũ 4 3 3 2 4 16
37 Nguyễn Thị Hà Vy 4 4 4 4 4 20
Nhận xét: Thông qua trải nghiệm 4 hoạt động đã tổ chức, các học sinh đều đã bộc lộ được các hành vi của các thành tố NL định hướng nghề nghiệp ở mức từ 2 đến mức 4. Để đánh giá sự phát triển thành tố NL “Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp”, chúng tôi tiến hành so sánh điểm số mà các nhóm đạt được qua hoạt động 1 và hoạt động 3, thể hiện cụ thể qua các biểu đồ hình 3.5a đến 3.5f.
Chú thích về các tiêu chí đánh giá:
- HBRL1. Thể hiện được hứng thú đối với hoạt động (TC1).
- HBRL3. Rèn luyện được những phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp định lựa chọn và nhiều nghề khác nhau (TC2).
- HBRL4. Biết cách giữ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (TC3).
Hình 3.5a. Biểu đồ sự phát triển năng lực của nhóm 1.
Hình 3.5b. Biểu đồ sự phát triển năng lực của nhóm 2
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
TC1 TC2 TC3
Mức độ chất lượng
Hoạt động 1 Hoạt động 3
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
TC1 TC2 TC3
Mức độ chất lượng
Hoạt động 1 Hoạt động 3
Hình 3.5c. Biểu đồ sự phát triển năng lực của nhóm 3
Hình 3.5d. Biểu đồ sự phát triển năng lực của nhóm 4
Hình 3.5e. Biểu đồ sự phát triển năng lực của nhóm 5
Hình 3.5f. Biểu đồ sự phát triển năng lực của nhóm 6 Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá sự phát triển thành tố NL
“Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp”
0 1 2 3 4 5
TC1 TC2 TC3
Mức độ chất lượng
Hoạt động 1 Hoạt động 3
0 1 2 3 4 5
TC1 TC2 TC3
Mức độ chất lượng Hoạt động 1
Hoạt động 3
0 1 2 3 4 5
TC1 TC2 TC3
Mức độ chất lượng Hoạt động 1
Hoạt động 3
0 1 2 3 4 5
TC1 TC2 TC3
Mức độ chất lương Hoạt động 1
Hoạt động 3
Như vậy, mỗi nhóm đều có sự phát triển về các tiêu chí năng lực “Hiểu biết và rèn luyện các phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp” nhất định. Trong đó, nhóm 1 và nhóm 6 phát triển được tiêu chí 1, nhóm 2 và nhóm 4 phát triển được tiêu chí 2, nhóm 3 phát triển được tiêu chí 3 và nhóm 5 phát triển được 2 tiêu chí 1 và 2.
Tuy nhiên, việc tổ chức các HĐTN trong thời gian ngắn và thời gian cho mỗi hoạt động rất hạn chế nên việc việc đánh giá này còn sơ bộ, chưa thật sự chính xác đồng thời cũng chưa đánh giá được sự phát triển của tất cả các tiêu chí của năng lực định hướng nghề nghiệp.
3.5.2.5. Đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp sau 4 HĐTN
Để đánh giá chung về năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh sau 4 hoạt động trải nghiệm, tôi tiến hành khảo sát ý kiến HS thông qua Phụ lục 4. Bảng tiêu chí đánh giá và kết quả được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.9. Các tiêu chí đánh giá NL định hướng nghề nghiệp thông qua phiếu khảo sát.
Tiêu chí Điểm
tối đa HBRL2. Xác định được những phẩm chất, năng lực của bản thân có phù
hợp hay chưa phù hợp với nhóm nghề (TC1) 4
HBNN3. Trình bày được nhu cầu xã hội đối với các nghề và sự phát triển
của các nghề đó trong xã hội (TC2) 4
HBNN4. Giới thiệu được các thông tin về trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.(TC3)
4
QĐKH1. Tổng hợp và phân tích được các thông tin chủ quan, khách quan
liên quan đến nghề định lựa chọn.(TC4) 4
QĐKH2. Ra được quyết định lựa chọn nghề, trường đào tạo nghề, hướng
học tập nghề nghiệp.(TC5) 4
QĐKH3. Lập được kế hoạch học tập và phát triển nghề nghiệp.(TC6) 4
Hình 3.6. Phiếu khảo sát sau khi HĐTN của em Trần Nguyên Vũ.
