Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hoàng Quân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Hoàng Quân (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 2:ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG HOÀNG QUÂN

2.2. Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Hoàng Quân

2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Các bộ phận sản xuất trong Công ty đó là các phòng được tổ chức theo hình thức chuyên môn hóa kết hợp, có nghĩa là các bộ phận có thể kết hợp với nhau để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Nhằm thực hiện việc quản lý có hiệu quả công ty đã tổ chức mô hình quản lý theo Sơ đồ 2.1:

Ghi chú: Quan hệ chỉ huy trực tiếp Quan hệ chỉ huy giám sát

27

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH

CHÍNH

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ

TOÁN

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )

2.2.2. Các chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban

 Đại Hội Đồng Cổ Đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty.Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định hướng phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát.Thực hiện giao dịch kí kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra báo cáo tài chính, tình hình sử dụng vốn, tài sản và vạch ra phương hướng hoạt động kinh doanh cho toàn công ty.

 Hội Đồng Quản Trị:

Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đich, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị là do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ công ty quy định.

 Ban Kiểm Soát:

ĐHĐ CỔ ĐÔNG

HĐ QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

28

Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động điều hành của hội đồng quản trị, của ban giám đốc trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ công ty, các nghị quyết của hội đồng quản trị.

 Ban Giám Đốc :

 Giám đốc:

- Là người quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty.

- Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh, mọi vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành.

- Quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty.

- Quyết định vấn đề về chuyển nhượng, mua bán cầm cố các loại tài sản chung của công ty theo quy định nhà nước.

- Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Quyết định về việc đào tạo cán bộ, cử cán bộ của công ty đi nước ngoài.

 Phó giám đốc:

- Là người trợ giúp giám đốc và được giám đốc ủy quyền trong 1 số lĩnh vực - Chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về phân việc được phân công.

- Đưa ra những giải pháp tối ưu về công việc được phân công, biện pháp thực hiện.

- Cùng giám đốc thẩm định lại toàn bộ công việc của cán bộ nhân viên trong công ty, thực hiện tốt làm nhiệm vụ được giao.

- Thay mặt giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh khi giám đốc đi công tác.

 Phòng Tổ Chức Hành chính:

+ Công tác hành chính:

-Thực hiện, quản lý công tác hành chính, văn thư – lưu trữ. Quản trị, hậu cần, phục vụ.

- Lãnh đạo và bộ máy điều hành và công việc kinh doanh của công ty - Thực hiện công tác truyền thông, phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh

29

- Tổ chức xây dựng nếp sống văn minh và văn hoá

- Tham mưu, giúp việc Ban lãnh đạo về công tác đối ngoại của công ty và các công tác giao.

-Xây dựng và quản lý hệ thống tin học + Công tác Tổ chức, nhân sự:

- Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức của công ty để giúp Giám đốc quản lý tốt mạng lưới kinh doanh và các dự án;

- Lập kế hoạch nguồn nhân lực hàng năm;

- Xác định định biên lao động hàng năm và từng thời kỳ theo định hướng phát triển kinh doanh, theo từng dự án của công ty trên cơ sở định biên lao động được công ty phê duyệt;

- Tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển và điều động cán bộ;

- Chuẩn bị nguồn nhân lực cho các dự án mới;

- Xây dựng quy chế CBNV công ty;

+ Đào tạo và phát triển: - Tổng hợp nhu cầu, tổ chức thực hiện các lớp đào tạo CBNV, kiểm tra theo dõi đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của công ty;

- Xây dựng quy trình đào tạo phù hợp cho công ty.

+ Tiền lương, BHXH và BHYT

 Phòng Đầu Tư - Dự án

+ Thống kê, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua từng thời kỳ.

- Phối hợp với phòng kỹ thuật xây dựng kế hoạch đầu tư, đàm phán, ký kết, thẩm định các dự án cho công ty.

Phòng Đầu tư – Dự án là phòng có trình độ tương đối cao vì chức năng của phòng rất quan trọng. Phòng cũng được sự trợ giúp từ một thành viên của HĐQT là 1 Phó Giáo sư – Tiến sỹ với vai trò cố vấn cao cấp về tài chính và thẩm định dự án.Đây là lợi thế rất lớn và là sự đảm bảo cho tính ổn định từng dự án. Tuy nhiên với sự tăng trưởng về quy mô của công ty cũng như trong từng dự án trong tương lai phòng cần thiết phải có dự cải thiện về chất lượng cũng như số lượng.

 Phòng Tài Chính - Kế Toán:

30

-Quản lý, giám sát hệ thống và thực hiện công tác tài chính - kế toán của Công ty.

-Tham mưu, giúp Ban lãnh đạo trong việc quản lý, giám sát và thực

hiện các hoạt động tài chính, kế toán;

 Phòng Kỹ Thuật:

- Tư vấn về các dự án cho công ty và đối tác.

- Thiết kế, giám sát thực hiện các công trình đầu tư.

- Phối hợp với phòng Đầu tư – Dự án để thẩm định các dự án

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Đây là phòng có lực lượng nhân viên hùng hậu nhất. Mặc dù đảm nhận ít chức năng nhưng khối lượng công việc càng ngày càng nhiều. Số lượng, chất lượng cũng tăng lên không ngừng qua từng thời kỳ để đáp ứng nhu cầu công việc trong mục tiêu chiến lược của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Hoàng Quân (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)