CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ÐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PTDTNT QUẢNG NAM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ÐỘNGTRẢI NGHIỆM
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường PTDTNT Quảng Nam theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động
Bảng 2.3. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng QL việc xây dựng kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
STT Xây dựng kế hoạch
Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch chung theo chủ đề năm học
và theo từng học kỳ và năm học 14 35,8 25 64,2 0 0 2 Xây dựng kế hoạch cho GV và các lực lượng
tham gia 34 87 5 13 0 0
3 Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, CSVC
phục vụ cho hoạt động GDNGLL 6 15,4 23 59 10 25,6 4 Xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 10 25,6 19 48,7 10 25,6
5
Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho lực lượng tham gia
8 20,5 19 48,7 12 30,7
6 Xây dựng kế hoạch KT- ĐG, khen thưởng đối
với các tập thể và cá nhân tham gia 12 30,7 19 48,7 8 20,5 Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy có tới 87% số người được hỏi cho rằng nhà trường đã QL tốt việc xây dựng kế hoạch cho GV và các lực lượng tham gia. Bên cạnh đó, việc quản lý xây dựng kế hoạch chung theo chủ để năm học và theo từng học kỳ cũng được nhận định ở mức khá, chỉ có 36%; có 25,6% thống kê cho rằng nhà trường đã QL tốt việc phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, 30,7% cho rằng đã QL tốt việc xây dựng kế hoạch KT-ĐG và khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân,...
Các nội dung QL còn lại như QL việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, QL xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho lực lượng tham gia đều được đánh giá chủ yếu ở mức độ Khá và Trung bình.
Tóm lại, công tác quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT Quảng Nam đã được BGH quan tâm và xây dựng tương đối cụ thể theo từng mảng công việc. Tuy nhiên cách nhìn nhận đánh giá về mức độ QL ở từng mảng còn nhiều điểm khác nhau.
2.4.2. Thực trạng quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường PTDTNT Quảng Nam theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm
Theo kết quả của bảng 2.4 ý kiến về quản lý giáo viên với việc tổ chức HĐGD NGLL cho thấy: GVCN có giáo án HĐGD NGLL có 31.3% CBQL và 26% giáo viên cho rằng còn rất yếu, kém; Tổ chức tiết HĐGD NGLL mẫu để giáo viên trao đổi kinh nghiệm có 31.3% CBQL và 16% giáo viên cho rằng còn rất yếu, kém; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức cho giáo viên và học sinh có 6.2% CBQL và 18.8% giáo viên cho rằng còn rất yếu, kém; GVCN, lớp sử dụng phương tiện hỗ trợ trong tiết sinh hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có 12.5% CBQL và 16.6% giáo viên cho rằng còn rất yếu, kém; Dạy tích hợp các nội dung giáo dục quyền trẻ em và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có 15.6% CBQL và 11% giáo viên cho rằng còn rất yếu, kém.
Bảng 2.4. Ý kiến về quản lý giáo viên trong việc tổ chức HĐGD NGLL
STT NỘI DUNG Đối tượng
SL và tỷ lệ
Mức độ
X Độ lệch chuẩn Tốt Khá TB Yếu Kém
1 GVCN có giáo án HĐGD NGLL
CBQL
SL 1 1 1 0 0
3.25 1.078
% 33.3 33.3 33.3 0 0 GV
SL 5 11 10 9 1
3.36 1.074
% 16.6 30.4 27.1 24.3 1.7 HS
SL 133 101 33 28 5
3.29 1.083
