Phân tích diễn biến và đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương “dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 (Trang 89 - 98)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.5.1. Phân tích diễn biến và đánh giá định tính

Trong chương 2, tôi đã xây dựng 8 HĐTN, hướng nghiệp tuy nhiên vì thời gian hạn chế nên tôi đã thực hiện được 4 HĐTN cho học sinh:

Hoạt động 1: Chế tạo cặp nhiệt điện và tính hệ số nhiệt điện động.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề mạ điện.

Hoạt động 3: Mạ đồng cho cho một vật.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về nghề hàn.

Sau đây, tôi phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm để từ đó đánh giá được năng lực định hướng nghề nghiệp và sự phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Hoạt động 1: Chế tạo cặp nhiệt điện và tính hệ số nhiệt điện động.

* Về sản phẩm hoạt động: Học sinh hoạt động theo nhóm, các nhóm đều chuẩn có sự chuẩn bị tốt, làm được cặp nhiệt điện, biết lắp mạch điện và sử dụng được các dụng cụ đo để xác định hệ số nhiệt điện động do nhóm mình chế tạo.

* Về năng lực định hướng nghề nghiệp: Qua hoạt động các em đã bộc lộ một số biểu hiện của năng lực hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp như: hứng thú với sản phẩm do mình chế tạo (học sinh các nhóm chăm chú, cẩn thận với sản phẩm của nhóm, vẻ mặt rạng rỡ khi sản phẩm của nhóm hoạt động,..), rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo (biết điều chỉnh đúng chức năng, thang đo phù hợp, đọc giá trị của đồng hồ đo điện đa năng hiện số; biết đọc số đo và sai số của nhiệt kế,...), và biết cách giữ an toàn trong quá trình hoạt động (cẩn thận với nước nóng, sử dụng nhiệt kế cẩn thận để tránh bị vỡ). Kết quả đo được vẫn còn sai số lớn nhưng phù hợp với lí thuyết.

Hình 3.1a. Nhóm 6 đang mắc Hình 3.1b. Bạn Mai Linh và Hữu Tài mạch điện. cùng nhóm 6 tiến hành và đọc kết quả.

Hình 3.1c. Bạn Mai Linh nhóm 6 Hình 3.1d. Kết quả của nhóm 6.

đang ghi số liệu.

Hình 3.1e. Bài báo cáo của nhóm 6.

Hình 3.1. Một số hình ảnh hoạt động chế tạo và đo hệ số nhiệt điện động của nhóm 6.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghề mạ điện.

* Về sản phẩm hoạt động: HS hoạt động nhóm và báo cáo bằng power point.

Các nhóm hoàn thành bài báo cáo đúng thời hạn, có hình ảnh trực quan, sinh động.

* Về năng lực định hướng nghề nghiệp: Qua hoạt động các em bộc lộ được năng lực hiểu biết về nghề nghiệp đó là: nêu được công việc và vị trí làm việc của nghề mạ điện, trình bày được nhu cầu xã hội với nghề và xu hướng phát triển của nghề (làm việc tại các xưởng cơ khí, chế tạo máy, xưởng sản xuất đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ,...), giới thiệu được một số trường, cơ sở đào tạo nghề mạ điện (Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐH Bách Khoa-ĐH Đà Nẵng, ĐH Tôn Đức Thắng_thành phố Hồ Chí Minh,...)

Hình 3.2a. Bạn Thu Hậu nhóm 2 đang trình bày về kĩ thuật mạ điện.

Hình 3.2b. Bạn Hà Vy nhóm 5 đang giới thiệu về các trường ĐH, CĐ có đào tạo nghề mạ điện.

Hình 3.2c. Bạn Mỹ Nhi nhóm 3 đang giải thích điều kiện làm việc, cơ hội làm việc và nhu cầu xã hội đối với nghề mạ điện.

Hình 3.2. Một số hình ảnh các nhóm báo cáo tìm hiểu về nghề mạ điện.

Hoạt động 3: Mạ đồng cho một vật.

* Về sản phẩm hoạt động: Các nhóm vẽ và mắc được sơ đồ mạch điện, đo được các giá trị cần thiết, tính toán được bề dày của lớp mạ, đánh giá được sản phẩm sau khi mạ, sử dụng được các dụng cụ đo, trả lời được một số câu hỏi chất vấn.

* Về năng lực định hướng nghề nghiệp: Qua hoạt động mạ đồng cho một vật các em đã bộc lộ được một số năng lực hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp như: thể hiện được hứng thú với nghề mạ điện (chăm chú theo dõi, kiên nhẫn chờ đợi, thao tác cẩn thận, vẻ mặt rạng rỡ khi sản phẩm của nhóm hoàn thành,…) rèn luyện được phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề mạ điện (biết cách mắc mạch điện; chọn kim loại mạ và dung dịch mạ phù hợp; đánh giá được chất lượng sản phẩm để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục; kết quả đo được và lí thuyết tuy có sự sai lệch lớn nhưng có một số học sinh có thể giải thích được nguyên nhân,…), biết giữ an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ khi mạ (cẩn thận với nguồn điện, tránh tiếp xúc với hoá chất trong quá trình hoạt động,…).

Hình 3.3a. Nhóm 4 cân vật trước Hình 3.3b. Nhóm 4 đang mắc mạch điện.

khi mạ.

Hình 3.3c. Nhóm 4 sấy sản phẩm mạ. Hình 3.3c. Nhóm 4 cân vật đã mạ.

Hình 3.3e. Các nhóm đang tiến hành mạ điện.

Hình 3.3. Một số hình ảnh về hoạt động mạ đồng cho một vật của lớp 11A8.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về nghề hàn.

* Về sản phẩm hoạt động: Tất cả HS đều có bài báo cáo đúng thời hạn, hoàn thành được tất cả các nhiệm vụ được giao, bài báo cáo rõ ràng.

* Về năng lực định hướng nghề nghiệp: Qua bài tìm hiểu để hoàn thành bài báo cáo, HS đã bộc lộ được năng lực hiểu biết về nghề nghiệp như: Giải thích được điều kiện làm việc của nghề hàn và biện pháp an toàn (làm cửa sắt, bàn ghế, làm trong các nhà máy cơ khí, che chắn khi hàn, có mặt nạ bảo vệ, mặc đồ bảo hộ lao động,…), yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề (có trách nhiệm, cẩn thận, có khả năng đọc bản vẽ kĩ thuật, có sức khoẻ tốt,…), trình bày được nhu cầu xã hội và xu hướng phát triển của nghề (các nhà máy, công ti trong và ngoài nước đang cần công nhân, kĩ sư đảm bảo các công việc liên quan đến nghề hàn, có thể xuất khẩu lao động, thu nhập ổn định,…); giới thiệu được một số trường ĐH, CĐ có đào tạo nghề hàn và điều kiện tuyển sinh của trường (Trường CĐ nghề số 1 Bộ quốc phòng_Thái Nguyên, trường CĐ Cơ điện và Thuỷ lợi_Hưng Yên,…..)

Hình 3.4. Bài báo cáo tìm hiểu nghề hàn của em Lương Thành An Ninh.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương “dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)