Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1. Khái quát về văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường
1.1.2. Khái niệm văn hóa công vụ của Cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành.
Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
Công chức là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, để chỉ nguồn nhân lực làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước chi trả. Do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia,
19
cho nên nội hàm khái niệm công chức của các nước cũng không hoàn toàn đồng nhất. Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành, phát triển gắn với sự hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khái niệm công chức xuất hiện đầu tiên từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 ban hành Quy chế công chức.
Tiếp đó, tháng 02 năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức. Tiếp theo là Nghị định 95/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998, Nghị định 117/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức cũng nêu lên khái niệm công chức. Tuy nhiên, các văn bản trên không xác định và phân biệt được rõ thuật ngữ “cán bộ”;
“công chức” nên các quy định trên đã dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình xác định những điểm khác nhau (bên cạnh những điểm chung) liên quan đến quyền và nghĩa vụ, đến cơ chế và các quy định quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, kỷ luật, chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cán bộ cũng như của công chức. Sự ra đời của Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã giải quyết tương đối triệt để và khoa học, phù hợp với lịch sử hình thành đội ngũ cán bộ, công chức; phù hợp với thể chế chính trị và thực tiễn quản lý của Việt Nam. Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật này thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
20
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [22].
Tuy nhiên, đối với cấp xã, cán bộ, công chức ngoài những đặc điểm trên còn có những điểm riêng biệt xuất phát từ đặc thù hoạt động của xã, phường, thị trấn. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 không chỉ phân biệt cán bộ và công chức mà còn định nghĩa cụ thể về cán bộ, công chức cấp xã. Theo Khoản 3 Điều 4 của Luật này, cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy cán bộ làm việc tại 12 phường thuộc quận Thủ Đức được xác định là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội phường, cụ thể gồm: Bí thư Đảng ủy phường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường và Chủ tịch Hội Nông dân phường.
Công chức phường là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân phường, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cụ thể bao gồm: công chức Văn phòng – Thống kê, Công chức Địa chính – Xây dựng – Môi trường, Công
21
chức Tư pháp – Hộ tịch, Công chức Kế toán, Công chức Văn hóa - xã hội, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự phường và Trưởng Công an phường.
Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động tại Ủy ban nhân dân phường còn có đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách. Đây là một bộ phận khá lớn và quan trọng đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân phường. Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định số lượng đối với cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người, Cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người, cấp xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người [6]. Như vậy đối với 12 phường thuộc Quận Thủ Đức thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách tối đa không quá 22 người và do Ủy ban nhân dân Quận quản lý.
1.1.2.2. Đặc điểm cán bộ, công chức phường
Đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam được hình thành và phát triển gắn với quá trình cách mạng nước ta, qua các thời kỳ khác nhau. Ở nước ta, cải cách hành chính được đặt ra như một đòi hỏi khách quan của thực tế, đồng thời xây dựng được những điều kiện cần thiết để có thể tận dụng được mọi cơ hội của hội nhập và toàn cầu hóa cho việc phát triển kinh tế, xây dựng một hệ thống hành chính tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng một nhà nước thực sự “của dân, do dân và vì dân” phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã mà cụ thể Ủy ban nhân dân phường là cấp hành chính cơ sở, gần dân nhất, là nơi thực thi tất cả các chỉ đạo của cấp trên, là nơi triển khai thực hiện các chính sách đến với người dân. Theo đó, Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính, vừa thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức
22
phường là những người thực hiện cụ thể các chức năng đó. Đội ngũ cán bộ, công chức phường có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, là những người làm việc thường xuyên, liên tục tại Ủy ban nhân dân phường, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đều liên quan hàng ngày và trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người dân, đòi hỏi cán bộ, công chức phường phải đủ năng lực để giải quyết tất cả các vấn đề thuộc phạm vi quản lý, điều hành một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả.
Thứ hai, công chức phường là người làm việc có tính chuyên môn, nghiệp vụ rõ rệt, tính chuyên nghiệp, đòi hỏi họ phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn cần thiết để giải quyết công việc. Tính chuyên môn, nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch. Ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; nhân viên. Tính chuyên nghiệp của công chức được quy định bởi địa vị pháp lý và được thể hiện qua hai yếu tố: thời gian, thâm niên công tác và trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ hành chính. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên mức độ chuyên nghiệp của người công chức. Đồng thời, do yêu cầu nhiệm vụ tại phường khác hoàn toàn với cơ quan hành chính cấp huyện trở lên nên cán bộ, công chức phường ngoài có khả năng thực hiện công việc chuyên môn của mình còn có thể đảm đương những công việc khác không thuộc chuyên môn.
Đây là một điểm đặc trưng và khác biệt so với cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính từ cấp huyện trở lên.
Thứ ba, cán bộ, công chức phường bên cạnh trình đô chuyên môn, năng lực giải quyết công việc còn đòi hỏi một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là khả năng vận động, thuyết phục nhân dân. Bởi lẽ chính họ là những người chuyển tải những quy định pháp luật, những chính sách, những chỉ đạo của cấp trên
23
đến người dân, vận động người dân thực hiện. Những cán bộ, công chức ngại tiếp xúc với người dân chắc chắn không thể làm việc tại Ủy ban nhân dân phường.
