XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.2 Cơ sở lý luận Quản lý thu BHXH bắt buộc
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc 1.2.1.1 Khái niệm
Quản lý thu BHXH liên quan đến các quan hệ, bao gồm quan hệ giữa Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Trong các mối
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
quan hệ đó thì người lao động và người sử dụng lao động là đối tượng quản lý; Nhà nước giao cho cơ quan BHXH làm chủ thể quản lý; Nhà nước là chủ thể duy nhất điều tiết và quản lý BHXH và các bên tham gia có lợi ích khác nhau thậm chí trái ngược nhau (vì người lao động muốn đóng ít nhưng lại muốn được hưởng nhiều quyền lợi, người chủ sử dụng lao động muốn đóng càng ít càng tốt để giảm bớt chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận).
Để quản lý thu BHXH đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước.
Cơ quan BHXH phải xây dựng biện pháp, kế hoạch, tổ chức các thao tác nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan hữu trách và hình thành hệ thống chuyên thu từ Trung ương đến cấp huyện, thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khép kín. Như vậy, trong quản lý thu BHXH, mối quan hệ ba bên là NLĐ, người SDLĐ và cơ quan BHXH được xác lập quyền và trách nhiệm của mỗi bên do pháp luật về BHXH quy định, các quy định này là những căn cứ pháp lý mà mỗi bên do pháp luật về BHXH quy định, các quy định này là những căn cứ pháp lý mà mỗi bên phải tuân thủ, thực hiện nghiêm túc. Mặt khác để thu đúng, thu đủ, kịp thời, đòi hỏi cơ quan BHXH phải có phương pháp và biện pháp hữu hiệu, kể cả các biện pháp hỗ trợ.
Như vậy, khái niệm quản lý thu BHXH có thể diễn đạt: là sự tác động của Nhà nước thông qua các quy định mang tính pháp lý bắt buộc các bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện; trong đó cơ quan BHXH sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng BHXH, BHYT, BHTN để đạt mục tiêu đề ra.
1.2.1.2 Mục tiêu
Thứ nhất, phát triển quỹ BHXH
Theo quy định về quản lý thu BHXH và Luật BHXH năm 2014: “Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước dùng để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ” [6].
Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng phí theo mức phí quy định hoặc cho phép đối tượng tự nguyện tham gia BHXH được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành quỹ BHXH.
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
Có thể nói Quỹ BHXH là bộ phận quan trọng nhất của ngành BHXH, nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngành BHXH, ở nước ta hiện nay thì quỹ BHXH được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và phần hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước.
Quỹ dự trữ BHXH là nguồn chi thứ hai trong quỹ BHXH. Định kỳ hàng tháng, quý, năm cơ quan BHXH giữ hay trích lại một phần quỹ BHXH của mình để thành lập nên quỹ dự phòng, dự trữ BHXH. Quỹ này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khi nhu cầu chi trả quá lớn dẫn đến thâm hụt quỹ BHXH như trong lúc đồng tiền mất giá và do hội đồng quản lý quyết định.
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng của quản lý thu BHXH là phải luôn phát triển quỹ BHXH, đảm bảo quỹ BHXH luôn dương, đủ điều kiện để duy trì bộ máy ngành BHXH và chi trả các chế độ, trợ cấp BHXH cho NLĐ.
Thứ hai, chống thất thoát quỹ BHXH
Cùng với mục tiêu phát triển quỹ BHXH, mục tiêu chống thất thoát quỹ BHXH cũng là một mục tiêu quan trọng, luôn tồn tại song song trong công tác quản lý thu BHXH. Khi quỹ BHXH được phát triển một cách ổn định nhưng công tác quản lý thu BHXH không đạt hiệu quả cao, để xảy ra tình trạng thất thoát quỹ BHXH thì hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, dẫn đến âm quỹ BHXH, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.
Việc buông lỏng quản lý và sử dụng kinh doanh của các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng không đăng ký sử dụng lao động. Khi sử dụng lao động không có hợp đồng lao động cụ thể, hoặc kê khai số lao động thấp hơn thực tế, không đảm bảo các điều kiện qui định của Bộ Luật lao động nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình đối với NLĐ. Do đó cơ quan BHXH không có cơ sở xác định hình thức hợp đồng lao động để khai thác đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; bên cạnh đó mức tiền lương tiền công để tham gia BHXH cũng chưa đúng với thực tế thu nhập của NLĐ; thường thấp hơn nhiều so với mức lương thực tế họ phải đóng cho NLĐ.
