Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (Luận văn) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 61 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

2.3.2.1. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đẩy mạnh phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện thông qua nhiều hình thức với nhiều nội dung phong phú.

Hằng năm, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã luôn được tập huấn, nâng cao năng lực về công tác giảm nghèo, tiếp cận các văn bản, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh – Truyền hình huyện cũng thực hiện các phóng sự tại địa bàn các xã, thị trấn, đồng thời còn tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên hệ thống báo Quảng Trị với nhiều nội dung như: Phóng sự, tin, bài...Vì vậy, công tác giảm nghèo đã đi vào ý thức, cách nghĩ, cách làm của các cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.

2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, đồng bào DTTS, người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Hàng năm, đã mua và cấp trên 32.100 thẻ bảo biểm y tế cấp cho các đối tượng theo quy định.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Công tác khám chữa bệnh ngày càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện, triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, thực hiện việc khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách ưu đãi của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, và đồng bào DTTS. Tỷ lệ hộ thiếu hụt khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giảm từ 4,61%% (năm 2016) xuống 1,96%

(năm 2018); và không còn người thiếu hụt về BHYT.

2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo

UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục kịp thời, đầy đủ tạo điều kiện cho học sinh nghèo, học sinh đồng bào DTTS thực hiện quyền đi học một cách thuận lợi.

Trong giai đoạn 2008 - 2019, có 149.497 lượt học sinh được hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ theo Nghị định 86, Nghị định 116, chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ, hỗ trợ học sinh khuyết tật…) với tổng kinh phí hơn 154.594 triệu đồng.

Có 100% học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh ở thôn, xã đặc biệt khó khăn được miễn học phí toàn bộ.

Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP:

Năm học 2016 - 2017, đã hỗ trợ 210.690 kg gạo cho 1.562 học sinh. Trong đó, số học sinh cấp tiểu học là 217 học sinh với số lượng gạo hỗ trợ là 29.100 kg; số học sinh cấp THCS là 1.345 học sinh với số lượng gạo là 181.590 kg.

Năm học 2017-2018, hỗ trợ 247.455 kg cho 1.833 học sinh. Trong đó, số học sinh cấp tiểu học là 321 học sinh với số lượng gạo hỗ trợ là 43.335 kg; số học sinh cấp THCS là 1.512 học sinh với số lượng gạo là 204.120 kg.

Ngoài ra, giai đoạn 2008 - 2019, đã tổ chức đào tạo 22 cán bộ công chức xã tham gia học lớp Trung cấp kinh tế tại tỉnh; 12 cán bộ công chức tham gia lớp Trung cấp chính trị; 316 cán bộ cấp xã tham gia bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Tổ chức 02 lớp Trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ huyện và

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

xã với 175 học viên. Tổ chức 57 lớp tập huấn cho cán bộ thôn, bản và 02 lớp tập huấn cho trí thức trẻ, cán bộ xã về nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho 1.822 lượt người và thực hiện 06 chuyến học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ xã và trí thức trẻ.

2.3.2.4. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

Giai đoạn 2008 - 2019 đã có hơn 12.067 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở (theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015; Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Quân đội Viettel hỗ trợ: 1.469 nhà với kinh phí 12.732 triệu đồng.

Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, tạo điều kiện cho người nghèo có chỗ ở ổn định, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Cũng thông qua thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo đã giúp người dân nâng cao được nhận thức về truyền thống nhân văn và nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta, tinh thần tương thân tương ái, xây dựng tình cảm cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.

Chất lượng về nhà ở được cải thiện; năm 2016, thiếu hụt về chất lượng nhà ở 58,3% đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 41,7%.

2.3.2.5. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Tổng kinh phí giai đoạn 2008-2019: 545.675 triệu đồng. Trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển: 305.473 triệu đồng.

- Vốn sự nghiệp: 104.179 triệu đồng.