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá NL định hướng nghề nghiệp sau khi HĐTN
TT Họ và tên
Tiêu chí Tổng
điểm TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6
1 Nguyễn Trần Tường Ân 3 4 4 4 4 4 23
2 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 3 4 4 4 4 4 23
3 Nguyễn Thiện Chí 2 2 3 2 3 3 15
4 Nguyễn Thị Minh Diễm 4 4 4 4 4 4 24
5 Nguyễn Thị Gái 2 2 3 3 3 3 17
6 Huỳnh Thị Kiên Giang 3 3 4 4 3 3 20
7 Nguyễn Anh Hào 4 2 4 4 3 4 21
8 Nguyễn Thị Thu Hậu 4 3 3 4 4 4 22
9 Nguyễn Sơn Hiết 3 3 4 4 4 4 22
10 Nguyễn Văn Hoà 2 2 3 2 3 3 15
11 Nguyễn Thị Thanh Huyền 3 4 4 4 4 4 23
12 Nguyễn Duy Khánh 4 4 4 4 4 3 23
13 Nguyễn Văn Lâm 3 2 4 3 3 3 18
14 Lê Ngọc Mai Linh 4 3 4 3 3 4 21
15 Võ Thị Hồng Lĩnh 4 4 4 4 4 4 24
16 Phạm Thị Út My 4 4 4 4 4 4 24
17 Võ Song Ngân 4 4 4 4 4 4 24
18 Võ Thị Mỹ Nhi 3 3 4 4 3 4 21
19 Nguyễn Lê Quỳnh Như 4 3 4 4 4 4 23
20 Nguyễn Thị Ni 4 3 4 4 3 4 22
21 Lương Thành An Ninh 4 3 4 4 4 4 23
22 Nguyễn Hoàng Phát 3 4 4 4 4 3 22
23 Nguyễn Đình Quý 4 2 4 4 4 4 22
24 Trần Thị Lệ Quyên 4 4 4 4 4 4 24
25 Nguyễn Thị Như Quỳnh 3 2 3 3 4 3 18
26 Phạm Thị Như Quỳnh 3 3 4 4 3 3 20
27 Nguyễn Hữu Tài 3 4 3 3 3 3 19
28 Đặng Trương Phương Thảo 4 3 4 4 4 4 23
29 Trần Nguyễn Ngọc Thuận 4 3 4 4 4 4 23
30 Huỳnh Thị Thu Thuỷ 4 3 4 4 4 3 22
31 Đặng Thuỳ Trang 4 3 4 4 3 3 21
32 Nguyễn Thị Mai Trinh 4 4 4 4 4 4 24
33 Võ Đức Trọng 2 2 3 3 2 3 15
34 Võ Huy Trường 4 4 4 4 4 4 24
35 Nguyễn Đại Tùng 3 2 3 3 2 3 16
36 Trần Nguyên Vũ 4 4 4 4 4 4 24
37 Nguyễn Thị Hà Vy 4 4 4 4 4 4 24
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.10 thấy rằng, các hành vi năng lực thuộc thành tố Hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp và thành tố Kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của đa số học sinh thể hiện ở mức độ 3, 4. Điều đó chứng tỏ rằng, thông qua 4 hoạt động được trải nghiệm mang tính tìm hiểu, khám phá và rèn luyện hướng đến một số ngành nghề mà các em xác định được khả năng của bản thân, từ đó có sự định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai một cách có sở sở và đề ra được kế hoạch để thực hiện mục tiêu ấy.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm với 37 học sinh của lớp 11A8 trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Trên cơ sở các HĐTN đã được thiết kế ở chương 2, chúng tôi đã tổ chức được cho HS 4 HĐTN trong quá trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”_Vật lí 11 và nhận thấy rằng các hoạt động được tổ chức là phù hợp với trình độ của học sinh, điều kiện của nhà trường và của địa phương.
- Tất cả HS cũng như các nhóm đều thể hiện được hứng thú với các hoạt động và hoàn thành được các nhiệm vụ được giao khi tổ chức HĐTN.
