CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
3.3. Một số giải pháp cơ bản thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập cho hộ nghèo; nâng cao tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản
3.3.2.1. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm
- Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, có các chính sách hấp dẫn để thu hút một số nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Triển khai, hướng dẫn các cấp tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo, nâng
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
cao hiệu quả công tác dạy nghề, gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội, thực hiện tốt kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu các dự án đầu tư, nhất là các dự án triển khai tại Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận và tham gia; Hỗ trợ các hoạt động chuyển giao kỹ thuật để hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Tăng cường vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội nhằm mở rộng đối tượng cho vay và nâng mức bình quân cho vay trên một hộ, nhằm đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đặc biệt là các thị trường ổn định, mức lương cao như Nhật Bản, Hàn Quốc;
Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh để nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, trong đó có người nghèo, cận nghèo.
Ngoài ra, chương trình, chính sách giảm nghèo cần tập trung hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, theo hướng hạn chế hỗ trợ cho không, chuyển sang hỗ trợ có điều kiện, có đối ứng khi tham gia thực hiện, có thời hạn thu hồi, luân chuyển giao cho cộng đồng đề xuất, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
3.3.2.2. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo
Tổ chức điều tra để nắm thông tin danh sách hộ nghèo cụ thể, phân loại các đối tượng cần hỗ trợ vốn. Ưu tiên cho các hộ chính sách nằm trong diện nghèo có có xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính khả thi vay trước. Thủ tục cho vay, thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và thời
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đồng thời, thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thông qua Tổ vay vốn và tiết kiệm để hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả. Quy trình cho vay có sự kết hợp chặt chẽ của NHCS xã hội, hội đoàn thể, chính quyền địa phương đểcho vay đúng tượng. Việc cho vay tại điểm giao dịch xã sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân được vay vốn dễ dàng. Đối tượng vay vốn phải niêm yết công khai ngay tại trụ sở UBND xã, thông tin và các quy định, hướng dẫn cụ thể, minh bạch.
NHCS xã hội tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác giao dịch lưu động tại xã, đảm bảo việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm… Nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thác và Tổ tiết kiệm và vay vốn. Phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, củng cố hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
3.3.2.3. Chính sách hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống y tế, kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và mạng lưới y tế từ tỉnh đến cấp xã. Thực hiện tốt việc cấp thẻ và khám chữa bệnh BHYT cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào DTTS ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn. Quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
- Thực hiện tốt công tác đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo. Có chính sách ưu đãi cán bộ y tế công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
- Vận động tuyên truyền để người đồng bào DTTS thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Triển khai và nhân rộng mô hình các thôn bản xây dựng hương ước, quy ước về phòng, chống tảo hôn trẻ em.
3.3.2.4. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho hộ nghèo
- Thực hiện tốt chính sách đối với học sinh nội trú, bán trú vùng miền núi và đồng bào DTTS, đảm bảo 100% lượt học sinh, sinh viên con em hộ nghèo, cận nghèo được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định; 100% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; 85% hộ nghèo có người từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở và đi học. Khuyến khích động viên, người nghèo, cận nghèo, người DTTS tích cực đến trường học tập, nâng cao trình độ văn hóa.
- Huy động các nguồn lực từ trung ương, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xóa phòng học tạm bợ ở vùng miền núi, đồng bào DTTS;
tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Thực hiện công bằng chính sách thu hút và luân chuyển giáo viên; có chế độ đãi ngộ để thu hút giáo viên, góp phần khuyến khích, động viên cán bộ và giáo viên yên tâm công tác lâu dài ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
3.3.2.5. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
- Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua để triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng hộ nghèo thiếu hụt đa chiều có hiệu quả.
- Triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, tập trung ưu tiên hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo đồng bào DTTS; tập trung huy
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm để hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở cho hộ nghèo đảm bảo mức tối thiểu về diện tích, chất lượng nhà ở.
3.3.2.6. Chính sách đầu tư xây dựng có sở hạ tầng
- Huy động các nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn vốn để triển khai kế hoạch, gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn huy động cộng đồng. Đặc biệt là đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đóng góp của các cá nhân, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia trong công tác giảm nghèo bền vững. Tiếp tục huy động Quỹ vì người nghèo các cấp để thực hiện giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo.
- Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình 30a, Chương trình 135.
- Ngoài ra, cần huy động, khai thác nguồn nội lực tại cộng đồng cũng là giải pháp quan trọng. Thực hiện giải pháp này bằng cách tuyên truyền, vận động các hộ dân cư trong thôn, bản và trên địa bàn góp vốn xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình, mô hình cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau.
3.3.2.7. Chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào DTTS
- Nâng cao năng lực của cán bộ tư pháp tại cơ sở, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tiếp tục nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc của càn bộ tư pháp để công tác hỗ trợ pháp lý mang lại hiệu quả.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, giải đáp thắc mắc trên Đài phát thanh của xã. Thông tin thường xuyên các văn bản luật mới để người dân nắm bắt, nhất là các chế độ chính sách về giảm nghèo. Những chính sách liên
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
quan trực tiếp đến quyền lợi của người nghèo cần được chính quyền cấp xã phổ biến tới người nghèo, giúp họ tiếp cận và hưởng quyền lợi tối đa từ các chính sách đó. Đối với trường hợp vi phạm về hợp đồng lao động hoặc ở lại bất hợp pháp ở các nước bạn khi người dân đi xuất khẩu lao động thì phải kịp thời tư vấn, hỗ trợ để người dân và gia đình để có những giải pháp xử lý hiệu quả.
3.3.2.8. Thực hiện hỗ trợ văn hóa – thông tin nhằm nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo
Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cải tạo các trạm truyền thanh cơ sở, phát triển mạng viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm tạo điều kiện để người nghèo, đồng bào DTTS được tiếp cận với các dịch vụ thông tin, sử dụng các thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình, giúp họ hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của nhà nước để vươn lên thoát nghèo.