- Nguồn khác: 136.023 triệu đồng

Đã hỗ trợ đầu tư 115 công trình trên địa bàn huyện Đakrông (trong đó:

96 công trình đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển, 19 công trình duy tu sửa chữa từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư), với tổng kinh phí là

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

316,062 tỷ đồng, bao gồm: 03 công trình cấp huyện, với tổng kinh phí 17,764 tỷ đồng (01 công trình cơ sở dạy nghề tổng hợp; 01 công trình bệnh viện huyện; 01 công trình trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huyện); 93 công trình cấp xã, với tổng kinh phí 279,035 tỷ đồng (15 công trình trường học; 04 công trình trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn; 54 công trình đường giao thông liên thôn, bản, đường vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung; 05 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; 04 công trình điện phục vụ sản xuất và dân sinh; 9 công trình nước sinh hoạt tập trung; 02 công trình trạm chuyển tiếp phát thanh xã); Duy tu, sửa chữa 19 công trình, với kinh phí là 19,263 tỷ đồng (8 công trình đường, 11 công trình nước và một số hạng mục nhỏ khác). Ngoài ra còn bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và lồng ghép với các nguồn vốn khác: 16 công trình, với kinh phí 17,764 tỷ đồng. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng được thực hiện theo trình tự ưu tiên các công trình thiết yếu phục vụ cho sự phát triển KT - XH và dân sinh, khắc phục sự đầu tư dàn trải; công tác giám sát thi công được chú trọng, đồng thời đã tích cực lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện. Các công trình đầu tư đưa vào sử dụng, đã góp phần hoàn thiện dần hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân tại huyện nghèo Đakrông.

2.3.2.6. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo

Nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi của Chính phủ để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững, phòng giao dịch NHCS huyện Đakrông phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tích cực giải ngân nguồn vốn cho các đối tượng có nhu cầu.

Trong giai đoạn 2016-2018, Phòng giao dịch NHCS huyện Đakrông đã giải ngân số tiền hơn 156.067 triệu đồng với 10 chương trình tín dụng cho vay. Trong đó: Cho vay hộ nghèo 75.500 triệu đồng/3.176 hộ; cho vay hộ cận

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

nghèo 9.738 triệu đồng/204 hộ; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 1.536,5 triệu đồng/61 hộ; cho vay hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo là 1.810 triệu đồng/103 hộ và các chương trình cho vay khác.

2.3.2.7. Chính sách hỗ trợ về sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm Hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp: Hỗ trợ các giống câu trồng gồm lúa xác nhận chất lượng cao giống lạc L14 và lạc Lỳ tây nguyên, giống ngô các loại… Hỗ trợ các giống vật nuôi như: lợn thịt F1, lợn nái móng cái, lợn bản, bò cái vàng Việt Nam, con trâu cái, dê địa phương… và các loại thức ăn cho vật nuôi, thuốc thú y, phân bón các loại. Đã hỗ trợ vật liệu để làm chuồng trại như hỗ trợ: tấm lợp fibro, xi măng Bỉm Sơn.

Hỗ trợ trợ máy móc, dụng cụ sản xuất: đã thực hiện cho người dân những máy móc dụng cụ cần thiết, để ứng dụng khoa học, cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của người dân, gồm: bộ dụng cụ sản xuất (lưỡi cuốc, xẻng), lưỡi A Vin, 1cái cúp… Các loại máy móc như: máy xát lúa và nghiền thức ăn, máy tuốt lúa liên hoàn, máy bóc tách hạt ngô, máy xay xát lúa gạo, máy xát 2 tác dụng…

Hỗ trợ xây dựng mô hình: Đã xây dựng các mô hình cụ thể như: Mô hình nuôi gà Lương Phượng, mô hình nuôi bò cái vàng Việt Nam, mô hình trồng lúa nước sử dụng phân viên dúi, mô hình nuôi lợn thịt, mô hình nuôi lợn nái sinh sản, mô hình nuôi lợn rừng lai…

Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn có tầm quan trọng trong tạo việc làm, tăng giá trị sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bề vững, UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo các các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án số 67/ĐA-UBND ngày 27/9/2010 của UBND huyện Đakrông về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020”.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Trong giai đoạn 2008 - 2019: Tổ chức 03 lớp đào tạo khuyến nông khuyến ngư cho 87 học viên là cán bộ khuyến nông viên thôn bản trên địa bàn toàn huyện; đào tạo nghề, tập huấn nghề ngắn hạn cho 8.744 lao động trong đó có chứng chỉ nghề 2.733 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến cuối năm 2018 là 38,46%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 25,92%.

