Kế hoạch thành lập Tổ Phụ nữ tự lực tại thành phố Thủ Dầu Một

Một phần của tài liệu Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế phụ nữ khuyết tật trên Địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ SINH KẾ CHO PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.3.3 Kế hoạch thành lập Tổ Phụ nữ tự lực tại thành phố Thủ Dầu Một

* Mục đích

Thu hút tập hợp phụ nữ khuyết tật tham gia các tổ chức tự lực qua đó hướng dẫn hỗ trợ chị em phát huy khả năng lực của bản thân, tạo điều kiện kết nối để phụ nữ khuyết tật được giao lưu chia sẻ giúp chị em hòa nhập tốt hơn với cuộc sống cải thiện đời sống vật chất tinh thần trao đổi những kinh nghiệm cũng như những khó khăn cản trở mang đặc thù giới trong cuộc sống. Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trách nhiệm hành động trong các cấp hội cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng đối với việc thực hiện các chủ trương liên quan đến phụ nữ khuyết tật góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng nhà nước không để ai bị bỏ lại phía sau

* Nội dung hoạt động

a. Thành lập Tổ Phụ nữ tự lực

+ Đơn vị thực hiện: Hội LHPN Thành phố Thủ Dầu Một

+ Cách thức thành lập Tổ Phụ nữ tự lực: rà soát tập hợp chị em PNKT vào Tổ.

+ Hội LHPN Thành phố ban hành quyết định thành lập Tổ + Lựa chọn thành viên Ban chủ nhiệm:

Số lượng: 3 người trong đó Tổ trưởng là ủy viên Ban chấp hành Hội LHPN Thành phố;

Yêu cầu: năng động có kinh nghiệm khả năng điều hành hướng dẫn các hoạt động của Tổ.

81

+ Đối tượng tham gia Tổ: Phụ nữ khuyết tật vận động, số lượng thành viên từ 10 đến 30 thành viên tùy thuộc vào nhu cầu tình hình của địa phương nhưng hướng tới mục tiêu có 80% phụ nữ khuyết tật tham gia được Hội hỗ trợ giúp đỡ dưới các hình thức khác nhau.

+ Xây dựng quy chế hoạt động của Tổ thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên; thống nhất thời gian sinh hoạt định kỳ; quy định công khai hoạt động gây quỹ chi tiêu quỹ (nếu có) và được các thành viên biểu quyết thông qua.

+ Các hoạt động của Tổ: cung cấp kiến thức kỹ năng về quyền bình đẳng của NKT nói chung và PNKT nói riêng; chăm sóc sức khỏe cho PNKT; phòng, chống bạo lực, xâm hại, tự bảo vệ mình; hỗ trợ PNKT phát triển kinh tế; trao phương tiện sinh kế; đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng tổ trên địa bàn

b. Tổ chức ra mắt

- Thời gian: một buổi trong tháng 10/2021

- Địa điểm: tại trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Bình Dương - Thành phần đại biểu:

+ Đại diện thường trực Hội LHPN tỉnh + Đại diện lãnh đạo Hội LHPN Thành phố

+ Đại diện lãnh đạo Phòng LĐTB&XH, Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố

+ Ban chủ nhiệm Tổ và thành viên tham gia tổ Phụ nữ tự lực - Nội dung:

+ Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm vươn lên của một số PNKT tiêu biểu + Ra mắt mô hình Tổ phụ nữ tự lực

+ Kinh phí thực hiện theo quy định Tài chính c. Hỗ trợ duy trì sinh hoạt Tổ Phụ nữ tự lực - Thời gian hỗ trợ sinh hoạt: quý VI/2021

- Địa điểm: Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Bình Dương

- Số lượng: kinh phí sinh hoạt 1 lần là 300.000 đồng x 01 quý

- Nội dung sinh hoạt: Hội LHPN Thành phố chịu trách nhiệm hỗ trợ, định hướng nội dung sinh hoạt Tổ

82

d. Quy chế hoạt động Tổ Phụ nữ tự lực 1/ Điều khoản chung

Tổ Phụ nữ Tự lực là một tổ chức hoạt động mang tính tự nguyện; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, trực tiếp là Hội LHPN thành phố Thủ Dầu Một.

