Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân hỗ trợ phụ nữ khuyết tật lập kế hoạch ý tưởng kinh doanh để vay vốn từ nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế phụ nữ khuyết tật trên Địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 98 - 109)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ SINH KẾ CHO PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.2. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân hỗ trợ phụ nữ khuyết tật lập kế hoạch ý tưởng kinh doanh để vay vốn từ nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội

Từ thực trạng các nhu cầu cần hỗ trợ về việc làm được phân tích tại mục 2.3.7 và từ thực tế khảo sát nhu cầu của thành viên Tổ Phụ nữ tự lực. Tác giả nghiên cứu trường hợp PNKT gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn mua phương tiện sinh kế để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày.

Chị Nguyễn Kim H sinh năm 1984, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một là khuyết tật vận động chân do bệnh từ nhỏ, hiện đang là thợ sửa quần áo tại nhà, Chị làm công việc này đã hơn 10 năm, chồng chị H trước kia làm công nhân sản xuất giày. Năm 2020, chồng chị H bị tai nạn giao thông mất đi chân trái phải đi bằng

87

chân giả. Gia đình chị có một cháu trai được 9 tuổi và sống trong căn nhà cấp 4 tương đối rộng do cha mẹ để lại. Sau khi chồng chị bị tai nạn giao thông phải chuyển đổi nghề, nguồn thu nhập từ đó bị giảm đi một nửa. Thu nhập từ việc sửa quần áo của chị chỉ đủ chi tiêu lặt vặt trong nhà, nguồn thu nhập chính từ người chồng. Cuộc sống khá vất vả để tính toán xoay sở chi tiêu, tiền học cho con chị, đặc biệt những lúc phát sinh ốm đau, hiếu hỉ là phải đi vay. Hiện tại chị H rất bối rối về hoàn cảnh gia đình. Chị mong muốn tìm một việc có thu nhập cao hơn để phụ chồng lo trang trải cuộc sống.

Bước 1: Tiếp cận thân chủ H

Nhân viên CTXH bằng các kiến thức đã được trang bị thông qua Ban Chủ nhiệm Tổ Phụ nữ tự lực và Hội LHPN TP Thủ Dầu Một, NV CTXH đã tiếp cận được với thân chủ H và phát hiện được những vấn đề mà thân chủ gặp phải, các thông tin về thân chủ mà NV CTXH có được là do việc thiết lập mối quan hệ trợ giúp cá nhân với thân chủ.

Bước 2: Thông tin chung về thân chủ:

- Họ và tên: Nguyễn Kim H, sinh năm 1984; Thành viên Tổ Phụ nữ tự lực - Nghề nghiệp: thợ sửa quần áo

- Tình trạng hôn nhân: đã có chồng và 1 con trai đang trong độ tuổi đi học - Tình trạng sức khỏe: khuyết tật vận động do bệnh từ lúc nhỏ.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phả hệ

H

88

* Chú thích:

Nam: Nữ:

Đã mất: Quan hệ hôn nhân Không còn mối quan hệ

Mối quan hệ thân thiết

Qua trao đổi với chị H, có thể đánh giá được các mối quan hệ trong gia đình chị hòa thuận, vợ chồng chị yêu thương hòa thuận, con trai ngoan ngoãn, chị có mối quan hệ thân thiết với mẹ, chị gái dù ở xa và điều kiện kinh tế không khá giả.

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ sinh thái

Qua sơ đồ sinh thái có thể thấy chị H có mối quan hệ chặt chẽ với họ hàng, mối quan hệ qua lại với hàng xóm, Hội LHPN, NV CTXH; Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ. Ít giữ mối quan hệ với chính quyền, địa phương, hệ thống chính sách xã hội, trạm y tế.

