CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.3. Nội dung công tác quản trị nguồn nhân lực trong Công ty
1.3.4. Tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nguồn nhân lực là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Tuyển dụng nguồn nhân lực bao gồm tuyển mộ và tuyển chọn.
1.3.4.1. Tuyển mộ
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người lao động có trình độ từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm.
Nguồn tuyển mộ:
- Nguồn tuyển dụng từ bên trong nội bộ DN: Bao gồm: Tuyển trực tiếp các cán bộ, công nhân viên đang làm trực tiếp trong doanh nghiệp.
Ưu điểm của người lao động trong DN là ứng viên nhanh chóng thích nghi với công việc và môi trường làm việc đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng, kích thích tinh thần làm việc tích cực, sáng tạo, tạo ra sự thi đua rộng rãi.
Tuy nhiên, nhược điểm của người lao động này là gây hiện tượng chai lỳ, xơ cứng, hạn chế tư tưởng mới, làm việc rập khuôn, dẫn đến “chuỗi đề
16
bạt”, có thể hình thành “Nhóm ứng viên không thành công” và hạn chế số lượng ứng viên.
- Nguồn tuyển dụng bên ngoài DN: Cách thức tuyển dụng bên ngoài bao gồm: thông báo qua tivi, báo, đài, dán thông báo trước cổng Công ty, thông qua các trung tâm cung ứng laođộng …
Ưu điểm của người lao động bên ngoài DN là tận dụng được nguồn chất xám từ bên ngoài, đặc biệt người mới có cách nhìn mới đối với tổ chức, cải tổ được cách làm việc của nhân viên trong DN.
Nhược điểm của người lao động này là mất nhiều thời gian và chi phí, có thể không tuyển được nhân viên đáp ứng yêu cầu và tính chất của công việc, nhân viên mới thường mất nhiều thời gian làm quen với công việc và môi trường làm việc.
Quy trình tuyển mộ
- Bước 1: Xây dựng chiến lược tuyển mộ bao gồm
Lập kế hoạch tuyển mộ: Trong hoạt động tuyển mộ, một DN cần xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển, từ đó đưa ra các tỷ lệ sàng lọc chính xác và hợp lý. Khi lập kế hoạch tuyển mộ cần phải chú ý tới cơ hội có việc làm công bằng cho người lao động, không nên có biểu hiện thiên vị, định kiến khi tuyển mộ. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ: Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việc làm còn thiếu người, DN cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nên lấy người từ bên trong, vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài DN và đi kèm với nó làm phương pháp tuyển dụng phù hợp.
Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ: Các DN cần phải lựa chọn các vùng để tuyển chọn tùy theo vị trí tuyển dụng cần người lao động chất lượng thấp hay chất lượng cao. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình tuyển dụng.Khi địa chỉ tuyển mộ đã được khẳng định, DN cần xác định thời gian và thời điểm tuyển 8 mộ. Kế hoạch thời gian tuyển mộ phải căn cứ vào mục tiêu của DN đã xây dựng tương ứng.
17 - Bước 2: Tìm kiếm người xin việc
Khi đã xây dựng xong chiến lược tuyển mộ và đã lập kế hoạch tuyển mộ thì các hoạt động tuyển mộ được tiến hành.
- Bước 3: Đánh giá quá trình tuyển mộ
Sau quá trình tuyển mộ thì DN phải đánh giá các quá trình của mình để hoàn thiện công tác này ngày càng tốt hơn.
1.3.4.2. Tuyển chọn
Tuyển chọn là quá trình phân loại, đánh giá ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất với yêu cầu công việc cần tuyển
Nội dung quy trình tuyển chọn:
- Bước 1: Tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ
Tất cả các hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc. Người xin tuyển dụng phải nộp cho Công ty ứng tuyển những giấy tờ cần thiết theo yêu cầu.
Việc nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại những thông tin chủ yếu về các ứng cử viên và có thể loại bớt một số ứng viên không đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra không cần phải làm các thủ tục tiếp theo trong quá trình tuyển dụng
. - Bước 2: Phỏng vấn, trắc nghiệm, xác minh và điều tra
Kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn nhằm chọn ra được các ứng viên xuất sắc nhất thông qua việc đánh giá về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành;
Áp dụng các hình thức trắc nghiệm để đánh giá ứng viên về một số khả năng đặc biệt như: trí nhớ, mức độ khéo léo,…;
Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá các ứng viên về nhiều phương diện như: kinh nghiệm, trình độ, tính cách khí chất, khả năng hòa đồng,…;
Phải ghi chép từng đặc điểm cần lưu ý với ứng cử viên để giúp cho việc đánhgiá được thực hiện một cách chính xác nhất.
- Bước 3: Kiểm tra sức khỏe
18
Dù có đáp ứng đủ các yêu cầu về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh, tư cách đạo đức tốt nhưng sức khỏe không đảm bảo cũng không nên tuyển dụng.Nếu tuyển dụng một số người không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện công việc và hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó còn gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.
- Bước 4: Đánh giá ứng cử viên, ra quyết định, hướng dẫn hội nhập Sau khi thực hiện các bước trên nếu hai bên cùng nhất trí thì doanh nghiệp sẽ quyết định tuyển dụng và hai bên sẽ ký kết hợp đồng lao động.
Trưởng phòng nhân sự đề nghị giám đốc ra quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động. Trong quyết định tuyển dụng hoặc trong trường hợp lao động cần ghi rõ chức vụ,lương bổng, thời gian thử việc,…
Người quản lý có trách nhiệm huấn luyện và hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn, đưa ra phản hồi, cung cấp thông tin và quản trị hỗn hợp hệ thống.