CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ SINH KẾ CỦA PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.4 Yếu tố môi trường xã hội và cộng đồng ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ khuyết tật tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
2.4.1 Yếu tố chủ quan từ bản thân phụ nữ khuyết tật
- Sức khỏe, khiếm khuyết: là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới quyết định chọn nghề. PNKT thường gặp các vấn đề khó khăn về sức khỏe, dạng tật, việc thường xuyên đau ốm hơn người không khuyết tật hay phải thường xuyên nghỉ làm đi khám bệnh, ảnh hưởng đến việc nội quy, giờ giấc của công ty, doanh nghiệp, từ đó cản trở đến việc chọn nghề và bám trụ với nghề. Bên
67
cạnh đó, PNKT gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin, giao tiếp nên cảm thấy bản thân thua kém người khác; thiếu kỹ năng ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống.
Khảo sát nhóm hiện đang đi làm: có gần 30% PNKT cho rằng công việc không phù hợp sức khỏe. Đối với nhóm đã từng đi làm, hiện đang thất nghiệp thì có đến 47,83% số PNKT không tiếp tục công việc trước đó vì lý do sức khỏe không đảm bảo và đi lại khó khăn. Trên 94% chưa bao giờ đi làm cũng vì lý do này.
Người khuyết tật di chuyển khó khăn do tình trạng khuyết tật của họ, và do sự không thuận lợi trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng như đường xá, xe buýt, thang máy. Có 67,65% PNKT chưa bao giờ đi làm do gia đình không muốn cho họ đi làm, bên cạnh đó việc họ bị đối xử kỳ thị, bản thân mặc cảm, thiếu phương tiện đi lại phù hợp và chưa được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ 35,29% là lý do họ chưa từng đi làm. (Kết quả khảo sát của tác giải tại TP. Thủ Dầu Một, tháng 04/2021)
- Yếu tố giới: Theo kết quả khảo sát của tác giả tại địa bàn TP Thủ Dầu Một, trên 70% PNKT đơn thân nuôi con nhỏ, góa phụ, sống độc thân hoặc sống với cha mẹ già nên nhiều lúc những sự việc xảy ra đột xuất: bản thân PNKT ốm đau, người thân đau ốm thì ít có sự hỗ trợ, phải xin nghỉ làm để lo cho gia đình hoặc có thời gian nghỉ thai sản kéo dài hơn. Việc này dễ gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, đặc biệt các công việc theo dây chuyền sản xuất. Đây cũng chính là lý do vì sao tỷ lệ PNKT rất khó để có công việc ổn định.
“Trước tôi cũng theo các anh, chị, em ở phường đi làm một thời gian tại công ty may, mà đi đi, lại lại xa quá, đường thì đông, lại phải đúng giờ giấc làm việc, tôi phải phụ thuộc vào thời gian người khác để đưa đón đi làm, công ty không có xe đưa rước, xe buýt thì không thuận tiện thời gian, vất vả quá nên tôi nghỉ việc công ty, đi bán vé xố gần nhà kiếm thêm thu nhập”. Biên bản phỏng vấn sâu số 02 - PNKT do bệnh lúc nhỏ.
- Về trình độ học vấn, chuyên môn: Với 50,98% PNKT được khảo sát có trỡnh độ văn húa từ Trung học cơ sở lờn thỡ tương ứng cú gần ẵ số PNKT ớt được đào tạo nghề bài bản, làm các công việc giản đơn, thu nhập thấp hoặc không có thu nhập (Kết quả khảo sát của tác giải tại TP. Thủ Dầu Một, tháng 04/2021).
68
- Về hoàn cảnh kinh tế: Khuyết tật vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghèo do ít được quan tâm giáo dục, không có việc làm ổn định. Khi mất khả năng hoạt động của một số bộ phận trên cơ thể nên PNKT khó xin được việc làm mà họ mong muốn để đáp ứng được nhu cầu của họ, do đó đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Về quan hệ xã hội: Trở nên hạn chế với PNKT do họ ít ra ngoài giao lưu lưu, tránh giao tiếp với xã hội vì mặc cảm tự ti khiếm khuyết bản thân và hoàn cảnh kinh tế, gia đình.