Bước 3: Chuẩn đoán vấn đề của thân chủ:

Chính quyền, địa phương Gia đình

họ hàng, hàng xóm Tổ Phụ nữ

tự lực

Trạm y tế

Hội LHPN

: Mối quan hệ tác động một chiều Ghi chú:

:Mối quan hệ tác động hai chiều

: Mối quan hệ tác động hai chiều chặt chẽ

Hệ thống chính sách xã hội

NV CTXH Chị H

Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ

89

Qua phân tích và tìm hiểu các thông tin qua phỏng vấn sâu, quan sát, nắm thông tin từ Ban Chủ nhiệm Tổ phụ nữ tự lực, tác giả đưa ra những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải như sau:

- Sự khó khăn trong kinh tế do nguồn sinh kế từ công việc mang lại không đủ trang trải cuộc sống gia đình khi con mỗi ngày một lớn việc học ngày càng tốn kém.

- Khó khăn về hỗ sơ vay vốn để mua thêm máy vắt sổ, máy may cùng chồng làm hàng gia công may mặc, chưa tìm được nguồn hàng để có nguồn hàng ổn định.

- Mong muốn được địa phương hỗ trợ đào tạo nghề may cho chồng thân chủ H để vợ chồng cùng làm tại nhà

* Xác định các yếu tố tác động:

(1) Nguồn lực tự nhiên: Có khoản hiên nhà khá rộng, thuận tiện cho các công việc làm tại nhà.

(2) Nguồn lực con người

Điểm mạnh Điểm yếu Yếu tố cơ hội Yếu tố

thách thức - Sự quyết tâm của thân

chủ trong tìm kiếm thêm việc làm nhằm tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình từ việc đầu tư máy móc thiết bị để hai vợ chồng cùng làm hàng gia công tại nhà.

- Đã có kinh nghiệm trong nghề may

- Vợ chồng yêu thương gắn bó, con ngoan ngoãn.

- Thân chủ H gặp trở ngại trong sinh hoạt, làm việc

- Vết thương chồng thân chủ H hiện nay lại tái phát, đau nhức nên công việc phụ sửa xe không thường xuyên, thu nhập không ổn định.

Công việc hiện nay không tạo nguồn thu nhập ổn định

Có sự trợ giúp

của NV

CTXH trong việc lập kế hoạch kinh doanh để vay vốn từ Ngân hàng, các nguồn quỹ của Hội

Chưa có kinh nghiệm kinh doanh

90

(3) Nguồn lực xã hội:

Điểm mạnh Điểm yếu Yếu tố cơ hội

Ban Chủ nhiệm Tổ phụ nữ tự lực và Hội LHPN Thành phố, Trung tâm hỗ trợ Phụ nữ tỉnh tạo điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ vay vốn và giới thiệu nhận hàng gia công về nhà làm, từ đó có nguồn hàng ổn định.

Gia đình hai bên nội ngoại cũng còn có những khó khăn nên không có bất cứ sự hỗ trợ nào.

- Chính quyền hỗ trợ đào tạo nghề may cho chồng chị để hai vợ chồng có thể cùng làm công việc may gia công - Thân chủ H là thành viên Tổ phụ nữ tự lực nên có sự hỗ trợ, tư vấn từ các thành viên của Tổ, NVCTXH, Trung tâm hỗ trợ Phụ nữ và Hội LHPN TP Thủ Dầu Một hướng dẫn lập kế hoạch ý tưởng kinh doanh, có thêm nguồn hàng gia công về nhà làm.

- Nguồn lực từ xã hội như Hội Chữ thập đỏ, Hội LHPN có thể hỗ trợ các phương tiện sinh kế.

(4) Nguồn lực tài chính:

Điểm mạnh Điểm yếu Yếu tố cơ hội Yếu tố thách

thức - Nguồn vốn Hỗ trợ

Phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN tỉnh - Vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng

Gia đình thân chủ không có khoản tiền tích trữ

Chính sách về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho NKT như hỗ trợ tiền đào tạo nghề trong 5 tháng, tiền đi lại học việc, tiền ăn trưa …

Thân chủ không có kinh phí mua máy may mới

(5) Nguồn lực vật chất:

Điểm mạnh Điểm yếu Yếu tố cơ hội Yếu tố thách thức Nhà tương đối

rộng, có thể để được nhiều hàng gia công

Là nơi vợ chồng thân chủ H có thể làm thêm buôn bán nhỏ

Thân chủ không có máy may tốt để làm việc

Nguồn lực từ xã hội như Hội Chữ thập đỏ, Hội LHPN có thể hỗ trợ phương tiện sinh kế: xe nước mía, máy may, con giống, xe lăn cho vợ chồng thân chủ H đi lại

Máy may đang sử dụng đã cũ, thường xuyên hỏng, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập từ công việc sửa quần áo.

