CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ SINH KẾ CHO PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.3. Giải pháp nâng cao hoạt động công tác xã hội hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ khuyết tật trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
3.3.3 Giải pháp về yếu tố nguồn lực tài chính cho công tác xã hội hỗ trợ sinh kế
- Nguồn lực tài chính trong công tác hỗ trợ sinh kế cho PNKT là hết sức quan trọng, tuy nhiên nguồn tài chính này rất hạn hẹp, người lao động khuyết tật cũng chưa có điều kiện tiếp cận nhiều hơn các nguồn vốn ưu đãi tạo việc làm, mặt khác cũng chưa có cơ chế và chưa phân bổ nguồn vốn vay cho đối tượng này, dẫn đến tỷ lệ PNKT được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi thấp.
- “Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”, họ đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng hạnh phúc gia đình, trong đó có việc cùng các thành viên trong gia đình sản xuất, phát triển kinh tế. Hỗ trợ PNKT tham gia thị trường lao động, có nguồn sinh kế ổn định
102
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội LHPN.Hội Phụ nữ các cấp cần tích cực tham gia cùng với chính quyền, các đoàn thể xác định đối tượng phụ nữ nghèo, PNKT có đủ điều kiện vay vốn; lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách mới về tín dụng ưu đãi, trao đổi kinh nghiệm sử sụng nguồn vốn vay để buôn bán, sản xuất từ các chị PNKT khác. Chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn về chuyển giao KHKT hỗ trợ phát triển kinh tế, các lớp kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, buôn bán, từ đó hình thành nhiều mô hình sinh kế tạo thu nhập ổn định cho PNKT …
- Đối với nguồn lực từ mạng lưới an sinh xã hội phi chính thức như gia đình, họ hàng, người thân, cộng đồng, tổ chức xã hội từ thiện, các nhà hảo tâm hay chính những PNKT có cùng cảnh ngộ hỗ trợ nhau thì NV CTXH cần làm tốt vai trò và trách nhiệm hỗ trợ kết nối mạng lưới, động viên tinh thần cho PNKT giúp họ chủ động vượt qua những khó khăn trở ngại về tâm lý, rào cản nhận thức của cộng đồng, chứng tỏ cho mọi người thấy khả năng của chính mình. Cần nâng cao nhận thức cho gia đình của PNKT về nhu cầu và quyền lợi của PNKT. Và cuối cùng là cộng đồng, xã hội cũng cần được nâng cao nhận thức đúng và đầy đủ về khả năng của PNKT để hỗ trợ cho họ tốt hơn trong quá trình tham gia lao động một cách bình đẳng.
103
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng các hoạt động CTXH trong hỗ trợ sinh kế đối với PNKT. Trong chương 3, tác giả đã đưa ra mô hình hỗ trợ cho PNKT không chỉ về sinh kế mà còn hỗ trợ cung cấp kiến thức về chính sách, chăm sóc sức khỏe, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kiến thức kinh doanh, kết nối các nguồn lực trong xã hội … để hỗ trợ cho hoạt động tìm kiếm việc làm phù hợp hơn đối với PNKT. Tác giả đã ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân để giúp thân chủ xác định được các vấn đề và nhu cầu trong tìm kiếm việc làm ổn định hơn, nhất là việc hướng dẫn kiến thức kinh doanh để không chỉ PNKT có nhu cầu khởi nghiệp mà qua đây còn giúp PNKT khác cùng có công ăn việc làm, có môi trường thuận lợi để chia sẻ, bày tỏ những nhu cầu, nguyện vọng và tìm kiếm nguồn động viên từ chị em khuyết tật cùng hoàn cảnh. Qua đó xây dựng và phát triển các mô hình CTXH trong hỗ trợ sinh kế dành riêng đối với PNKT, nâng cao và phát triển dạy nghề cho PNKT, phát triển CTXH trong hỗ trợ PNKT tiếp cận và duy trì, phát triển việc làm, tự tạo việc làm; tăng cường các hoạt động CTXH với gia đình, cộng đồng xung quanh PNKT, khuyến khích PNKT tự tin thực hiện các ý tưởng kinh doanh dưới sự hỗ trợ từ các tổ chức Hội, đoàn thể, NV CTXH và chính quyền địa phương... nêu một số giải pháp cho từng nhóm vấn đề và Qua đây cũng thấy được vai trò quan trọng của NVCTXH trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Các vai trò cụ thể được thể hiện một cách rõ ràng thông qua việc thực hiện các giải pháp và mô hình, kế hoạch trợ giúp PNKT. Cần phát huy đầy đủ và hiệu quả các vai trò của NV CTXH để PNKT tại thành phố Thủ Dầu Một có thể nhận được những sự hỗ trợ đúng đắn và phù hợp nhất.
104