ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại viện kiểm sát nhân dân tỉnh kiên giang (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

2.3.1. Kết quả đạt được

Viện trưởng cơ quan rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm của công chức và người lao động trong cơ quan, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình công việc của cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức.

Cơ quan đã ban hành các quy chế để thực hiện như: Quy chế tổ chức tiếp công dân;

Quy chế làm việc; Quy chế thi đua khen thưởng; Quy chế nâng lương trước thời hạn; Quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin; Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước...

Cơ cấu tổ chức của Viện cơ bản phù hợp với hoạt động, tất cả mọi công chức và người lao động đều tập trung cho nhiệm vụ chuyên môn, kể cả Lãnh đạo Viện cũng dành phần lớn thời gian để trực tiếp thực hiện công tác điều hành chuyên môn.

Công tác tuyển dụng công chức công khai, tuyển người theo nhu cầu với những vị trí mà các phòng chuyên môn yêu cầu theo đúng quy định của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử công chức tham gia các lớp đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn để nâng cao trình độ trong giải quyết công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán có trình độ và tận tình với công việc.

Hệ thống chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ được quy định một cách khoa học, thời gian luân chuyển luôn được rút ngắn, tiện cho việc kiểm soát. Thực hiện kiểm soát theo đúng mức chi và nội dung chi theo quy định tại các văn bản pháp quy và quy chế cơ quan.

Công khai tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của cơ quan cho công chức và người lao động trong các cuộc họp, hội nghị cán bộ công chức hằng năm.

Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, theo đó thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức trong 3 năm 2017-2017 giảm dần trung bình: 642.068 đồng/người/tháng (năm 2017), 505.041 đồng/người/tháng (năm 2018) và 309.063 đồng/người/tháng (năm 2019)

Một số thủ tục kiểm soát đã cơ bản hoàn thiện và tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với quy định mới.

Bảng 2.4. Số liệu chi thường xuyên theo nhóm mục chi tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nhóm mục Số tiền Tỷ trọng

% Số tiền Tỷ trọng

% Số tiền Tỷ trọng % Thanh toán cho cá nhân 11.867,

4 51 13.029,6 65 13.361,5 66

Chi hàng hóa, dịch vụ 10.499,

1 45 6.622,3 33 6.220,7 31

Chi khác 1.027,8 4 470,8 2 760,8 3

Tổng cộng 23.394,

3 100 20.122,7 100 20.343,0 100 (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo nhóm mục chi. Chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi thường xuyên. Nhưng đây là những khoản chi có tính chất ổn định, ít thay đổi, kiểm soát hồ sơ chứng từ cho nhóm mục chi này đơn giản hơn các nhóm mục chi khác. Chiếm tỷ trọng tương đối lớn là nhóm chi hàng hóa, dịch vụ; đây là nhóm mục chi có tính chất đa dạng và phức tạp nhất, được nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh nhất nên các sai phạm thường rơi vào nhóm mục chi này.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất về kiểm soát khoản mục chi thanh toán cho cá nhân, công tác kiểm

soát việc lập bảng lương chưa được thực hiện dễ xảy ra sai sót do áp dụng sai văn bản, chính sách pháp luật; sai dữ liệu thông tin nhân sự liên quan đến dữ liệu tính lương và thu nhập; thông tin nhân sự không cập nhật kịp thời trong kỳ tính lương;...

Thứ hai về công tác kiểm soát chi đối với nhóm mục chi về hàng hóa, dịch vụ:

- Kiểm soát việc sử dụng điện, nước tại Viện đôi khi còn chủ quan trong việc quản lý. Đối với khoản chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, kế toán chưa kiểm soát được vì vậy sẽ dẫn đến tình trạng thông đồng giữa cán bộ theo dõi việc sửa chữa với đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc kê khống khối lượng sữa chữa.

- Công tác kiểm soát mục chi nhiên liệu (xăng xe) chưa đảm bảo, chưa có người kiểm soát số km đầu và số km cuối trong mỗi lần điều xe.

- Mục chi vật tư văn phòng chủ yếu như giấy A4, mực máy in cung cấp cho các phòng được mua tập trung tại văn phòng và cung cấp cho các phòng theo định mức nhưng chưa kiểm soát được giá mua.

- Công tác kiểm soát chi mua sắm tài sản đã có quy trình thủ tục thực hiện song thủ tục mua sắm còn chưa được công bố rõ ràng trong quy chế dẫn đến việc hoàn thiện hồ sơ chứng từ tốn kém nhiều thời gian, việc thanh toán chưa tuân thủ quy định dẫn đến sử dụng ngân sách không hiệu quả.

Thứ tư về công tác kiểm soát chi khác: Hiện tại, tại Văn phòng Viện tỉnh nội dung chi khác chưa có một định mức cụ thể, dẫn đến chưa kiểm soát được chi phí này.

Thứ năm những hạn chế khác về bảo mật thông tin: Hiện nay đã có những trường hợp dữ liệu trong máy tính, máy chủ phần mềm bị virut không phục hồi lại được, dẫn đến nhiều vấn đề, rủi ro rất khó khăn trong công tác tổng hợp, xử lý số liệu báo cáo. Do vậy, cán bộ công nghệ thông tin cần quan tâm hơn đến các thiết bị phục vụ công tác kế toán tại Viện tỉnh nếu không hậu quả rất nghiêm trọng.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Một là về quan điểm lãnh đạo: Thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên chủ yếu nâng cao tầm quan trọng

của các yếu tố chuyên môn tại Viện tỉnh. Nên công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Viện tỉnh chưa đề cập nhiều và triệt để trong hội nghị cán bộ công chức vào hàng năm.

Hai là công tác cán bộ: Với khối lượng công việc ngày càng lớn, tính chất công việc ngày càng phức tạp, trong khi có hai công chức kế toán đôi khi quá tải dễ dẫn đến sai sót.

Ba là về công tác kế toán: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ chưa được hoàn thiện. kế toán chưa nghiên cứu khai thác hết tính năng của phần mềm kế toán nên cũng còn tình trạng phải làm báo cáo thủ công.

Bốn là về quy trình kiểm soát: Chưa thực sự có một quy trình rõ rệt và nội dung kiểm soát chi thường xuyên của Viện cơ bản dựa vào các chính sách, chế độ, định mức của nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu và phân tích tình hình kiểm soát chi ngân sách tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang cho thấy công tác kiểm soát chi thường xuyên được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, trong một số nội dung chi việc kiểm soát cũng chưa thật sự tốt, vì vậy hoàn thiện công tác kiểm soát sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình phát triển của đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Trong chương này, tác giả đã đưa ra thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, đánh giá ưu nhược điểm của công tác kiểm soát và xác định một số nguyên nhân gây hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang để đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát một cách hiệu quả hơn trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại viện kiểm sát nhân dân tỉnh kiên giang (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w