Bước 4: Lập kế hoạch giúp đỡ

91

Từ những đánh giá các vấn đề ban đầu của thân chủ cũng như xác định các vấn đề về cơ hội, thách thức, khó khăn, thuận lợi của thân chủ, tác giả đã cùng với thân chủ xây dựng kế hoạch để tự thân chủ tự giải quyết vấn đề của chính mình.

Bảng 3.2 Kế hoạch trợ giúp thân chủ Thời

gian

Mục tiêu Hoạt động Người

tham gia

Kết quả thực hiện

Tuần 1 tháng 11/2021

Tiếp cận thân chủ để tìm hiểu những vấn đề của thân chủ đang gặp phải

Thân chủ tin tưởng, trình bày về những khó khăn mong muốn và nhu cầu của bản thân trong sinh kế hàng ngày

Thân chủ NV CTXH

Thân chủ dễ dàng bày tỏ những vấn đề của mình một cách thoải mái, đưa ra được những nhu cầu mong muốn cần được hỗ trợ

Tuần 2 tháng 11/2021

Xác định được những vấn đề của thân chủ đưa ra.

- Đánh giá để biết được đâu là vấn đề ưu tiên

Thân chủ tham gia, phân tích đánh giá vấn đề

Thân chủ NV CTXH

Đánh giá các vấn đề quan trọng của thân chủ. Tìm cách giải quyết vấn đề

Tuần 3 tháng 11/2021

- Xác định được nhu cầu của thân chủ là mong muốn được vay vốn mua thêm máy vắt sổ và máy may công nghiệp

- Tư vấn cho thân chủ tham gia dự thi cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh tổ chức để được hỗ

- Thân chủ

được NV

CTXH hướng dẫn lập kế hoạch vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội và từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN tỉnh.

- Thân chủ lên ý tưởng Kế hoạch khởi nghiệp để tham gia cuộc thi

- Thân chủ

- NV

CTXH - Cộng đồng

- Hội

LHPN thành phố

- Hội

LHPN tỉnh

- Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị vay vốn để mua thêm máy may.

- Thân chủ xây dựng được kế hoạch ý tưởng khởi nghiệp, tham gia cuộc thi để được sự hỗ trợ từ Hội LHPN tỉnh và Trung ương Hội.

92

trợ vốn khởi nghiệp

Giới thiệu cho chồng chị H được học nghề may phụ giúp chị may đồ gia công

Chồng thân chủ được kết nối với chính quyền địa phương để học nghề may miễn phí

- Chồng chị H

- NV

CTXH - Chính quyền địa phương

Chồng thân chủ đã được giới thiệu học nghề may.

Tháng 12 sẽ bắt đầu học (lớp học diễn ra trong 03 tháng)

Tuần 04 tháng 11/2021

- Xây dựng được kế hoạch ý tưởng khởi nghiệp dự thi do Hội LHPN tỉnh phát động vào tháng 02/2022.

- Lập hồ sơ vay vốn gửi Hội LHPN thành phố thẩm định và chuyển Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội LHPN tỉnh xét duyêt cho vay vốn.

- Thân chủ tự lên ý tưởng và được sự hỗ trợ từ NV CTXH để xây dựng ý tưởng khởi nghiệp

- Thân chủ

được NV

CTXH hỗ trợ lập hồ sơ để vay vốn

- Thân chủ

- NV

CTXH - Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh và Hội LHPN tỉnh

Thân chủ có ý tưởng và xây dựng được kế hoạch khởi nghiệp

Thân chủ hoàn thiện hồ sơ vay vốn gửi thẩm định chờ xét duyệt

Tuần 01 tháng 12/2021

Thân chủ tìm được nguồn hàng gia công.