Thứ tư, số lượng cán bộ, công chức phường không tương xứng với khối lượng công việc tại phường, do vậy ngoài họ còn có những người hoạt động không chuyên trách tham gia thực thi công vụ tại phường. Tuy nhiên chế độ, chính sách và quyền lợi của những người hoạt động không chuyên trách rất hạn chế trong khi yêu cầu công việc đối với họ cũng tương xứng với công việc của những công chức phường. Điều này dẫn đến sự ràng buộc giữa họ và Ủy ban nhân dân phường kém nên đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách tại phường thường gắn bó không lâu với tổ chức.
Thứ năm, cán bộ, công chức phường là những người khó khả năng chịu áp lực cao. Đó là áp lực từ cấp trên và áp lực từ người dân trong quá trình thực thi công vụ. Người xử lý công việc cấp trên giao tốt nhưng không có uy tín trong nhân dân hay không giao tiếp được với người dân cũng sẽ không thể tồn tại lâu ở Ủy ban nhân dân phường và ngược lại. Tính chất công việc và đặc thù của hoạt động công vụ ở phường đòi hỏi người cán bộ, công chức phường phải hài hòa giữa cấp trên và người dân, vừa đảm bảo tiến bộ công việc vừa đảm bảo khả năng thực thi đến nhân dân.
1.1.2.3. Khái niệm văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường
Với những đặc điểm trên, gắn với từng cán bộ, công chức là hoạt động công vụ của họ và từ vai trò quan trọng của văn hóa công vụ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung cũng như hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở phường nói riêng, có thể xem văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị, niềm tin hình thành trong nhận thức, tác động đến hành vi và lề lối làm việc, cách sống của cán
24
bộ, công chức phường, có khả năng lan tỏa, tạo thành truyền thống và ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ.
Hệ thống các chuẩn mực, giá trị, niềm tin đó có thể là tác phong của người cán bộ, công chức phường; là những chuẩn mực trong tiếp công dân và ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới; là những thói quen hàng ngày tại Ủy ban nhân dân phường (chào cờ đầu tuần; tập thể cán bộ, công chức, công nhân viên cùng ăn sáng; đồng phục quy định vào các ngày trong tuần; sự tận tâm trong công việc,…) tạo nên sự khác biệt giữa Ủy ban nhân dân phường này với phường khác, trong cùng Quận và ngoài Quận. Đặc biệt chúng hình thành dần trong nhận thức cán bộ, công chức và trở thành hành động thực tiễn mà cán bộ, công chức phường thể hiện qua hoạt động thực thi công vụ của mình.
Là cơ quan hành chính nhà nước thấp nhất, hoạt động chủ yếu mang tính thừa hành theo chỉ đạo cấp trên, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn đặc thù từng phường, do vậy văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường cũng theo đó mà có sự linh hoạt để tiếp xúc, giải quyết công việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, khác biệt so với sự khuôn mẫu của cán bộ, công chức cấp huyện trở lên.
Bên cạnh đó, văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường cũng có nhiều điểm khác biệt với văn hóa công vụ của cán bộ, công chức xã. Mà nguyên nhân chính là sự khác biệt về tính chất hoạt động, đặc điểm địa lý, dân số,... giữa phường và xã đã tạo nên những khác biệt trong văn hóa công vụ của cán bộ, công chức.
1.1.2.4. Vai trò của văn hóa công vụ đối với hoạt động của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân phường
Từ vai trò quan trọng của văn hóa công vụ trong nền hành chính nói chung, có thể thấy đối với cơ quan hành chính nhà nước ở phường, văn hóa
25
công vụ càng có sự tác động to lớn. Đó là sự tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của cán bộ, công chức để họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất.
Trước hết, văn hóa công vụ tạo nên những thói quen tốt của cán bộ, công chức phường bằng những quy định, chuẩn mực trong cơ quan.
Bất kỳ tổ chức nào dù nhỏ hay lớn đều có những quy định riêng để điều chỉnh hành vi của nhân viên trong tổ chức đó. Ủy ban nhân dân phường cũng vậy, có những quy định cụ thể để cán bộ, công chức phường thực hiện. Tuy nhiên khi những quy định đó được kiểm soát chặt chẽ, dần trở thành thói quen trong từng cán bộ, công chức sẽ tạo nên nét văn hóa riêng của tổ chức mà theo đó mỗi cán bộ, công chức tự giác thực hiện.
Có thể thấy nhiều quy định như: không hút thuốc nơi công sở, không uống rượu bia trong giờ làm việc, đảm bảo giờ giấc làm việc,…không chỉ giúp tạo nên nề nếp cơ quan mà còn hình thành thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, văn hóa công vụ giúp cán bộ, công chức phường gắn bó với nhau, có thể phối kết hợp trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Ủy ban nhân dân phường là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động công vụ hàng ngày, không chỉ có công vụ mang tính chuyên môn của cá nhân mà còn rất nhiều các hoạt động đòi hỏi sự phối, kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể phường để thực hiện. Chẳng hạn việc thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của phường, ngoài việc giao quyền phụ trách trực tiếp cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phụ trách lĩnh vực Văn hóa – Xã hội và cán bộ chuyên trách tham mưu thực hiện, trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện cần sự phối hợp của các ban ngành, đòan thể khác như: Văn hóa thông tin, Kế toán, các đoàn thể chính trị xã hội,… Nếu mỗi cán bộ, công chức phường chỉ làm việc độc lập thì khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Nhưng việc phối hợp thực hiện không đơn giản mà đòi hỏi sự gắn bó nhất