CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG HOÀNG QUÂN
3.1. Đặc điểm và thực trạng sử dụng lao động tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hoàng Quân
3.1.1. Công tác bố trí lao động tại Công ty
Thực trạng bố trí sắp xếp lao động tại công ty được thể hiện dưới Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bố trí sắp xếp lao động tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hoàng Quân
(ĐVT: Người) TT Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016 Năm 2017 TĐPTBQ (%) SL SL TĐPTLH
(%)
SL TĐPTLH (%)
I LĐ trực tiếp 205 196 95,6 199 101,53 98,52
1 Tổ gạch 29 27 93,1 29 107,4 99,99
2 Tổ nề 36 36 100 37 102,77 101,37
3 Tổ thép 28 26 92,85 29 115,38 103,5
4 Tổ cốt pha 29 28 96,55 27 96,42 96,48
5 Tổ bê tông 30 27 90 29 107,4 98,31
6 Tổ cơ khí 26 26 100 25 96,15 98,05
7 Lái xe 17 16 94,11 14 87,5 90,74
8 Bảo vệ 10 10 100 9 90 94,86
II LĐ gián tiếp 25 24 96 23 95,83 95,91
1 Ban giám đốc 3 3 100 3 100 100
2 Phòng tổ chức hành chính
6 5 83,33 5 100 91,28
3 Phòng tài chính kế toán
5 5 100 4 80 89,44
4 Phòng kỹ thuật 7 8 114,28 8 100 106,9
5 Phòng đầu tư dự án
4 3 75 3 100 86,6
Tổng 230 220 95,65 222 100,9 98,23 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
37
Nhìn vào Bảng3.1 ta thấy công tác bố trí sắp xếp lao động tại công ty tương đối hợp lý, tổng số lao động giảm dần qua 3 năm, với TĐPTBQ là 98,23%.Tỷ lệ lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của Công ty cụ thể 80%, còn lại là lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ, làm việc tại các phòng ban. Nguyên nhân là do đặc thù ngành xây dựng, lao động trực tiếp chủ yếu là công nhân làm việc tại công trường.
3.1.2. Cơ cấu lao động tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hoàng Quân 3.1.2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty
Bảng 3.2.Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ của Công ty giai đoạn 2015-2017
(ĐVT: Người) TT Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
TĐPTBQ (%) SL TT
(%) SL TT
(%) SL TT (%)
1 Trên đại học 3 1,3 3 1,4 4 1,8 115,46
2 Đại học 15 6,5 22 10,0 24 10,8 126,48
3 Cao đẳng 28 12,2 25 11,4 26 11,7 96,35
4 Trung cấp 62 27,0 59 26,8 65 29,3 102,38
5 Phổ thông 122 53,0 111 50,5 103 46,4 91,88
Tổng 230 100 220 100 222 100 98,23
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Qua Bảng 3.2 ta thấy lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chỉ chiếm 10% trong tổng cơ cấu. Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất nhưng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2015 có 122 lao động chiếm 53,0%, năm 2016 giảm xuống còn 111 lao động, năm 2017 còn 103 lao động. Hầu hết lao động đại học, cao đẳng trung cấp có xu hướng tăng, đặc biệt lao động đại học năm 2016 tăng so với năm 2015 là 7 người. Năm sau thì tăng nhẹ từ 22 lên 24 lao động.
Điều này chứng tỏ đội ngũ lao động của công ty ổn định và còn được nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên chất lượng lao động của Công ty vẫn còn thấp, hầu hết lao động vẫn ở trình độ phổ thông. Vì vậy, công ty cần có những chính sách đào tạo, quản lý nhân lực để cải thiện chất lượng lao động.
38
3.1.2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Công ty.
Xét theo độ tuổi, lao động trong độ tuổi từ 40-49 chiếm số lượng lao động lớn nhất cụ thể là: năm 2015 có 71 người tương đương 30,9%, năm 2016 có 69 lao động chiếm 31,4%, năm 2017 có 68 lao động chiếm 30,6%. Tiếp theo sau đó là độ tuổi từ 30-39, năm 2015 chiếm 29,6%, năm 2016 chiếm 28,2% và năm 2017 chiếm 29,7%. Ở độ tuổi dưới 20 và độ tuổi trên 40 chiếm tỷ trọng ít nhất trong cơ cấu lao động của Công ty. Qua 3 năm 2015- 2017, độ tuổi dưới 30 không biến động nhiều chỉ dao động ở khoảng 16% trong tổng cơ cấu lao động.
Độ tuổi từ 50 trở lên cũng biến động không đáng kể khoảng 23 - 24% trong tổng số. Nhận thấy đội ngũ lao động của công ty gần đồng đều ở mọi lứa tuổi và luôn ổn định qua các năm. Đây cũng là một lợi thế của công ty sử dụng lao động trẻ có sức lực cũng như tinh thần rất cao đòi hỏi công ty có những chính sách tốt nhất để giữ chân người lao động,chăm lo đời sống của họ. Lao động ở mọi lứa tuổi dao động rất ít qua 3 năm, biến động không đáng kể điều đó chứng tỏ tình hình lao động của công ty rất tốt.
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính của Công tygiai đoạn 2015-2017
( ĐVT : Người )
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TĐPTBQ SL TT (%)
(%)
SL TT (%)
SL TT (%)
I Theo độ tuổi 230 100 220 100 222 100 98,23
1 Dưới 30 37 16,1 36 16,4 35 15,8 97,25
2 Từ 30-39 68 29,6 62 28,2 66 29,7 98.51
3 Từ 40-49 71 30,9 69 31,4 68 30,6 91,17
4 Từ 50 trở lên 54 23,5 53 24,1 53 23,9 99,06
II Theo giới tính
230 100 220 100 222 100 98,23
1 Nam 190 82,6 185 83,6 194 87,4 101,04
2 Nữ 40 17,4 35 13,4 28 12,6 83,66
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
39
Xét theo giới tính, đội ngũ nhân lực của Công ty có sự chênh lệch giữa nam và nữ, trong đó lao động nam chiếm hơn 80% và tăng đều qua các năm.
Còn lao động nữ chỉ chiếm hơn 10%. Nguyên nhân là do tính chất công việc của ngành xây dựng yêu cầu có sức khỏe và thiên về kỹ thuật hơn. Như vậy, tổng số lao động của Công ty không ổn định về mặt số lượng qua 3 năm, lao động từ khoảng 21-40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn hơn, sử dụng đa phần là lao động trực tiếp.
Do đặc điểm SXKD của Công ty là xây dựng công trình và làm nhiều việc nặng nhọc nên tỷ lệ lao động nam chiếm phần lớn và tăng qua các năm.