Thân chủ đề xuất những sản phẩm gia công mà thân chủ có thể thực hiện để NV CTXH Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ kết nối tìm nguồn hàng gia công làm tại nhà.

-

NVCTXH - Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ, Thân chủ, các tổ liên kết may gia công.

Tìm được nhiều nguồn hàng để gia công.

Tuần 02 tháng 12/2021

- Đánh giá kết quả

Thân chủ cùng NVCTXH lượng giá các hoạt động thực hiện

- NV

CTXH - Thân chủ - Chồng thân chủ

1. Thân chủ được xét duyệt vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội với số tiền là 20 triệu đồng. Đầu tháng 12/2021

93

Bước 5: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ thân chủ H theo kế hoạch Những vấn đề mà PNKT gặp phải chủ yếu liên quan đến các vấn đề kinh tế để đảm bảo đời sống sinh hoạt hàng ngày, các vấn đề được giải quyết dựa trên việc cung cấp cho PNKT những chính sách, quyền lợi liên quan, những hoạt động hỗ trợ sinh kế thế bằng việc tư vấn và kết nối các nguồn lực hỗ trợ.

Vai trò của NV CTXH là người tư vấn, hướng dẫn và kết nối các nguồn lực cho thân chủ trong việc tìm kiếm các hoạt động tạo nguồn sinh kế để có thu nhập cho đời sống hàng ngày. Đối với chị H, phương tiện sinh kế duy nhất là chiếc máy may đã cũ, thường xuyên hư hỏng, hoàn cảnh gia đình hiện tại trông chờ vào nguồn thu nhập từ việc sửa quần áo mà chị đang làm. Chồng chị H đang bị di chứng của tai nạn giao thông nên nguồn thu nhập từ công việc phụ sửa xe bị ảnh hưởng. Với hoàn cảnh gia đình chị H, NV CTXH sẽ hỗ trợ về mặt tuyên truyền các chế độ chính sách đặc thù của Nhà nước dành riêng cho NKT đặc biệt là chính sách phục hồi chức năng, chính sách học nghề, vay vốn hỗ trợ sinh kế cho NKT.

CTXH trong hoạt động hỗ trợ sinh kế bằng việc tư vấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và kết nối nguồn lực hỗ trợ học nghề may cho chồng chị H để hai vợ chồng cùng làm hàng gia công tại nhà, hướng dẫn thân chủ H các thủ tục cần thiết để được vay vốn đầu tư máy may công nghiệp. Nguồn lực bản thân và nguồn lực xã hội là vô cùng quan trọng, vì vậy NV CTXH phải chủ động tìm kiếm nguồn lực

được giải ngân vốn.

2. Chồng thân chủ đang học nghề may miễn phí đến giữa tháng 03/2022 sẽ hoàn thành.

3. Thân chủ gửi bài dự thi Ý tưởng Phụ nữ khởi nghiệp năm 2022 do Hội LHPN tỉnh tổ chức.

94

cộng đồng bằng việc kết nối vớiTrung tâm bảo trợ và công tác xã hội để đăng ký cho chồng chị H được học nghề may miễn phí từ chính sách của Nhà nước. Đối với thân chủ H, NV CTXH sẽ hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn mua mới máy móc thiết bị làm hàng gia công tại nhà; gợi mở những ý tưởng và cùng với thân chủ xây dựng ý tưởng kinh doanh để tham gia cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp để được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ kết nối vay vốn, hướng dẫn tập huấn kinh doanh. Ngoài ra, NV CTXH phối hợp cùng với Hội LHPN Thành phố và Trung tâm hỗ trợ Phụ nữ để tìm nguồn hàng gia công từ các doanh nghiệp, tổ liên kết, tổ hợp tác làm hàng gia công của Hội Phụ nữ các phường trên địa bàn và ngoài địa bàn. Trung tâm hỗ trợ Phụ nữ tỉnh sẽ là đầu mối và nơi tiếp nhận, phân phối nguồn hàng cho vợ chồng thân chủ (đến lấy hàng hóa và giao thành phẩm).