Thông qua nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, hàng năm đã tạo điều kiện cho trên 90% lao động nghèo trên địa bàn huyện có việc làm ổn định.

Huyện cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty về tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đến làm công tác tư vấn, môi giới đưa người dân tham gia xuất khẩu lao động. Đã tư vấn, tuyên truyền xuất khẩu lao động đến từng thôn, bản. Thực hiện phát 45.400 tờ rơi đến tất cả người dân của 14 xã, thị trấn. Đã có 764 lao động được gửi đi đào tạo, trong đó: 589 lao động là người DTTS; 149 lao động thuộc diện hộ nghèo. Đã xuất cảnh được 550 lao động sang các thị trường Nhật Bản, Trung Đông và Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan với 251 lao động là người DTTS và 65 lao động thuộc diện hộ nghèo. Người tham gia xuất khẩu lao động đã được đào tạo nghề nghiệp, khi lao động ở nước ngoài đã có thu nhập gửi tiền về phụ giúp gia đình.

2.3.2.8. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở

Giai đoạn 2008 - 2019, đã thực hiện giao khoán 13.056 ha rừng các hộ gia đình nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng cho 1.176 hộ gia đình. Thực hiện hỗ trợ trên 204,4 tấn gạo, với tổng kinh phí 2,051 tỷ đồng cho hộ nghèo tại các xã tham gia trồng rừng và nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực theo dự án được duyệt. Chất lượng rừng được giao khoán được cải thiện, độ che phủ rừng tăng, tính đa dạng sinh học của rừng được bảo vệ và ngày càng phát triển.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Giao đất trồng rừng: đã cấp 2.990 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.540 hộ gia đình, với diện tích 2.884 ha.

Đã hỗ trợ trồng rừng 3.187,9 ha. Trồng rừng sản xuất góp phần tăng độ che phủ và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, việc trồng rừng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ được nguồn nước, chống xói mòn, cải tạo đất và bảo tồn đa dạng sinh học.

2.3.2.9. Chính sách giúp pháp lý cho người nghèo

Công tác tuyên truyền pháp luật, TGPL được UBND huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn tập trung triển khai thực hiện tạo điều kiện cho nhân dân nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước.

Giai đoạn 2008 - 2019, tổ chức được 89 điểm TGPL lưu động đến các xã trên địa bàn huyện với số người tham gia hơn 2.730 lượt người, trợ giúp 1.830 người có nhu cầu. Thông qua hoạt động TGPL lưu động đã tiến hành lồng ghép tuyên truyền Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND, Bộ Luật hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật Hộ tịch... và các văn bản về chế độ chính sách cho cán bộ và nhân dân. Tổng số câu lạc bộ TGPL trên địa bàn huyện hiện nay:14/14 xã, thị trấn.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Biểu đồ 2.1. Tổng hợp kết quả mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội trên địa bàn huyện Đakrông giai đoạn 2016-2018 theo tiêu chí đo lường

nghèo đa chiều

*Về Y tế, Giáo dục

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Trình độ giáo dục người lớn

Tình trạng đi học trẻ em

Tiếp cận dịch vụ y tế

BHYT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

*Về nhà ở, nước sạch

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

CLNO DTNO Nguồn nước

sinh hoạt

Nhà tiêu vệ sinh

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

* Về tiếp cận thông tin

0 500 1000 1500 2000 2500

Sử dụng dịch vụ viễn thông Tài sản Tiếp cận thông tin

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: UBND huyện Đakrông

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Một phần của tài liệu (Luận văn) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)