Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý thu BXH bắt buộc và bài học kinh nghiệm cho BHXH Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (Luận văn) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 49 - 54)

XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý thu BXH bắt buộc và bài học kinh nghiệm cho BHXH Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý thu BHXH bắt buộc 1.4.1.1 BHXH tỉnh Bình Định

Năm 2015 đến tháng 12/2019 BHXH thành phố Quy Nhơn quản lý các cơ quan, Doanh nghiệp trên địa bàn thành Phố Quy Nhơn. Từ tháng 01/2020 sáp nhập vào văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định và hiện đang quản lý các cơ quan, Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Quy Nhơn là một thành phố đô thị loại I của tỉnh Bình Định là đô thị trung tâm các tỉnh khu vực Miền Trung, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, doanh nghiệp tập trung đông nhất là ở khu công nghiệp Phú Tài. Có mối quan hệ đối tác không chỉ trong tỉnh mà còn mở

rộng ngoài tỉnh và trên phạm vi quốc tế. Việc quản lý công tác thu trên địa bàn có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn bởi các doanh nghiệp tuy lớn nhưng lại có mối quan hệ kinh tế quốc tế rất chặt chẽ, do đó quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của đối tác nước ngoài. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng khá nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải nợ đọng BHXH của người lao động trong thời gian vừa qua. Vì vậy, để hoàn thành công tác thu BHXH mà BHXH tỉnh giao, cán bộ, bộ phận thu nói riêng và tập thể cán bộ viên chức BHXH thành phố Quy Nhơn và Phòng quản lý thu Bảo hiểm xã hội tỉnh nói chung phải rất nỗ lực, cố gắng.

Kết quả năm 2021, số doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài trên địa bàn thành phố Quy Nhơn từ 35 doanh nghiệp xuống còn 23 doanh nghiệp (giảm 65,5%) và số tiền nợ đọng giảm từ 15 tỷ đồng xuống còn 7,6 tỷ đồng (giảm 50,8%).

Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định là sự thấu hiểu và thông

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

cảm giữa “chủ nợ” và “con nợ”. BHXH tỉnh Bình Định luôn luôn lắng nghe doanh nghiệp, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của họ với thái độ tôn trọng, chia sẻ.

Lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Bình Định và Phòng Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định đã trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp để tiếp xúc với đơn vị, vừa tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách tháo gỡ khó khăn với DN với mục tiêu trước hết là đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Để giải quyết vấn đề này, Phòng quản lý thu BHXH tỉnh Bình Định đã chủ động đề nghị với chủ doanh nghiệp việc đóng tiền nợ BHXH chia làm nhiều đợt, tùy vào tình hình ngân sách của doanh nghiệp cùng với bản cam kết sẽ đóng nốt các khoản còn lại trong thời gian nhất định. Việc đóng một phần tiền nợ đọng này được phía cơ quan BHXH ghi nhận và làm thủ tục giải quyết các chế độ tồn đọng của người lao động do doanh nghiệp thiếu nợ trước đây. Việc làm này đã được hầu hết các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng. Nhiều doanh nghiệp ngay lập tức đã trích một phần tài chính để đóng BHXH, thậm trí còn nhiều DN sẵn sàng đi vay ngân hàng để nộp nợ BHXH.

Bên cạnh đó những biện pháp tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng được triệt để thực hiện. Đối với các doanh nghiệp cố tình chây ì sẽ được lập danh sách công khai trên thông tin đại chúng, đồng thời báo cáo UBND thành phố, để chỉ đạo đôn đốc thu và đưa vào đánh giá thi đua, khen thưởng dịp cuối năm.

Thoát khỏi tâm lý ngại ngần khi tiếp xúc với các đơn vị nợ đọng, thấu hiểu nỗi khó khăn của doanh nghiệp và quan trong hơn là để giải quyết chế độ hợp pháp cho người lao động, cùng với thái độ kiên quyết của lãnh đạo BHXH tỉnh Bình Định đã

giúp cho việc thu nợ đọng BHXH tỉnh Bình Định đạt những kết quả đáng khích lệ.

