Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường ptdtnt quảng nam theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ÐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PTDTNT THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ÐỘNG TRẢI NGHIỆM

1.2. Các khái niệm chính

1.2.5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm là các hoạt động trong đó bao gồm cả hoạt động GDNGLL thoe khung chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành kết hợp với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, được tiến hành ngoài giờ lên lớp theo chương trình, kế hoạch nhà trường đã đề ra nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện.

1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cần chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bao gồm kế hoạch của trường, tổ nhóm chuyên môn, tổ chủ nhiệm, GVCN, của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản, Đội thiếu niên tiền phong,…

Để kế hoạch đạt kết quả tốt, có khả năng thực hiện khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo các yêu cầu:

Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Lịch hoạt động cụ thể cho toàn trường, cho từng khối lớp theo từng tháng.

Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường, trong sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà trường như kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất.

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, nó chi phối toàn bộ quá trình, giúp cho công tác của CBQL và người thực hiện có định hướng, có mục tiêu cụ thể.

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm phải xuất phát từ điều kiện thực tế của môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường và thực tiễn của địa phương. Phải đảm bảo mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, nội dung của chương trình đảm bảo yêu cầu, tính thống nhất và liên thông giữa các khối lớp.

Nội dung, hình thức tổ chức cần đa dạng, thiết thực có sức thu hút, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của học sinh.

1.2.5.2. Công tác tổ chức thực hiện

Để thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm thì sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động, người quản lý cần phải tổ chức triển khai thực hiện những vấn đề đã được nêu ra trong kế hoạch, cụ thể:

Thành lập và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là giúp hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm trong nhà trường. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý các hoạt động giáo dục, trước tiên các nhà trường cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo.

Tiếp theo tổ chức các LLGD bên trong nhà trường: Các LLGD bên trong nhà trường luôn giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường.Vì vậy, hiệu trưởng cần quan tâm tổ chức, động viên lực lượng này tích cực tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Bao gồm: GVCN lớp, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách hoạt động GDNGLL - HN, tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong,...

Bên cạnh đó là sự phối kết hợp với các LLGD ngoài nhà trường: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm với đặc thù rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức nên đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc tổ chức.

Do đó nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài xã hội để có đủ các nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạt chất lượng.

Mặt khác, để thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm thì việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên và học sinh về các kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm phải được quan tâm thực hiện ngay từ đầu năm học.

1.2.5.3. Công tác triển khai, thực hiện kế hoạch

Thứ nhất, hoạt động của ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL theo hướng trải nghiệm bao gồn: họp giao ban hàng tháng, hàng tuần để xây dựng chủ đề, kế hoạch hoạt động trong tháng tới, tuần tới và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân.

Tiếp theo, hoạt động tổ chủ nhiệm: GVCN giữ vai trò chính trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh lớp chủ nhiệm nên hoạt động của tổ chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở nhà trường.

Ngoài ra, hoạt động của các tổ bộ môn trong việc tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm bao gồm: nội dung và hình thức

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn bộ LLGD trong nhà trường, đặc biệt là sự tham gia của các tổ bộ môn có vai trò quyết định trong việc thực hiện nội dung, đảm bảo tính đa dạng của hình thức hoạt động. Vì vậy hiệu trưởng cần tăng cường chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớptheo hướng trải nghiệm phù hợp với đặc thù của mỗi bộ môn.

Hoạt động của các bộ phận liên quan khác trong nhà trường như: Bảo vệ, thư viện, thiết bị, đồ dùng học tập,…

Hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản và Đội thiếu niên tiền phong:

Tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh, do đó người hiệu trưởng chỉ đạo Bí thư chi đoàn giáo viên, Tổng phụ trách Đoàn - Đội, Phụ trách văn nghệ - TDTT để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho phù hợp đối tượng học sinh.

Hiệu trưởng tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm góp phần tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường hiệu quả.

1.2.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thể hiện thông qua: việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các bộ phận, của các lớp,...

Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thông qua các hoạt động của học sinh. Hình thức kiểm tra có thể: quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh, kiểm tra hồ sơ, sổ sách, sản phẩm hoạt động của học sinh, bài dự thi, báo tường, tranh vẽ… Trao đổi, trò chuyện cùng học sinh, giáo viên… Thông qua phần tự đánh giá của học sinh và báo cáo của GVCN, cán bộ lớp…

Sau khi kiểm tra, đánh giá cần rút kinh nghiệm về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức, các điều kiện để đáp ứng hoạt động, từ đó có những cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm:

Qua kiểm tra, đánh giá chủ thể quản lý có thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý, tạo nên sự liên thông cần thiết giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh với các CBQL cũng như tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng.

Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí,

chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Trong kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng TN chủ yếu là động viên, khuyến khích học sinh và kết quả là đã đạt được năng lực chưa chứ không chấm điểm. Quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướngcần quán triệt đặc điểm kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường ptdtnt quảng nam theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)