% 44.3 33.7 11.0 9.3 1.7
2
Tổ chức tiết
HĐGD NGLL mẫu để GV trao đổi kinh nghiệm
CBQL
SL 2 1 0 0 0
3.22 1.237
% 66.6 33.3 0 0 0 GV
SL 7 9 15 3 22
3.39 1.093
% 18.2 25.4 40.3 9.4 6.6
HS SL 151 95 44 8 2 3.34 1.087
STT NỘI DUNG Đối tượng
SL và tỷ lệ
Mức độ
X Độ lệch chuẩn Tốt Khá TB Yếu Kém
% 50.3 31.7 14.7 2.7 0.7
3
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức cho GV và học sinh
CBQL
SL 1 1 1 0 0
3.44 0.801
% 33.3 33.3 33.3 0 0 GV
SL 6 9 14 5 2
3.35 1.078
% 16.6 26.0 38.7 13.3 5.5 HS
SL 145 102 35 10 8
3.34 1.042
% 48.3 34.0 11.7 3.3 2.7
4
GVCN, lớp sử dụng phương tiện hỗ trợ trong tiết sinh hoạt HĐGD NGLL
CBQL
SL 2 1 0 0 0
3.56 0.914
% 66.6 33.3 0 0 0 GV
SL 5 12 13 5 1
3.41 0.977
% 13.3 34.3 35.9 13.8 2.8 HS
SL 156 79 44 11 10
3.44 0.985
% 52.0 26.3 14.7 3.7 3.3
5
Dạy tích hợp các nội dung giáo dục quyền trẻ em và giáo sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình HĐGD NGLL
CBQL
SL 2 1 0 0 0
3.63 0.942
% 66.6 33.3 0 0 0 GV
SL 6 12 10 6 2
3.44 0.896
% 16.6 33.3 27.8 16.6 5.7 HS
SL 168 56 58 10 8
3.52 0.952
% 56.0 18.7 19.3 3.3 2.7
Qua kết quả trên cho thấy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay trong nhà trường đã có sự quan tâm, chú ý. Song, để hoạt động GDNGLL theo hướng trỉa nghiệm được tốt hơn, cần phải bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tổ chức cho Cán bộ giáo viên và học sinh về kỹ năng tổ chức hoạt động. Tăng cường kiểm tra, giám sát và dự giờ tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm góp ý, rút kinh nghiệm lẫn nhau để tất cả giáo viên và học sinh có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động. Thực trạng hiện nay, hầu hết chưa thực hiện đều khắp ở nhà trường, đôi khi nhà trường giao khoán cho
Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và chỉ thực hiện nghiêm túc một số tiết ở đầu năm học, sau đó GVCN, giáo viên phụ trách và các lớp áp dụng hình thức chung đó cho cả năm học với tất cả các chủ đề. Từ đó, hình thức tổ chức của các lớp giống nhau, lặp đi lặp lại, gây nhàm chán cho HS tham gia, đồng thời tạo cho học sinh tính ỉ lại, thụ động,…. Bên cạnh đó, việc kiểm tra giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ yếu mang tính hình thức, có sự sao chép nội dung và hình thức tổ chức giữa các giáo viên trong nhà trường,…. Một số giáo viên và học sinh ở các lớp chưa khai thác hiệu quả trong việc sử dụng các phương tiện, CSVC hiện có của trường để hỗ trợ cho tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của lớp đạt hiệu quả,…nhiều hoạt động chỉ tập trung vào sinh hoạt tập thể, thảo luận là chủ yếu, chưa thể hiện được sự đa dạng, phong phú trong cách tổ chức hoạt động.
* Thực trạng quản lý học sinh với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Từ kết quả trên cho thấy việc quản lý học sinh với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay được nhà trường rất quan tâm, GVCN có tìm hiểu về hoàn cảnh, tâm lý cũng như bồi dưỡng kỹ năng tổ chức cho học sinh, nhưng trên thực tế khi phỏng vấn trực tiếp, qua kiểm tra các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường chúng tôi nhận thấy học sinh vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ năng, năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, tự quản, điều khiển chương trình…do đó khi tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức dẫn đến hiệu quả chưa cao.