Ngoài các hình thức trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động với NLĐ thì việc nợ đọng BHXH và nộp chậm BHXH của các chủ sử dụng lao động cũng là vấn đề
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
cần quan tâm, nhất là các chủ sử dụng lao động là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Hiện nay tuy đã có chế tài xử phạt vi phạm về BHXH nhưng còn chưa hợp lý, quy định về mức nộp phạt còn quá thấp, nên chưa có tính cưỡng chế và không mang lại hiệu quả cao, các quy định về xử phạt, truy tố hình sự cá nhân chủ sử dụng lao động khi phát hiện có hành vi trốn đóng BHXH chưa đủ mạnh để răn đe. Vì vậy trong công tác quản lý thu BHXH để đạt hiệu quả cao và chống tình trạng thất thoát quỹ BHXH thì ngành BHXH ngoài các biện pháp nghiệp vụ nhằm tăng cường quản lư đối tượng thì cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng tăng cường giám sát, điều tra nắm bắt tình hình thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn để tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả.
Thứ ba, đảm bảo an sinh xã hội
Đây là mục tiêu quan trọng nhất của quản lý thu BHXH, vì đảm bảo an sinh xã
hội cũng là mục tiêu và nhiệm vụ của toàn ngành BHXH, ngành BHXH được ra đời và phát triển nhằm thực hiện mục tiêu này: đảm bảo an sinh xã hội là tiền đề cơ bản để ổn định chính trị và sự phát triển, tồn tại của mỗi quốc gia
1.2.1.3 Nguyên tắc quản lý
Nguyễn tắc: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
+ Thu đúng nghĩa là thu đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương và đúng thời gian quy định.
+ Thu đủ nghĩa là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHTY, BHTN và số tiền phải đóng của NLĐ, người SDLĐ.
+ Thu kịp thời nghĩa là thu kịp thời về thời gian khi có phát sinh lao động, quan hệ tiền lương.
Nguyễn tắc: tập trung, thống nhất, công bằng, công khai
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của NLĐ, người SDLĐ phải đảm bảo được công khai, minh bạch.
Nguyên tắc: an toàn, hiệu quả
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH được tồn tích
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
cộng đồng nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá. Vì vậy thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu để tránh lạm dụng, thất thoát và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu.
1.2.2. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện 1.2.2.1. Xây dựng, điều chỉnh và giao kế hoạch thu BHXH băt buộc
Quy trình và các mẫu biểu lập kế hoạch và giao dự toán thu BHXH được quy định chi tiết tại Quyết định 3588/QĐ-BHXH ngày 21/12/2016 của BHXH Việt Nam, nội dung cụ thể như sau:
Lập dự toán thu hàng năm
Hướng dẫn lập dự toán thu hàng năm
+ BHXH Việt Nam: Căn cứ vào các văn bản quy định về xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch, ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán thu năm kế hoạch cho BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an Nhân dân trước ngày 1/6 hàng năm.
+ BHXH tỉnh: Trên cơ sở văn bản hướng dẫn lập dự toán của BHXH Việt Nam, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, hướng dẫn lập dự toán thu năm kế hoạch cho BHXH huyện trước ngày 10 tháng 6 hàng năm.
Lập dự toán thu hàng năm
+ BHXH huyện: Trước ngày 20 tháng 6 hàng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán thu năm kế hoạch của BHXH tỉnh, lập dự toán thu năm kế hoạch của đơn vị theo mẫu biểu quy định gửi BHXH tỉnh.
+ BHXH tỉnh: Tổng hợp, rà soát các chỉ tiêu dự toán thu của BHXH các huyện đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển đối tượng tham gia tại địa phương và định hướng phát triển của Ngành gửi BHXH Việt Nam trước ngày 5 tháng 7 hàng năm.
+ BHXH Việt Nam: Tổng hợp dự toán thu toàn quốc. Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển đối tượng năm sau của các địa phương, những yếu tố tác động đến tốc độ tăng và giảm đối tượng tham gia, các dự báo chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị; trên cơ sở đối tượng, tiền lương BHXH Việt Nam xây dựng
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
dự kiến số kế hoạch giao, tổ chức thảo luận dự toán với BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân trước ngày 20/7 hàng năm và tổng hợp dự toán gửi Bộ tài chính theo quy định.