- Qua đánh giá định lượng, chúng tôi nhận thấy rằng các nhóm HS cũng như các cá nhân học sinh đã bộc lộ và phát triển được NL định hướng nghề nghiệp. Kết quả khảo sát sau khi tổ chức HĐTN cho thấy hầu hết các em đã lựa chọn được ngành nghề trong tương lai phù hợp với năng lực bản thân để từ đó có kế hoạch học tập và rèn luyện nhằm đạt được kế hoạch của mình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn cơ bản đã đạt được một số kết quả như sau:
- Trình bày được cơ sở lí luận của của HĐTN, HĐTN trong dạy học Vật lí; lí luận về năng lựcđịnh hướng nghề nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua tổ chức HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
- Dựa vào các thành tố năng lực định hướng nghề nghiệp, luận văn đã xây dựng được các tiêu chí để đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Điều tra được thực trạng hướng nghiệp, tổ chức HĐTN ở một số trường trên địa bàn huyện Mộ Đức và Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi.
- Dựa vào đặc điểm, cấu trúc của chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 và các lí luận về HĐTN, tôi đã xây dựng được 8 HĐTN nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS khi học chương này là: Tìm hiểu về nghề mạ điện; Tìm hiểu về nghề hàn; Chế tạo cặp nhiệt điện và tính hệ số nhiệt điện động; Mạ đồng cho một vật; Tìm hiểu về bugi xe máy; Trải nghiệm về hàn hồ quang điện; Tìm hiểu về các linh kiện điện tử cơ bản và ứng dụng (điôt và tranzito); Chế tạo mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ thực hiện được 4 HĐTN là: Chế tạo cặp nhiệt điện và tính hệ số nhiệt điện động, Tìm hiểu về nghề mạ điện, Mạ đồng cho cho một vật; Tìm hiểu về nghề hàn. Qua thực nghiệm sư phạm với 37 HS lớp 11A8 trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tôi nhận thấy rằng: Các tiến trình thiết kế hoạt động là phù hợp với HS, điều kiện của nhà trường, các hoạt động đã làm bộc lộ và phát triển được năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Khảo sát sau khi tổ chức các HĐTN cho thấy, đa số HS đã xác định được năng lực bản thân, biết chọn ngành nghề phù hợp, có kế hoạch học tập và rèn luyện cho tương lai.
- Các HĐTN được thiết kế là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho giáo viên dạy Vật lí khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11.
- Tuy nhiên, luận văn này vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Đề tài này chỉ tiến hành thực nghiệm đối với một lớp nên kết luận của luận văn chưa mang tính khái quát.
+ HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp chỉ thực hiện trong một thời gia ngắn nên chưa thể phát triển được hết các thành tố năng lực định hướng nghề nghiệp của HS.
+ Một số HĐTN đã được thiết kế nhưng chưa thể thực hiện nên HS cũng chưa có điều kiện tham quan các cơ sở làm nghề liên quan.
+ Thời gian, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc tổ chức HĐTN còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, HĐTN chưa được nhà trường quan tâm, tổ chức.
* Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu khi tổ chức các HĐTN nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”- Vật lí 11, tôi kiến nghị:
- Cần mở rộng tổ chức các HĐTN cho tất cả các lớp 11 trong năm học tới đồng thời tiến hành tổ chức tất cả các HĐTN đã thiết kế.
- Cơ sở lí luận của đề tài là tài liệu hữu ích cho giáo viên dạy Vật lí có thể tham khảo để xây dựng các HĐTN khi dạy học các khối lớp khác nhau, các chương khác của chương trình Vật lí THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN (2014), Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
[2] Ban chấp hành Trung ương (2013), Về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết29-NQ/TW, Hà Nội.
[3] Lương Duyên Bình, Vũ Quang (2019), Vật lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.
[5] Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Hoạt động trải nghiệm.
[6] Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2009), Bài giảng Lý luận dạy học hiện đại, ĐHSP Hà Nội và ĐH Potsdam.
[7] Phùng Việt Hải, Phan Tiến Dậu (2017), Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học STEM chủ đề “Những cây cầu trên sông Hàn”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, NXB Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, (ISBN: 978-604-958- 104-5)
[7b]. Phùng Việt Hải và cộng sự (2018), Tổ chức hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức dòng điện xoay chiều, vật lí 12 cho học sinh, Tạp chí khoa học, số 29B(03), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
[8] Tưởng Duy Hải (2018), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông, bài giảng, ĐHSP Hà Nội.
[9] Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, NXB giáo dục Việt Nam.
[10] Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh THCS và THPT (Sách tham khảo), NXB ĐHSP TPHCM.