CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ÐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PTDTNT QUẢNG NAM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ÐỘNGTRẢI NGHIỆM
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường PTDTNT Quảng
2.3.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh
Để khảo sát thực trạng hoạt động và QL hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn các đối tượng là CBQL, cán bộ Đoàn TN, GVCN, GVBM và học sinh trường PTDTNT Quảng Nam.
Phương phápkhảo sát BGH CB Đoàn GVCN GVBM Học sinh
Phiếu hỏi 03 12 15 30 300
Phỏng vấn 03 10 15 05 60
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, CB Đoàn, GVCN, HS về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Mức độ nhận thức
Điểm TB
Thứ RQT bậc
(3đ) QT 2đ)
KQT (1đ) 1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp hình thành và phát triển nhân cách HS
231 129 2.66 1
2
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm hỗ trợ hoạt động dạy- học, tạo nên sự phát triển toàn diện đối với HS
136 224 2.38 6
3
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp HS củng cố kết quả hoạt động học tập sau giờ học trên lớp
129 231 2.36 7
4
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử của HS
230 130 2.64 2
5
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục HS
151 209 2.42 5
6 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát triển quan hệ Giao tiếp giữa các học sinh trong trường, với cộng đồng xã hội, góp phần GD tinh thần hợp tác, đoàn kết giữa các dân tộc
172 188 2.48 3
* Chú thích:
- RQT: Rất quan trọng - QT: Quan trọng
- KQT: Không quan trọng
Bảng 2.1 cho thấy 2/3 CBQL, CB Đoàn và GVCN, HS đánh giá cao vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp hình thành và phát triển nhân cách HS có điểm trung bình cao nhất đạt 2,66 (xếp thứ 01), trong khi đó vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử của HS xếp thứ 2 (Điểm trung bình 2.64), vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là dịp để HS củng cố kết quả hoạt động học tập sau giờ học trên lớp lại xếp thứ bậc 7 (Điểm trung bình 2.36). Từ đó, chúng ta thấy rằng đội ngũ CBQL, GVCN, HS đã nhận thức được vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tuy nhiên nhận thức này chưa thực sự đầy đủ và còn nhiều điểm khác nhau ở các mức độ. Bên cạnh đó CBQL, CB Đoàn, GVCN, HS cũng đánh giá cao việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Stt Các hoạt động
Tổng số (150hs)
Lớp 12 (50hs)
Lớp 11 (50hs)
Lớp 10 (50hs)
SL % SL % SL % SL %
1 HĐ xã hội 8 5,33 1 2 2 4 5 10
2 HĐ TDTT 12 8 1 2 3 6 8 16
3 HĐ ngoại khóa 45 30 9 18 15 30 21 42
4 HĐ giáo dục 15 10 5 10 6 12 4 8
5 HĐ vui chơi giải trí 30 20 9 18 10 20 11 22 6 Tất cả các HĐ trên 40 26,67 23 46 10 20 7 14
2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Trường PTDTNT Quảng Nam
2.3.2.1. Thực hiện giáo dục tích hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Qua phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh nhà trường, chúng tôi thu được kết quả sau:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện đảm bảo các chủ đề hàng tháng theo qui định của Bộ GD&ĐT, với thời lượng 02 tiết/tháng/chủ đề.
- Thời gian thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: bố trí vào thời khóa biểu dạy học 2 buổi/ngày, bố trí theo tháng.
- Qui mô tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: tổ chức theo khối lớp.
2.3.2.2. Thực hiện giáo dục tích hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Tích hợp nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sang môn GDCD (do GV GDCD thực hiện) như sau: Lớp 10, chủ đề về đạo đức; lớp 11, các chủ đề về kinh tế và chính trị - xã hội; lớp 12, ở các chủ đề về pháp luật.
- Thực hiện việc tích hợp nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các môn học. Thực hiện tích hợp giáo dục pháp luật và một số nội dung GDHN vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Đưa nội dung giáo dục Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào thực hiện ở hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lớp 10. Chủ đề tháng 6, 7, 8: “Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” được tích hợp vào hoạt động hè hàng năm (HS hoạt động ở địa phương).
Thực trạng giờ sinh hoạt lớp
Hình thức tổ chức: Các hình thức sinh hoạt lớp không còn đơn điệu, nặng về kiểm điểm công tác và phổ biến kế hoạch mà thay vào đó giáo viên và nhà trường đã có những kế hoạch đổi mới, sáng tạo nhiều chủ đề mới tạo hứng thú cho học sinh; học sinh được trải nghiệm nhiều hơn. Giáo viên đã thiết kế giáo án (kịch bản) phù hợp với khả năng học sinh, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Một số lớp, giờ sinh hoạt được lồng ghép phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu học tập gương điển hình, phương pháp đóng vai tiểu phẩm, phương pháp diễn đàn, phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi, thi văn nghệ thể hiện chủ đề, sử dụng
kỹ thuật hỏi và trả lời (đố nhanh), ....đạt hiệu quả cao.