2/ Quyền hạn, nhiệm vụ a. Quyền hạn

- Xây dựng quy chế hoạt động và Kế hoạch hoạt động trong năm.

- Hướng dẫn thực hiện các quy định của Tổ b. Nhiệm vụ

* Ban chủ nhiệm:

- Ban chủ nhiệm do các thành viên bầu ra để điều hành công việc chung của Tổ.

- Căn cứ vào chức năng của Tổ, Ban chủ nhiệm tổ xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý, hàng năm chuẩn bị nội dung và hướng dẫn các vấn đề cần thiết cho mỗi kỳ sinh hoạt, phát triển thành viên của Tổ theo định hướng nhiệm vụ tổ chức cấp trên giao.

- Thực hiện công tác quản lý thu, chi nguồn quỹ đúng quy định.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Tổ theo quy định của Nhà nước.

- Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Tổ.

- Chịu trách nhiệm trước Tổ và Hội LHPN thành phố về việc tổ chức các chương trình được phân công

*Tổ trưởng:

- Chịu trách nhiệm về mọi công tác của Tổ.

- Chủ động đề xuất với cấp trên về các nhu cầu cần thiết cho Tổ.

- Chủ trì điều hành công việc và kết luận các cuộc họp của Tổ.

- Thay mặt Ban chủ nhiệm ký các văn bản của Tổ.

*Tổ phó:

83

- Có trách nhiệm tham gia các quyết định chung của Tổ. Thay mặt Tổ trưởng giải quyết những công việc được ủy quyền.

- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình công tác Tổ để phản ánh với Ban chủ nhiệm.

3/ Nội dung sinh hoạt:

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về quyền của Người khuyết tật; chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Người khuyết tật, bình đẳng giới.

- Chuyên đề: chăm sóc sức khỏe, phòng chống xâm hại, bạo lực, tự bảo vệ mình; xây dựng gia đình hạnh phúc…

- Kết nối giới thiệu sản phẩm của thành viên tự sản xuất, hỗ trợ giới thiệu việc làm, trao phương tiện sinh tế, giao lưu chia sẻ - kết nối…

4/ Hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức sinh hoạt:

- Các hình thức sinh hoạt như thảo luận; tổ chức tọa đàm nói chuyện chuyên đề; tập huấn;….

- Thời gian sinh hoạt: ít nhất mỗi quý/lần.

- Địa điểm sinh hoạt: tại Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Bình Dương 5/ Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên

- Được tham gia tất cả các hoạt động của mô hình như: tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, kết nối hỗ trợ giới thiệu sản phẩm….

- Thành viên có nghĩa vụ gương mẫu chấp hành quy chế của Tổ.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động của Tổ 6/ Kinh phí hoạt động

- Từ nguồn hỗ trợ của Hội LHPN thành phố Thủ Dầu Một sử dụng một phần nguồn kinh phí từ hoạt động in ấn, bán bao lì xì Tết hàng năm.

- Từ nguồn đóng góp tự nguyện của các thành viên (5.000đ/tháng).

- Từ nguồn vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân do Hội LHPN tỉnh và thành phố vận động được.

84

7/ Sử dụng kinh phí: Chi tất cả các hoạt động của Tổ: phục vụ công tác tuyên truyền, chế độ sinh hoạt chuyên đề, tập huấn và các nội dung khác theo quy định.

e. Kế hoạch hoạt động Tổ Phụ nữ tự lực quý IV/2021 và năm 2022 Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động Tổ Phụ nữ tự lực

TT Các hoạt động Chịu trách

nhiệm Thời gian

Người

thực hiện Dự kiến kết quả

Năm 2021

1 Ra mắt Tổ Phụ nữ tự lực

NVCTXH, Hội LHPN thành phố

Tháng 10/2021

Hội LHPN thành phố, thành viên Tổ Phụ nữ tự lực

Thành lập Tổ

2 Khảo sát nhu cầu sinh kế, hỗ trợ xây dựng kế hoạch cho thành viên Tổ có nhu cầu vay vốn sinh kế, khởi nghiệp;

Khảo sát sử dụng điện thoại thông minh để tạo zalo nhóm

NVCTXH, Hội LHPN thành phố

Tháng 11/2021

Thành viên Tổ Phụ nữ tự lực

Nắm được nhu cầu cần hỗ trợ sinh

kế của

PNKT và tình hình sử dụng điện thoại thông minh

3 Gửi hồ sơ nhu cầu cần vay vốn về Hội LHPN thành phố thẩm định chuyển về Ngân hàng Chính sách xã hội; Hội LHPN tỉnh xét và giải ngân vốn (Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Vietcombank, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế)