Bước 6: Lượng giá và kết thúc

Quá trình lượng giá được thực hiện hàng ngày để xem xét các hoạt động hỗ trợ PNKT mà NV CTXH đưa ra có phù hợp hay không, đã tác động tới thân chủ như thế nào, có hướng vào mục tiêu đặt ra hay không.

Với trường hợp của thân chủ, NV CTXH đã thực hiện được mục tiêu là hoàn thành công tác tuyên truyền về chính sách học nghề, chính sách vay vốn đối với NKT tới thân chủ, tư vấn các hoạt động sinh kế phù hợp, gợi mở những ý tưởng và cùng với thân chủ xây dựng kế hoạch kinh doanh để vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đầu tư vào máy móc thiết bị. Ngoài ra, NV CTXH còn kết nối được với Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội giới thiệu chồng chị H được học nghề may miễn phí, giới thiệu liên kết các tổ liên kết làm hàng gia công may mặc, túi xách, thú nhồi bông để có nguồn hàng thường xuyên giúp tạo thu nhập ổn định cho gia đình thân chủ. Thân chủ H gửi bài dự thi Ý tưởng Phụ nữ khởi nghiệp năm 2022 do Hội LHPN tỉnh tổ chức (nếu đạt giải sẽ được Hội LHPN tỉnh khen thưởng và giới thiệu kết nối các nguồn lực hỗ trợ vốn vay (không tính lãi) cho thân chủ H khởi nghiệp).

95

KẾ HOẠCH Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP I. Tên ý tưởng: Thành lập Tổ hợp tác may gia công

Việc mở tổ hợp tác may gia công tại nhà là ngành nghề dễ tạo việc làm cho PNKT vận động, giúp các chị có môi trường giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm với các chị có cùng hoàn cảnh. Từ đó, chị em có sự cảm thông, cùng hỗ trợ nhau trong sinh kế và chia sẻ kinh nghiệm tròng xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái trưởng thành, cùng giúp nhau hòa nhập tốt hơn với cộng đồng xã hội và tạo công ăn việc làm cho PNKT khác.

II. Tóm tắt ý tưởng kinh doanh

Trong thị trường tiêu dùng hàng hóa hiện nay, có một phân khúc và một bộ phận khách hàng ngày càng chuộng “mặc đồ nhà làm”, giá cả phù hợp với nhiều người thì đây chính là thời cơ giúp các tổ hợp tác may đồ sẵn phát triển thị trường, thu tiền triệu mỗi ngày. Quy mô của tổ sẽ quyết định đến số doanh thu mỗi ngày.

Các tổ may gia công thường chọn mua vải, chỉ tính theo cân và là hàng thanh lý.

Sau khi khảo sát “đầu vào” và “đầu ra” của ý tưởng kinh doanh, chúng tôi thấy rằng: Tổ may gia công quy mô 6 người sẽ cần chi phí đầu tư là 80 triệu đồng cho các đầu mục:

- Địa điểm: Với 06 người thì cần tối thiểu không gian làm việc, di chuyển và cất trữ chữ từ 50 mét vuông trở lên (không tốn chi phí do tận dụng diện tích hiên nhà).

- 04 máy may công nghiệp loại 1 kim; 02 máy vắt sổ

- Tiền chỉ: Với đơn hàng 300 sản phẩm tiêu tốn khoảng 15 kg chỉ tương ứng khoảng 600.000 đồng.

- Tiền nhân công: Trung bình ngày làm việc 8 tiếng, tay nghề cơ bản vào khoảng 4,5 triệu đồng/người; 06 nhân công với chi phí 27 triệu đồng/tháng.

- Chi phí vận chuyển, điện trong quá trình sản xuất (3 triệu đồng/tháng).

- Với thời gian làm việc 8 tiếng/ ngày, năng suất ban đầu là 150 sản phẩm/ngày, trong tháng đầu tiên khi mở tổ hợp tác sẽ cần chi phí 69 triệu đồng hoàn toàn có thể mở tổ hợp tác quy mô nhỏ (6 nhân công). Trường hợp sản xuất

Một phần của tài liệu Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế phụ nữ khuyết tật trên Địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)