Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại viện kiểm sát nhân dân tỉnh kiên giang (Trang 41 - 50)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó:

- Chức năng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân:

+ Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

+ Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

- Chức năng Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân:

+ Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

+ Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong đó:

 - Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

+ Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

+ Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;

+ Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;

+ Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;

+ Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;

+ Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;

+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện Kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;

+ Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;

+ Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;

kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;

+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;

+ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang Hiện nay Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang có 72 Biên chế và 9 Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, được tổ chức gồm: Ban Lãnh đạo, 10 phòng chuyên môn. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang có 02 kế toán và 01 thủ quỹ.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang a) Ban Lãnh đạo Viện

- Viện trưởng là người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, chịu trách nhiệm trước Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.

PHÓ VIỆN TRƯỞNG PHÓ VIỆN TRƯỞNG PHÓ VIỆN TRƯỞNG

VIỆN TRƯỞNG

Thanh tra - Kiểm

sát và quyếtgiải khiếu nại, tố cáo trong

động tưhoạt pháp Phòng

Tổ chức cán bộ Phòng

Kiểm sát thi hành án dân sự Phòng

Kiểm sát quyết cácgiải

vụ án chính,hình doanhkinh thương mại, lao động và các việc khác theo

quy định của pháp

luật Phòng

Kiểm sát việc giải quyết các

vụ, việc dân sự, hôn nhân

gia đình Phòng

Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình

sự Phòng

THQCT, KSXXphúc thẩm án

hình sự Phòng

THQCT, KSĐT, sơ thẩmKSXX án hình sự về trật tự xã hội kinh tế Phòng

THQCT, KSĐT, sơ thẩmKSXX án hình sự về an ninh, ma túy, tham nhũng, chức vụ

và án phạmxâm động tưhoạt

pháp phòngVăn

tổng hợp

- Các Phó Viện trưởng là người giúp Viện trưởng chỉ đạo từng lĩnh vực công tác của đơn vị theo sự phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về các quyết định của mình trong giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công.

b) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

- Văn phòng tổng hợp: Tham mưu, tổng hợp giúp lãnh đạo Viện tỉnh về công tác quản lý hành chính, chỉ đạo, điều hành và tổ chức, thực hiện các hoạt động công tác nghiệp vụ kiểm sát và công tác thi đua khen thưởng của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.

- Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh, ma túy, tham nhũng, chức vụ và án xâm phạm hoạt động tư pháp: Giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự về an ninh, ma túy, tham nhũng, chức vụ và án xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh; thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật giai đoạn xét xử sở thẩm đối với những vụ án do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phân công đảm bảo việc điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng căn cứ pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai.

- Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội kinh tế: Giúp Viện trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh; thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra, xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội, kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh; Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với vụ án do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phân công.

- Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự:

Giúp Viện Trưởng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình

sự; kiểm sát các bản án, quyết định hình sự sơ thẩm; tham mưu cho Viện trưởng ra quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật hoặc báo cáo Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án sơ thẩm (cấp huyện), bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự: Tham mưu cho lãnh đạo Viện xây dựng chương trình, kế hoạch công tác kiểm sát để triển khai cho cả hai cấp kiểm sát cùng tổ chức thực hiện và trực tiếp công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.

- Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình:

Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức thực hiện nhiệm vụ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình của Tòa án; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có vi phạm pháp luật.

- Phòng Kiểm sát giải quyết các vụ án hình chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật: Giúp lãnh đạo Viện tỉnh thực hiện vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Tham mưu cho lãnh đạo Viện tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cùng cấp và Viện Kiểm sát nhân dân huyện, thị, thành khi phát hiện có vi phạm pháp luật.

- Phòng Kiểm sát thi hành án dân sự: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự của Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Phòng Tổ chức cán bộ: Tham mưu cho Ban Cán sự Đảng và Ban lãnh đạo Viện tỉnh trong công tác tổ chức cán bộ: Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đánh giá, quản lý cán bộ; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức vụ và chức danh tư pháp; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý; đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ chính sách đối với công chức, người lao động và làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Thanh tra - Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp: Tham mưu cho Viện trưởng VKSND tỉnh trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành về công tác Thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014; Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND, ban hành kèm theo Quyết định số 192/QĐ-VKSTC ngày 15/5/2019 (gọi tắt là Quy chế 192) và Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, ban hành kèm theo quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V1 ngày 02/02/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao.

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang Áp dụng Chế độ kế toán HCSN:

- Năm 2017 áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán HCSN ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.

- Năm 2018 và 2019 áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

Sử dụng phần mềm kế toán HCSN MISA của Công ty cổ phần MISA. Phần mềm này tích hợp được nhiều chức năng khác nhau như: Kế toán tiền lương, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán xây dựng cơ bản, báo cáo quyết toán chi NSNN…. Các chức năng này được thiết lập chặt chẽ và liên thông với nhau một cách hợp lý giúp việc phân tích các kết quả kế toán được dễ dàng. Phần mềm hiện nay còn hỗ trợ kết nối với Dịch vụ công.

Tất cả các chứng từ phát sinh được tập trung về kế toán viên. Kế toán viên sẽ tiếp nhận chứng từ để xem xét, kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ, lập chứng từ kế toán trình Kế toán trưởng xem xét, ký và sau đó trình lãnh đạo duyệt cho thanh toán. Sau khi các chứng từ đã được thanh toán, kế toán sẽ lưu lại đến cuối kỳ kế toán, tổng hợp, tiến hành đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp, khoá sổ và lập báo cáo tài chính.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, được ngân sách đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động (phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm theo Quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).

Dự toán kinh phí được phân bổ theo định mức chi thường xuyên theo định mức củ thể của ngành Kiểm sát (định mức này được ổn định cho một thời kỳ ngân sách theo quy định của Luật NSNN). Cụ thể:

Áp dụng định mức phân bổ dự toán chi NSNN thống nhất trong ngành Kiểm sát nhân dân qua hàng năm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành các Quyết định qua hàng năm cụ thể: Năm 2017 thực hiện theo Quyết định số 858/QĐ-VSKTC ngày 30/12/2016 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi NSNN năm 2017; Năm 2018 theo Quyết định số 216/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi NSNN năm 2018; Năm 2019 theo Quyết định số 270/QĐ-VKSTC ngày 28/12/2018 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi NSNN năm 2019. Trong ba năm qua định mức phân bổ chi thường xuyên cơ sở đối với chỉ tiêu biên chế cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang là 35 triệu đồng/người/năm (Không bao gồm lương, các khoản phụ cấp theo lương và chi thường xuyên đặc thù).

Trên cơ sở định mức phân bổ dự toán nói trên, số định biên được giao và nhiệm vụ, hoạt động nghiệp vụ đặc thù của ngành, dự toán kinh phí giao cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang được xác định trên dự toán hàng năm đơn vị lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại viện kiểm sát nhân dân tỉnh kiên giang (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w