Hiệu quả của giờ sinh hoạt: Hầu hết, giáo viên đã có đầy đủ giáo án, phiếu dự giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hiểu về quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các hình thức, phương pháp của hoạt động không những đổi mới, phong phú mà còn được ứng dụng CNTT. Giáo viên đánh giá, xếp loại HĐGDNGL của HS sau mỗi chủ đề. Sau các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, GV phụ trách nhận xét tình hình tham gia HĐ của HS và ký vào sổ đầu bài dạy học 2 buổi/ngày. Khi được hỏi một số học sinh cho rằng tiết sinh hoạt lớp rất cần thiết để uốn nắn các bạn học sinh cá biệt và củng cố nề nếp của lớp, một số rất hứng thú với các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp của GV trong trường và còn mong có nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nữa.
Thực trạng giờ chào cờ, sinh hoạt tập thể đầu tuần
Tổ giáo vụ - Quản lý học sinh trực tiếp chủ trì phối hợp tổ chức tiết chào cờ, thực hiện theo trình tự các nội dung một cách đầy đủ, chu đáo từ ổn định tổ chức (kiểm tra cờ; tượng Bác Hồ; phông màn;.. kiểm tra việc sắp xếp; vệ sinh bàn ghế hội trường, tác phong; sĩ số các lớp,…) các công việc trong tiết chào cờ đều được phân công một cách rõ ràng và đem lại hiệu quả cao. Tổ chức các hoạt động trong các tiết chào cờ có sự khác nhau về nội dung giữa các tuần: Tuần I - Tổng kết thi đua tháng giữa các lớp và cá nhân HS; lãnh đạo nhà trường nói chuyện với HS (hoặc thông tin thời sự);Tuần II, III, IV - Các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa của HS. Trong các buổi chào cờ còn“tổ chức phát động thi đua, các cuộc thi, các ngoại khóa nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh (30’-35’)”. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm dành cho HS như: Phát động và sơ kết thi đua (theo 4 chặng); Tháng “An toàn giao thông”, “Nếp sống quân sự hóa”...; các cuộc thi: “Tìm hiểu kiến thức ATGT”, “Sân chơi nghệ thuật”, “Diễn đàn xã hội”, “Hành trình khám phá”,…; các ngoại khóa chuyên đề: giới thiệu sách, thông tin thời sự, phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh,…
Tiết chào cờ giữa các tuần trong các tháng diễn ra một cách sáng tạo, tươi mới so với các trường THPT khác. Qua tiết chào cờ HS trong toàn trường được tham gia trải nghiệm nhiều hơn; HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động hơn.
Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường tổ chức tương đối đầy đủ, phù hợp với khả năng, lứa tuổi và đối tượng HS; phát huy tính chủ động, sáng tạo và tham gia tích cực của HS, tạo điều kiện để nhiều HS được tham gia hoạt động trải nghiệm. Đảm bảo tính thực tiễn, đa dạng hoá các hình thức tổ chức, hoạt động dựa trên cách tiếp cận kỹ năng sống, giá trị sống. Bám sát mục tiêu giáo dục
THPT, mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ của nhà trường; đặc biệt rèn luyện cho HS tác phong làm việc theo nhóm và những kỹ năng của người lao động thời kỳ CNH, HĐH đất nước, góp phần rèn luyện, đào tạo nguồn cán bộ là học sinh DTTS cho tỉnh.
Tận dụng các điều kiện về CSVC trang thiết bị sẵn có để tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thực hiện đánh giá từng HS sau mỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; lập, lưu trữ đầy đủ hồ sơ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo viên đã đổi mới về hình thức, phương pháp, phương tiện kỹ thuật tổ chức sáng tạo và đặc biệt rất phù hợp với khả năng HS thu hút đông đảo học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.3.3. Thực trạng về hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở Trường PTDTNT Quảng Nam theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trong các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được chia thành 2 nhóm:
- Trong nhà trường:
+ Tổ chức dạy nghề phổ thông + Hội thi, cuộc thi
+ Tuần sinh hoạt công dân
+ Giáo dục hướng nghiệp (9 tiết/lớp) + Sân chơi nghệ thuật
+ Lễ hội ăn mừng lúa mới + Hành trình khám phá + Diễn đàn xã hội - Ngoài nhà trường:
+ Các hoạt động xã hội - từ thiện + Hoạt động Công trình thanh niên + Các hoạt động lao động công ích,…
Tóm lại, việc tổ chức các hình thức, phương pháp cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường diễn ra thường xuyên theo đúng kế hoạch, theo sát nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm, hướng HS tới hoạt động học mới mẻ, thu hút được đông đảo GV và HS tham gia tích cực.