2.4.3. Thực trạng quản lý các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường PTDTNT Quảng Nam theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm
Để đánh giá thực trạng quản lý các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Trường PTDTNT Quảng Nam, tác giả tiến hành khảo sát 39 CBQL và giáo viên trường PTDTNT Quảng Nam cho kết quả như sau:
Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường PTDTNT
Quảng Nam
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL %
23 59 9 23 7 18
1
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hình thức hoạt động giáo dục NGLL theo hướng TN cho học sinh
8 13 24 48 19 42
2 Quản lý việc thực hiện kế hoạch thông
qua tuần, tháng, học kỳ và cảnăm 12 25 11 22 23 59
3
Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua dự và kiểm tra các chuyênđề
4 8 29 58 14 35
4 Quản lý việc thực hiện qua đánh giá kết
quả sau khi tổ chức các hoạtđộng 11 26 23 49 10 22
5
Kiểm tra giám sát qua việc kiểm tra toàn diện đối với cá nhân giảng dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng TN
Kết quả điều tra ở bảng 2.5, cho thấy mức độ quản lý các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở Trường PTDTNT Quảng Nam cơ bản toàn diện; ở nội dung 3 được đánh giá 100%, với điểm trung bình 4,0 và xếp thứ nhất “Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua
dự và kiểm tra các chuyên đề ” các chuyên đề thường được thực hiện và gắn liền với các hoạt động lớn của nhà trường; các nội dung 1 và 4 được đánh giá từ khá trở lên;
tuy nhiên nội dung 2 và 5 còn có thầy cô đánh giá trung bình. Như vậy việc kiểm tra giám sát của CBQL ở trường PTDTNT Quảng Nam chưa thực sự sâu sát, thời gian dành cho hoạt động này còn chưa nhiều, vẫn chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với hoạt động này.
2.4.4. Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường PTDTNT Quảng Nam theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm
Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá thực trạng QL CSVC, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
STT Nội dung QL CSVC
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trung bình
SL % SL % SL %
1
Lậpkế hoạch sửdụngCSVC phục vụ cho
hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp 32 54 16 28 11 18
2
Lập kế hoạch mua sắm, bổ
sung CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
9 15 28 48 23 38
3
Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản CSVC phục vụ cho HĐ giáo dục ngoài giờ lên lớp
16 27 13 22 31 52
4
Tổ chức cuộc thi thiết kế đồ dùng, phương tiện phục vụ HĐ giáo dục ngoài giờ lên lớp
5 9 34 56 21 35
5
Kinh phí cho GVCN, CB Đoàn tham gia tập huấn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
15 25 33 55 12 20
Kết quả điều tra bảng 2.6 cho thấy nhà trường đã QL chưa tốt CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Có 54% đánh giá việc lập kế hoạch sử dụng CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở mức tốt, số còn lại đánh giá mức Khá và Trung bình. Việc lập kế hoạch mua sắm, bổ sung CSVC phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mức, chỉ có 15% đánh giá ở mức Tốt, trong khi có tới 48% đánh giá việc này ở mức Khá và 37% đánh giá ở mức Trung bình.
Việc xây dựng quy định về sử dụng bảo quản các trang thiết bị này cũng chưa đầy đủ. Sân chơi bãi tập chủ yếu được dùng để học môn thể dục và giáo dục quốc phòng, ít được dùng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Việc tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ dùng phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất ít được triển khai, hầu hết chỉ kết hợp với cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học do Sở giáo dục phát động, không có cuộc thi riêng dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chính vì vậy mà có tới 56% ý kiến đánh giá mức Khá và 35% đánh giá ở mức Trung bình và chỉ có 9% đánh giá ở mức Tốt.
Kinh phí dành cho GV tham gia tập huấn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm thích đáng. Chưa có nguồn kinh phí cho việc giảng dạy và tổ chức hoạt động này. Đó cũng chính là lí do chỉ có 25% ý kiến đánh giá nội dung này ở mức Tốt, 55% đánh giá ở mức Khá và 20% đánh giá ở mức Trung bình.
Việc QL CSVC, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đòi hỏi CBQL phải năng động, có sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để huy động tối đa nguồn lực phục vụ hoạt động này ngày càng hiệu quả. CSVC luôn là một trong các điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường nói chung và Trường PTDTNT Quảng Nam nói riền. Nhận thức được điều đó, CBQL trường PTDTNT Quảng Nam phải luôn coi việc đầu tư CSVC, kỹ thuật dạy học là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong công tác QL. Tuy vậy chủ yếu vẫn là ưu tiên cho dạy và học, còn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt hiệu quả cao.
