CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ SINH KẾ CHO PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.3. Giải pháp nâng cao hoạt động công tác xã hội hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ khuyết tật trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực cho phụ nữ khuyết tật
Vốn con người được xem là yếu tố quan trọng trong sinh kế, muốn tăng cường khả năng tiếp cận với việc làm của PNKT cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhằm tăng số lượng PNKT được tham gia giáo dục, học nghề, tạo tiền đề vững chắc giải quyết việc làm và thúc đẩy hoà nhập xã hội của PNKT. Do đó cần tăng cường phát triển giáo dục hoà nhập, xây dựng các chương trình học, chương trình đào tạo nghề phù hợp dành riêng cho PNKT. Tăng cường các hoạt động tham vấn giúp PNKT vượt qua tâm lý mặc cảm, tự ti. Muốn vậy, NV CTXH cần giúp cho PNKT hiểu được nhu cầu, mong muốn, khó khăn ở đâu trong quá trình tiếp cận với sinh kế, và xác định được mục tiêu của việc hỗ trợ sinh kế cho PNKT. Ngoài
98
vấn đề tri thức chuyên môn, cũng cần chú trọng vấn đề sức khỏe, thể chất và tinh thần, có đủ thể lực, tâm trí tốt để duy trì việc học, việc làm cho PNKT.
- Vận động, khuyến khích để làm thay đổi ý thức PNKT để họ tự vươn lên bằng việc khuyến khích PNKT tham gia các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ, tổ/nhóm về hỗ trợ phụ nữ phát triển, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, …tham gia các lớp đào tạo nghề phù hợp với thể trạng, các lớp kỹ năng sống để PNKT được nâng cao khả năng bản thân, tự tin tham gia các hoạt động xã hội và tìm kiếm công việc phù hợp. Đối với đề tài này đã đề xuất được mô hình nhằm hỗ trợ PNKT về các mặt của đời sống, tham gia mô hình PNKT sẽ có nhiều cơ hội được nâng cao kiến thức về đời sống, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, đây ccung là môi trường thuận lợi để chị em được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong việc tìm kiếm sinh kế, cùng hỗ trợ động viên nhau khắc phục khó khăn về khuyết tật, tự lực vươn lên trong cuộc sống.
- Khuyến khích PNKT tự học tập nâng cao trình độ học vấn; tham gia các lớp tập huấn, truyền thông để thay đổi nhận thức về ý chí tự lực vươn lên. PNKT hoàn toàn có thể tự tạo dựng việc làm cho mình nhưng cần có sự hỗ trợ, khích lệ từ gia đình, bạn bè, NV CTXH để họ có thể thực hiện được nguyện vọng của mình.
Ví dự như hướng dẫn PNKT vay vốn để buôn bán nhỏ; mua thêm các máy móc để làm bánh, may mặc; mua cây, con giống để trồng trọt, chăn nuôi… Đối với nhóm PNKT có nhu cầu nguyện vọng, khả năng tự chủ hoặc làm việc tại nhà sẽ được nhân viên của các tổ chức trợ giúp NKT trên địa bàn kết nối các nguồn lực hỗ trợ họ tham gia các buổi tập huấn: Khởi sự kinh doanh, tăng cường khả năng kinh doanh, các khóa học phụ nữ làm chủ kinh doanh, các kỹ năng giới và kinh doanh,…Sau các khóa học sẽ thực hiện đánh giá nhu cầu lập kế hoạch thực hiện hỗ trợ sinh kế cho PNKT.
- Dạy nghề và tạo việc làm được xem như là giải pháp quan trọng trong công tác hỗ trợ PNKT cải thiện vốn con người. Hệ thống đào tạo nghề bao gồm cả cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo trình, nội dung và phương pháp giảng dạy…cần phải thay đổi linh hoạt phù hợp với đặc điểm, nhu cầu những dạng tật khác nhau để PNKT có thể tiếp thu một cách dễ hiểu nhất. Các Trung tâm giáo
99
dục, đào tạo nghề cần xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với dạng khuyết tật, có thể dạy nghề cho PNKT theo hình thức vừa học vừa làm tại doanh nghiệp.
Sau khi học nghề cần có hoạt động, chính sách thiết thực giải quyết việc làm cho PNKT: ưu tiên vị trí làm việc phù hợp cho PNKT, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ PNKT tự sản xuất, kinh doanh…
- Có chính sách thiết thực giải quyết việc làm cho NKT sau khi học nghề:
ưu tiên vị trí làm việc phù hợp cho NKT, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm…
- Cần khuyến khích hơn nữa các tổ chức doanh nghiệp trong việc tham gia tạo việc làm cho lao động khuyến tật bằng các chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn tín dụng, thuê mặt bằng trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp khi họ sử dụng lao động
- Ngoài tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe PNKT là yếu tố quan trọng giúp PNKT có thể duy trì việc làm lâu dài, ổn định. Các giải pháp phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cho PNKT: (1) Phòng, ngừa và điều trị các bệnh là nguyên nhân gây ra khuyết tật, đẩy mạnh việc khám sức khỏe từ giai đoạn sơ sinh đến người cao tuổi để duy trì và cải thiện tình trạng khỏe mạnh. (2) Phòng, ngừa và phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân gây tàn tật: Cần đẩy mạnh công tác giáo dục, hướng dẫn, khám bệnh, chăm sóc trước sinh cho phụ nữ có thai và khám bệnh cho trẻ sơ sinh. (3) Phòng, ngừa các bệnh mãn tính như bệnh mạch máu não và bệnh đái tháo đường, tim mạch … (4) Tăng cường hoạt động y tế tại trường học, nơi làm việc và trong cộng đồng, các hoạt động truyền thông, tham vấn hoặc tư vấn về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho phụ nữ.
NV CTXH cần khảo sát nhu cầu (cần gì, muốn gì, nguồn lực là gì, điểm mạnh, hạn chế …) của các chị em khuyết tật và hướng dẫn họ cách thức xây dựng kế hoạch sử dụng vốn vay phù hợp.
Cần xác định rõ vai trò nhiệm vụ chức năng của NV CTXH, các đơn vị cung cấp dịch vụ CTXH, ngành LĐTBXH . Việc làm rõ mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm, sự tham gia phối hợp của các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội, hội, nhóm là nhân tố quan trọng để đảm bảo hoạt động CTXH trong hỗ trợ sinh kế cho NKT được thành công như: Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp dịch vụ vay
100
vốn, phối hợp hướng dẫn sử dụng đúng mục đích vốn cấp. Phòng thông tin truyền thông và văn hóa thể thao cung cấp dịch vụ như truyền thông nâng cao nhận thức cho NKT về các chương trình việc làm đào tạo nghề. Phòng Tư pháp cung cấp các dịch vụ như trợ giúp pháp lý, hỗ trợ và tư vấn pháp luật, truyền thông nâng cao nhận thức cho NKT.