CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. Thực trạng nghèo ở địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Thực trạng hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.4: Kết quả giảm nghèo của huyện Đakrông giai đoạn 2016-2018
STT Huyện Đakrông
Tổng số hộ dân
(hộ)
Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Tổng số
(hộ
Tỷ lệ (%)
Tổng số (hộ
Tỷ lệ (%)
1 Năm 2016 9.340 5.282 56,55 772 8,27
2 Năm 2017 9.830 4.486 45,64 822 8,36
3 Năm 2018 10.141 4.028 39,72 872 8,60
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đakrông - Hộ nghèo: Thực hiện Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020: Đầu năm 2016, theo kết quả của cuộc tổng điều tra, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 56,55% và giảm còn 39,72% vào cuối năm 2018, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,61% (cao hơn so với kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2012-2015). Hộ nghèo dân tộc thiểu số toàn huyện đã giảm từ 5.282 hộ vào đầu năm 2016 xuống còn 4.028 hộ vào cuối năm 2018.
- Hộ cận nghèo: Số lượng hộ cận nghèo toàn huyện tăng từ 772 hộ và vào đầu năm 2016 lên 872 hộ vào cuối năm 2018. Hộ cận nghèo dân tộc thiểu số toàn huyện tăng từ 451 hộ và vào đầu năm 2016 lên 763 hộ vào cuối năm 2018. Nguyên nhân là do đa số hộ nghèo thoát nghèo nhưng chưa vượt qua chuẩn cận nghèo, do đó làm số lượng và tỷ lệ hộ cận nghèo tăng.
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
Bảng 2.5: Kết quả rà soát hộ và nhân khẩu thuộc hộ nghèo theo từng xã của huyện Đakrông năm 2018
TT Địa phương
Hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ nghèo
Số nhân khẩu thuộc hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
Số hộ cận nghèo
Số nhân khẩu cận nghèo
Tỷ lệ hộ cận nghèo
(%) I KV thành thị 279 1,240 25,07 135 574 12,13 1 TT Krông Klang 279 1.240 25,07 135 574 12,13 II KV nông thôn 3.749 18.708 41,53 737 3.404 8,16
1 Xã Ba Nang 325 1.964 53,45 46 281 7,57
2 Xã Ba Lòng 83 284 11,98 35 167 5,05
3 Xã Tà Long 370 1.937 50,00 77 386 10,41
4 Xã Húc Nghì 153 822 41,24 5 20 1,35
5 Xã A Bung 299 1.310 45,03 118 485 17,77
6 Xã Tà Rụt 426 2.039 36,22 73 305 6,21
7 Xã Triệu Nguyên 19 65 6,23 31 129 10,16
8 Xã Mò Ó 113 437 23,89 77 359 16,28
9 Xã Hướng Hiệp 564 2.507 46,31 94 449 7,72
10 Xã A Ngo 376 1.793 49,21 17 76 2,23
11 Xã Hải Phúc 29 128 17,79 6 24 3,68
12 Xã A Vao 361 1.945 57.85 33 157 5,29
13 Xã Đakrông 631 3.477 51.34 125 566 10,17
Tổng cộng I+II 4.028 19.948 39,72 872 3.978 8,60 Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đakrông
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
2.2.2. Về thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội
Hiện nay trên địa bàn huyện Đakrông còn 1.288 nhà tạm bợ chiếm 12,7% và khoảng 43,1% nhà chưa đạt chuẩn.
Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 83%; Tỷ lệ hộ dùng nước sạch ở đô thị đạt 93%; Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,6%.
Các chương trình nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin truyền thông được quan tâm, qua đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ cơ bản về truyền thông… thiếu hụt về sử dụng dịch vụ viễn thông đã giảm 15,9% và thiếu hụt về tài sản phục vụ tiếp cận thông tin giảm 14,1%
so với đầu kỳ.
Đến nay, 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã; 100% xã có điện sinh hoạt, trường tiểu học, và trạm y tế; 100% xã được phủ sóng phát thanh, 90% xã được phủ sóng truyền hình; phần lớn các xã biên giới có hệ thống thông tin liên lạc.
2.2.3. Về thực trạng và nguyên nhân đói nghèo
Tăng trưởng kinh tế của huyện Đakrông trong những năm qua tuy có bước tiến bộ nhưng không bền vững, chủ yếu là dựa vào đầu tư của nhà nước và tài trợ bên ngoài. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, chủ yếu là hưởng nguồn cân đối ngân sách hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp tuy có bước phát triển nhưng thiếu bền vững, năng suất thấp, chủ yếu tự cung, tự cấp.
Tiềm năng du lịch chưa được khai thác để phát triển, sức thu hút kém.
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống chưa được phổ biến rộng rãi.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động thiếu việc làm nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Đakrông bình quân mỗi năm giảm 5% số hộ nghèo, tuy nhiên vẫn còn rất cao.
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
Nguyên nhân:
- Thứ nhất, đa số hộ nghèo là người đồng bào DTTS, sinh sống vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất;
tập quán sinh hoạt lạc hậu, đông con, bệnh tật thường xuyên xảy ra. Người nghèo chưa có ý thức vươn lên để thoát nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước.
- Thứ hai, giảm nghèo ở các xã trên địa bàn huyện Đakrông còn chậm và khó khăn, do tác động của điều kiện tự nhiên khó khăn, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế mang tính tự cung, tự cấp, dịch vụ thiết yếu đáp ứng còn hạn chế. Nghèo tập trung ở các đối tượng chủ yếu không có việc làm, thiếu việc làm hoặc làm việc với hiệu quả thấp dẫn đến không có thu nhập, không có tích lũy, không có nghề trong tay nên không có việc làm, hoặc bị thu hồi đất làm các công trình dự án nên không có đất sản xuất, canh tác.
- Thứ ba, khả năng quản lý, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách các chương trình dự án đầu tư của cán bộ cấp cơ sở rất yếu.
- Thứ tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phát triển chưa đồng bộ. Mặc dù có nhiều chính sách, dự án trên địa bàn với nhiều nguồn vốn khác nhau cùng mục tiêu phát triển và giảm nghèo nhưng lại điều hành theo từng cơ chế riêng với các đầu mối khác nhau, dẫn đến việc lồng ghép các chương trình dự án cùng một mục tiêu nhưng lại gặp khó khăn.