Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 21 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững

1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam

Thuật ngữ “tiêu chí” là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm.

Thuật ngữ “Chuẩn nghèo” là thước đo nhằm xác định ai là người nghèo (hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

nước; nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, đến nay, nước ta đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nghèo.

Từ nội hàm của thuật ngữ “tiêu chí” và “chuẩn nghèo”, ta có thể hiểu tiêu chí xác định chuẩn nghèo: là thước đo lường của một tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội nào đó đưa ra để đánh giá mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Nếu ai có thu nhập thấp dưới quy định đã đưa ra thì được gọi là người nghèo. Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo.

1.1.2.1. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo quốc tế

Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm và mức kcal tối thiểu cần thiết cho một người sống trong ngày là 2.100kcal/người/ngày.

Ngân hàng thế giới căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người để đánh giá mức độ giàu nghèo thì chưa phản ánh được toàn diện trình độ phát triển, về mức sống và an sinh xã hội của một quốc gia. Vì vậy, cơ quan nghiên cứu con người của Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI - Human Poor Index) và Chỉ số nghèo khổ tổng hợp (MPI – Multidimensional Poverty Index). Chỉ số HDI lần đầu tiên được đưa ra trong báo cáo phát triển con người năm 1997 nhằm cố gắng tập hợp các đặc tính khác nhau về khía cạnh chất lượng cuộc sống con người vào trong một chỉ số tổng hợp để tiến tới đánh giá tổng hợp về mức độ nghèo khổ của một cộng đồng. Chỉ số nghèo khổ tổng hợp phản ánh mức độ thiếu hụt của mỗi cá nhân theo ba phương diện: sức khỏe, giáo dục và chất lượng cuộc sống.

Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống: Bao gồm ba nhân tố cơ bản, đó là tuổi thọ, tỷ lệ tỷ vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Sự kết hợp chỉ tiêu thu nhập, chỉ tiêu phát triển con người và chỉ tiêu chất lượng cuộc sống cho phép chúng ta nhìn nhận các nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển con người trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.1.2.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam

Tiêu chuẩn nghèo ở Việt Nam đã có sự thay đổi và sâu sắc hơn, có nhiều tiến bộ để phù hợp với tiêu chuẩn nghèo của thế giới.

* Giai đoạn 2011 – 2015

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ tiêu chí xác định chuẩn nghèo cụ thể như sau:

+ Hộ nghèo:

- Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.

- Vùng thành thị: Có mức thu nhập 500.000đồng/người/tháng trở xuống.

+ Hộ cận nghèo:

- Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 401.000-520.000 đồng/người/tháng.

- Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 501.000-650.000 đồng/người/tháng.

* Tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 - Đo lường nghèo thu nhập

Theo tinh thần Nghị quyết 15-NQ/TW và Nghị quyết 76/2014/QH13, cần tiến hành nghiên cứu và xây dựng chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập. Mức sống tối thiểu là mức thu nhập nhằm đáp ứng chi trả những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống. Chuẩn mức sống tối thiểu được xây dựng dựa trên cơ sở các nhu cầu tối thiểu về tiêu dùng lương thực thực phẩm và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm. Đây là tiêu chí mang tính

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

khách quan, không phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước, còn được gọi là chuẩn phúc lợi xã hội đầy đủ. Đồng thời, cần tiến hành xây dựng chuẩn hỗ trợ chính sách (hoặc chuẩn nghèo cùng cực) là mức độ tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu đơn giản của con người, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, tuy nhiên không được thấp hơn 1,25 USD/người ngày.

- Chuẩn nghèo đa chiều

Chuẩn nghèo đa chiều tức là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là nghèo đa chiều. Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc tế, một hộ gia đình thiếu 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên sẽ bị coi là nghèo đa chiều. Chuẩn này sẽ được giữ không thay đổi trong thời gian quy định, không phụ thuộc vào lượng ngân sách có sẵn, không thay đổi khi thay đổi mục tiêu hay khi tình hình thay đổi do tác động chính sách.

- Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, cụ thể:

* Các tiêu chí về thu nhập

- Khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập 700.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập 900.000 đồng/người/tháng.

* Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; BHYT; trình độ giáo dục của người lớn;

tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Bảng 1.1: Bảng xác định nghèo đa chiều Chiều

nghèo Chỉ số đo lường Mức độ thiếu hụt

1. Giáo dục

1.1 Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

1.2. Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học

2. Y tế

2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/ chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường)

2.2. BHYT Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có BHYT

3. Nhà ở

3.1. Chất lượng nhà ở

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4 cấp độ:

nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

3.2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

4. Điều kiện sống

4.1. Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

4.2. Hố xí/nhà vệ sinh

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

5. Tiếp cận thông tin

5.1. Sử dụng dịch vụ viễn thông

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

5.2. Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

* Tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau:

Hộ nghèo

- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống.

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo

- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Chính sách giảm nghèo được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau.

Dựa trên phạm vi ảnh hưởng của chính sách, chính sách giảm nghèo được phân thành chính sách tác động gián tiếp và chính sách tác động trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo.

Căn cứ vào bản chất đa chiều của đói nghèo, chính sách giảm nghèo được chia: i) Nhóm chính sách nhằm tăng thu nhập cho người nghèo; ii) nhóm chính sách nhằm tăng cường các khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

bản cho người nghèo; iii) nhóm chính sách giảm thiểu rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn thương; iv) nhóm chính sách tăng cường tiếng nói cho người nghèo.

Căn cứ vào 3 trụ cột tấn công đói nghèo của Ngân hàng thế giới các chính sách giảm nghèo được phân thành: i) nhóm chính sách tạo cơ hội cho người nghèo; ii) nhóm chính sách trao quyền và nhóm chính sách an sinh xã hội.

1.1.2.4. Nhóm tiêu chí đánh giá chính sách chung, bao gồm các tiêu chí sau:

- Tính hiệu lực của chính sách: Đây là tiêu chí phản ánh khả năng tác động vào xã hội của chính sách giảm nghèo bền vững; hiệu lực theo đối tượng điều chỉnh, hiệu lực theo thẩm quyền quản lý, hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo thời gian tác động của chính sách.

- Kết quả thực hiện chính sách: Là những lợi ích mà chính sách giảm nghèo bền vững mang lại cho xã hội, đặc biệt là các đối tượng của chính sách.

Tiêu chí này có thể bao gồm những kết quả đạt được so với mục tiêu mà chính sách hướng đến và tạo ra chuyển biến tích cực làm giảm tình trạng đói nghèo ở những nơi mà chính sách đang được tổ chức triển khai thực hiện.

- Tính hiệu quả của chính sách: Là những kết quả đạt được so với chi phí phải bỏ ra để thực hiện chính sách. Kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

tiềm lực của đối tượng chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và khả năng tham gia vào quá trình chính sách của chính các đối tượng chính sách...

1.1.2.5. Nhóm tiêu chí bổ sung, bao gồm các tiêu chí sau:

- Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức.

- Khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình thực hiện chính sách.

- Khả năng huy động nguồn lực và hình thức huy động nguồn lực cho quá trình thực hiện chính sách.

- Sự thay đổi của đời sống và các dịch vụ xã hội.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Một phần của tài liệu (Luận văn) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)