NVCTXH, Hội LHPN thành phố, Thành viên có nhu cầu, ý tưởng

Tháng 12/2021

Hội LHPN thành phố, thành viên có ý tưởng, Ngân hàng

Vietcombank , Chính sách xã hội

PNKT có nhu cầu vay vốn được tiếp cận hỗ trợ vay vốn

Năm 2022

4 Sinh hoạt quý I, II, III, IV/2022.

Nội dung:

- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật trong nước và Quốc tế về NKT; phổ biến các nguồn lực có thể hỗ trợ

Hội LHPN thành phố, Ban chủ nhiệm

Tháng 01/2022

Hội LHPN thành phố, Ban chủ nhiệm

Thành viên Tổ được cung cấp kiến thức, kỹ năng, thông tin về Luật NKT, thông tin việc làm,

85

PNKT trong giải quyết sinh kế. Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Hướng dẫn các thành viên sử dụng zalo nhóm;

- Kết nối bản đồ số (VMAP) của Hội LHPN Việt Nam để cập nhật thông tin dữ liệu về phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất chính sách cho PNKT.

chăm sóc sức khỏe sinh sản

5 Xây dựng kế hoạch thành lập liên kết làm hàng gia công và kết nối tiêu thụ sản phẩm do PNKT sản xuất (do Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ liên kết các doanh nghiệp, đầu mối nhận hàng cho PNKT làm gia công tại nhà)

NVCTXH, Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ

Tháng 02/2022 –

12/2022

Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ, các doanh nghiệp được liên kết; PNKT có nhu cầu nhận hàng gia công tại nhà

Hỗ trợ kết nối các thành viên của Tổ được nhận hàng gia công làm tại nhà, được kết nối tiêu thụ sản phẩm do PNKT sản xuất 6 Phát động cán bộ, hội

viên phụ nữ (37.000 hội viên) trên toàn thành phố tiết kiệm 5.000đ/năm gây quỹ hỗ trợ sinh kế cho PNKT

Hội LHPN thành phố

Tháng 01/2022

Cán bộ, hội viên phụ nữ thành phố

Dự kiến nguồn quỹ thu được 185 triệu đồng

7 Giới thiệu giải quyết việc làm cho PNKT nhận gia công sản phẩm từ các tổ gia công, tổ liên kết, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ

Hội LHPN thành phố, Ban chủ nhiệm

Từ tháng 02 – tháng 12/2022

Hội LHPN thành phố, PNKT có nhu cầu làm hàng gia công

Các thành viên của Tổ được nhận hàng gia công làm tại nhà và giới thiệu các chị em khuyết tật khác có nhu cầu nhận hàng về làm

86

8 Hướng dẫn các hộ gia đình có PNKT và PNKT có nhu cầu tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, Ngân hàng Vietcombank quỹ hỗ trợ nông dân, vốn giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tạo sinh kế;

giới thiệu, phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ tiêu thụ các sản phẩm do PNKT sản xuất

NVCTXH, Hội LHPN thành phố

Từ tháng 04 – tháng 12/2022

Hội LHPN thành phố, các ngân hàng; gia đình và PNKT nghèo; hội viên phụ nữ

Các hộ gia đình PNKT và PNKT có nhu cầu tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi

9 Đánh giá, sơ kết để xác định tính thích hợp, hiệu quả, tính thiết thực của mô hình, từ đó rút ra bài học cần thiết, là cơ sở xây dựng kế hoạch cho năm 2023

NVCTXH, Hội LHPN thành phố;

Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ, Ban chủ nhiệm

Tháng 12/2022

Ban chủ nhiệm

100% thành viên của Tổ được kết nối mạng lưới VMAP, được cung cấp thông tin và hỗ trợ việc làm

Một phần của tài liệu Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế phụ nữ khuyết tật trên Địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)