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Huyện Tây Sơn – Tỉnh Bình Định

Năm 2021, trên địa bàn huyện Tây Sơn có khoảng 40.100 người lao động thực hiện giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng mới chỉ có 22.587 người tham gia BHXH bắt buộc. Để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, BHXH huyện Tây Sơn đã thực hiện các biện pháp:

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã chủ động tham mưu để UBND huyện ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH. Ban chỉ đạo do Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hóa xã hội huyện làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban chỉ đạo là Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, ngoài ra các thành viên trong Ban chỉ đạo là lãnh đạo Chi cục thuế huyện, Chánh Thanh tra huyện, Bảo hiểm xã hội huyện, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân huyện và lãnh đạo Bưu điện huyện. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định; đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Phối hợp cùng Phòng Lao động Thương binh & Xã hội, Liên đoàn lao động huyện xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật BHXH bắt buộc cho NLĐ và người SDLĐ tại đơn vị. Thường xuyên tổ chức đối thoại với người lao động tại các doanh nghiệp về chính sách, pháp luật lao động nói chung và chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc nói riêng để người sử dụng lao động, người lao động hiểu quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc.

Đến hết năm 2021, trên địa bàn huyện tăng thêm 45 đơn vị DNNQD tham gia BHXH bắt buộc với trên 11.150 lao động. Tính đến tháng 12/2021, BHXH huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã quản lý thu 385 đơn vị, với hơn 33.700 lao động và tổng số thu BXHH bắt buộc đạt 287 tỷ đồng

1.4.2. Bải học kinh nghiệm cho BHXH Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định về quản lý thu BHXH bắt buộc

Những địa phương đạt được kết quả cao trong quản lý thu đều có đặc điểm chung là chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, phát huy

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

thế mạnh của địa phương và biết tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương. Một số kinh nghiệm được rút ra là:

Chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Căn cứ kế hoạch được giao và tình hình thực tiễn của địa phương, BHXH huyện cần xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong tổ chức thực hiện để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.

Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng. Hiện nay ngành BHXH đã ký

kết nhiều văn bản phối hợp với các ngành chức năng, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn mang tính hình thức. Việc phối hợp tốt với các ngành chức năng không chỉ giúp cho ngành BHXH phát triển đối tượng tham gia, quản lý chặt chẽ các nguồn thu mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

Tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương.

Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về BHXH có thể xem như một trong những công cụ hữu hiệu tác động trực tiếp đến đối tượng trên địa bàn để mở rộng đối tượng tham gia, khắc phục tình trạng nợ đọng và bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày lý luận chung nhất về BHXH và BHXH bắt buộc. Trong đó, tác giả đã nêu được khái niệm BHXH, quản lý thu tại BHXH bắt buộc, mục tiêu, nguyên tắc và vai trò quản lý thu BHXH bắt buộc, mục tiêu quản lý thu BHXH bắt buộc, nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc, vai trò của BHXH bắt buộc.

Về nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc, tác giả đã viết theo hướng quản lý : (1) Xây dựng, điều chỉnh và giao kế hoạch thu BHXH băt buộc (2) Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; (3) Quản lý tiền thu BHXH bắt buộc; (4) Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ, truy thu BHXH bắt buộc; (5) Thanh tra, kiểm tra thu BHXH bắt buộc.

Đối với các chỉ tiêu đánh giá quản lý thu BHXH bắt buộc gồm có chỉ tiêu về số tiền và tỷ lệ tăng tiền thu BHXH bắt buộc; chỉ tiêu về số lựợng và tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc; số lượng và tỷ lệ tăng lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc; tiền nợ và tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc.

Với các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc, tác giả phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ quan BHXH. Thông qua kinh nghiệm quản lý

thu BHXH bắt buộc của một số đơn vị trong Thị xã An Nhơn để rút ra bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Đây là hệ thống lý luận chung được sử dụng làm cơ sở cho tác giả phân tích thực trạng trong chương 2.

luan van tot nghiep download luanvanfull moi nhat z z @gmail.com Luan van thac si

Một phần của tài liệu (Luận văn) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)