Từ kết quả khảo sát PNKT thì có đến 63,73% các chị đều không tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương; 11,76% các chị có tham gia vào Hội Phụ nữ, 11,76% tham gia vào Hội bảo trợ trẻ em, NKT, bệnh nhân nghèo; 6,86% PNKT tham gia Hội Chữ thập đỏ và 5,88% PNKT tham gia các Hội nông dân, công đoàn, Đoàn thanh niên. Tỷ lệ PNKT tham gia các tổ chức Hội, đoàn thể tại địa phương còn hạn chế, điều nay làm giảm đi rất nhiều cơ hội được tiếp cận các thông tin, sự hỗ trợ của những tổ chức này về sinh kế cho PNKT (Kết quả khảo sát của tác giải tại TP. Thủ Dầu Một, tháng 04/2021).
Bảng 2.8: Sự tham gia của PNKT vào các tổ chức đoàn thể tại địa phương Sự tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa
phương Số lượng Tỷ lệ %
Không tham gia 65 63,73
Hội Phụ nữ 12 11,76
Hội bảo trợ trẻ em, NKT, bệnh nhân nghèo 12 11,76
Hội Chữ Thập đỏ 7 6,86
Hội nông dân 3 2,94
Công đoàn 2 1,96
Đoàn Thanh niên 1 0,98
Tổng cộng 102
[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giải tại TP Thủ Dầu Một, tháng 04/2021] Khi được hỏi 102 PNKT về tính chất thường xuyên liên hệ với các tổ chức hỗ trợ tại địa phương, có đến 52,94% thường xuyên giữ mối liên hệ với cán bộ LĐTBXH phường với lý do được nhận trợ cấp xã hội; 17,65% PNKT thường xuyên liên hệ với Hội Chữ thập đỏ để nhận các phần quà hỗ trợ cho người nghèo;
Hội Phụ nữ và Hội bảo trợ trẻ em, NKT, bệnh nhân nghèo đều có tỷ lệ 11,76%; và
69
5,88% PNKT thường xuyên liên hệ các tổ chức Hội nông dân, công đoàn, Đoàn thanh niên.
Phỏng vấn sâu các cán bộ phụ nữ, LĐTBXH phường đều có ý kiến cho rằng PNKT cần chủ động tìm đến các tổ chức Hội, đoàn thể, chính quyền địa phương để được hướng dẫn, giúp đỡ:“PNKT tại đây không bị bỏ rơi, tuy nhiên họ cần tự tin hơn nữa, cần chủ động hơn khi muốn tìm đến để được hỗ trợ tư vấn, tiếp cận các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm”; “quan trọng chính là ở bản thân các chị. PNKT hiện nay vẫn còn thụ động và thiếu các kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp”; Tôi luôn mong muốn chị em có thể thay đổi được thái độ của mình với cuộc sống”. “Vì họ có tâm lý sợ làm phiền, mắc công và tốn thời gian, bên cạnh đó, họ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, mặc cảm tự ti về ngoại hình. Đa số gia đình các chị PNKT sẽ tìm đến để yêu cầu hỗ trợ về khám chữa bệnh”. Tổng hợp các ý kiến trích từ Biên bản phỏng vấn sâu số 06, 07, 08, 09 – Cán bộ LĐTBXH phường và Hội LHPN phường.
Do vậy trong quá trình thực hiện các hoạt động CTXH trong hỗ trợ sinh kế đối với PNKT, NV CTXH cần kiên nhẫn giúp họ tìm lại được sự tự tin vào bản thân, chủ động tìm kiếm tham gia để có một công việc phù hợp, kiên nhẫn giúp họ thay đổi từng chút một để tạo ra những thành công nhỏ từ đó khuyến khích và tăng dần sự tự tin cho PNKT.