2.4.5. Thực trạng quản lí công tác phối hợp của các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường PTDTNT Quảng Nam
Bảng 2.7.Ý kiến đánh giá thực trạng quản lí công tác phối hợp của các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
STT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % 1 Phối hợp GVCN với GVBM,
Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 54 90 6 10 0 0 2 Phối hợp GVCN với ban QL nội trú, thư viện 48 80 8 13,5 4 6,5
3 Phối hợp GVCN với Đoàn TN 53 88 7 12 0 0
4
Phối hợp Đoàn TN với GVBM, Ban hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp 41 68 17 28 2 4 5 Phối hợp GVCN với tổ nuôi dưỡng và Y tế
học đường 14 23 30 50 16 27
6 Phối hợp giữa Đảng bộ, BGH với các lực
lượng tham gia 55 92 5 8 0 0
7 Phối hợp GVCN với cha mẹ học sinh 11 18 15 25 34 57
8
Phối hợp giữa nhà trường với
các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như:
Công an phường, chính quyền địa phương, thành Đoàn Hội An,….
33 55 15 25 12 20
Nhìn vào kết quả bảng 2.7 cho thấy việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện tốt hơn so với việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Việc phối hợp giữa GVCN với GVBM, Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phối hợp GVCN với ban QL nội trú, thư viện, phối hợp GVCN với Đoàn TN, phối hợp giữa Đảng bộ, BGH với các lực lượng tham gia được QL tốt hơn với tỉ lệ đánh giá tốt chiếm trên 80%. Có tới 92% ý kiến cho rằng đã QL tốt việc phối hợp giữa Đảng bộ, BGH với các lực lượng tham gia, 90% ý kiến cho rằng đã QL tốt sự phối hợp giữa GVCN với GVBM và Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Riêng sự phối hợp GVCN với ban QL nội trú, thư viện; Phối hợp GVCN với Đoàn TN được trên 80% ý kiến đánh giá là tốt. Đây là con số đáng mừng bởi vì các lực này có vai trò quan trọng trong việc tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở nhà trường. Về sự phối hợp giữa GVCN với tổ nuôi dưỡng và Y tế học đường, với cha mẹ học sinh thì các ý kiến đánh giá tốt lần lượt là 23% và 18%. Có trên 70% các ý kiến đánh giá cho rằng việc phối hợp này chỉ ở mức trung bình và khá. Điều này phản ánh đúng thực tế của nhà trường trong công tác phối hợp giữa GVCN với cha mẹ học sinh, chỉ những học sinh bị xử lý kỷ luật thì GVCN mới mời phụ huynh học sinh xuống để phối hợp giáo dục các em, nguyên nhân cũng do đặc thù của trường nội trú gia đình các em ở xa, phương tiện liên lạc không có, đây cũng là vấn đề khó khăn trong công tác phối kết hợp quản lý giáo dục học sinh dân tộc nội trú hiện nay ở các nhà trường.
Trong khi chỉ có 55% ý kiến cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là tốt, có tới hơn 40% ý kiến cho rằng sự phối hợp này chỉ ở mức trung bình và khá. Nhìn chung, nhà trường chưa quan tâm thỏa đáng tới việc thu hút các lực lượng ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này.
2.4.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường PTDTNT Quảng Nam
Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá giúp cho người CBQL đánh giá đúng hoạt động của đối tượng, có tác động thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý. Trong quản lý HĐGD NGLL cũng vậy, nếu Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không tổ chức kiểm tra, đánh giá sẽ dẫn đến tình trạng các bộ phận, cấp dưới sẽ làm theo hình thức đối phó. Theo kết quả thống kê ý kiến về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thể hiện ở bảng trên cho thấy: Có 75.1% CBQL và 65.2%g iáo viên cho rằng có sự chỉ đạo các bộ phận trong trường, Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dự giờ tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở mức độ từ khá trở lên, còn 24.9% CBQL và 34.8% giáo viên có ý kiến từ trung bình trở xuống; Có 65.7% CBQL và 42% giáo viên cho rằng kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức HĐGD NGLL của GVCN, Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường xuyên, kịp thời ở mực độ từ khá trở lên, còn 34.3% CBQL và 58% giáo viên có ý kiến từ trung bình trở xuống ; Có 43.8% CBQL và 46.4% giáo viên cho rằng có sự động viên, khen thưởng kịp thời, còn 56.2% CBQL và 53.6% giáo viên có ý kiến từ trung bình trở xuống.
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp CBQL, giáo viên và học sinh tại nhà trường, nhà trường chưa thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hàng tháng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường kiểm tra chủ yếu để xếp loại thi đua giữa các lớp, chưa quan tâm xem xét hiệu quả giáo dục của hoạt động, điều này