Phân bổ và giao dự toán thu hàng năm
BHXH Việt Nam: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu BHXH của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam căn cứ số dự toán thu BHXH của Thủ tướng Chính phủ giao; căn cứ số dự toán thu đã thảo luận và dự toán BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân lập gửi đến xem xét, quyết định giao dự toán thu, chi cho BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi năm kế hoạch.
BHXH tỉnh: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán thu của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh xem xét, quyết định giao dự toán thu, chi cho BHXH huyện và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi năm kế hoạch.
BHXH huyện, thành phố: Sau khi được BHXH tỉnh giao dự toán, BHXH các huyện, thành phố căn cứ dự toán được giao, tính toán và xây dựng kế hoạch thực hiện để hoàn thành kế hoạch được giao.
Điều chỉnh dự toán thu hàng năm - Lập dự toán điều chỉnh:
+ BHXH huyện: Trước ngày 20 tháng 8 hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện dự toán của đơn vị, lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao gửi BHXH tỉnh.
+ BHXH tỉnh: Trước ngày 05 tháng 9 hàng năm, tổng hợp và lập điều chỉnh dự toán của BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh dự toán để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ BHXH Việt Nam: Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, tổng hợp dự toán điều chỉnh của BHXH Việt Nam gửi Bộ Tài chính trong trường hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Điều chỉnh dự toán chi hàng năm:
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
+ BHXH Việt Nam:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định điều chỉnh dự toán của Chính Phủ, BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao điều chỉnh dự toán cho BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán (nếu có).
Trường hợp điều chỉnh dự toán thu, chi không làm thay đổi dự toán thu, chi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, BHXH Việt Nam xem xét, quyết định giao điều chỉnh dự toán thu, chi cho BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán (nếu có).
+ BHXH tỉnh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao điều chỉnh dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh xem xét, quyết định giao điều chỉnh dự toán thu, chi cho BHXH huyện và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán (nếu có).
Với quy trình thực hiện như trên, công tác lập và giao kế hoạch đã sát với thực tế trên từng địa bàn, góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH trong năm.
1.2.2.2. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là quản lý
đối thượng tham gia, mà cụ thể là NLĐ và người SDLĐ. Đầu tiên về đối tượng tham gia BHXH, việc làm rất cần thiết là phải quản lý được các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo các địa bàn hành chính quản lý, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và SDLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc. Sau khi xác định đầy đủ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, tổ chức BHXH bắt buộc sẽ tiến hành hướng dẫn các chủ SDLĐ đăng kí tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ thuộc phạm vị đơn vị, đồng thời tiến hành quản lý và kiểm tra việc thực hiện đóng đúng quy định của Nhà nước về hoạt động BHXH của các đơn vị SDLĐ này.
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si
Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc là tổng thể các công việc cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nhất mục tiêu của công tác thu BHXH bắt buộc cần thiết phải tiến hành một quy trình thu kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động tham gia và cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH. Hiện nay, căn cứ vào thời gian đơn vị SDLĐ tham gia mà có 02 quy trình thu riêng sau:
*Đối với các đơn vị SDLĐ lần đầu tiên tham gia BHXH bắt buộc, quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc gồm các bước công việc theo thứ tự sau:
Đơn vị SDLĐ lập hồ sơ đăng kí tham gia BHXH bao gồm:
+ Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng kí tham gia BHXH bắt buộc.
+ Bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị SDLĐ, BHXH tỉnh, huyện sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tính toán mức đóng, cấp sổ và tổ chức thu.
* Đối với đơn vị SDLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc, quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm các công việc sau:
Lâp bảng kê khai danh sach lao động tham gia BHXH bắt buộc;
Lập bảng kê khai tăng giảm lao động và quỹ lương đóng BHXH bắt buộc;
BHXH tỉnh tiến hành thẩm định bảng kê khai và tiến hành thu, cấp sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng mới tham gia BHXH bắt buộc.
Qua công tác quản lý thu, tổ chức BHXH sẽ nắm bắt được số lượng các đơn vị SDLĐ và số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện, tỉnh… Đây là việc làm rất cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu BHXH bắt buộc.
Việc xác định các thành viên tham gia hệ thống BHXH là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Căn cứ vào loại hình BHXH bắt buộc, đối tượng tham gia có thể được phân thành hai loại đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc và đối tượng người sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc.
Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là phải xác định rõ đối tượng thuộc phạm vi mình quản lý phải tham gia BHXH bắt buộc, từ đó
luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si