Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hướng phát triển văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy
3.1.2. Định hướng về kinh tế, văn hóa, xã hội trong phát triển văn hóa công vụ
3.1.2.1. Phát triển văn hóa công vụ phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nước ta đang hướng đến đặt ra cho nền công vụ yêu cầu phải có những đổi mới trong tác phong công vụ, con người công vụ: đó là con người hiện đại, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có tác phong công nghiệp, có trình độ chuyên môn kỹ thuật để vận hành hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm sức lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ, đồng thời không được xem nhẹ việc đào tạo trình độ chuyên môn và những kỹ năng mềm (ngoại ngữ, tin học) để kết hợp nhịp nhàng các ứng dụng công nghệ hiện đại vào từng lĩnh vực chuyên môn phụ trách.
78
Bên cạnh đó, tác động của kinh tế thị trường với những mặt tích cực và tiêu cực ảnh hưởng lớn đến nền công vụ, nhất là cán bộ, công chức; một bộ phận cán bộ, công chức phát triển tốt, bắt kịp xu hướng chung và thay đổi tư duy phù hợp; một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, chạy theo đồng tiền, phát sinh tiêu cực, tham nhũng,.. Mặt trái của kinh tế thị trường với sự quản lý lỏng lẻo sẽ nguy hại đến toàn xã hội, đặt ra yêu cầu cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức phường phải không ngừng rèn luyện đạo đức, tư tưởng vững vàng, có bản lĩnh chính trị để không bị cuốn vào những tiêu cực của xã hội.
3.1.2.2. Giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc gắn với hội nhập trong giai đoạn mới
Nền văn hóa dân tộc là nguồn vốn quý báu, thiêng liêng của một dân tộc phải được kế thừa và phát huy, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là xu hướng tất yếu. Nhưng tiếp thu nền văn hóa tiên tiến, mang tính thời đại phải trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và khai thác truyền thống đạo đức, tập quán, lòng tự hào dân tộc; tiếp thu nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc mình.
Cán bộ, công chức Nhà nước là người thay mặt nhân dân gánh vác công việc chung của dân, nên phải là "công bộc" của dân. Tư cách "công bộc" đã phản ánh bản chất tốt đẹp của Nhà nước kiểu mới mang tính nhân dân sâu sắc. Đó là cơ sở bền vững của chế độ mới do dân làm chủ, là sự kết tinh những giá trị văn hoá của dân tộc và thời đại, là bài học xương máu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gìn giữ, vận dụng sáng tạo vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đối với cơ quan quản lý hành chính cấp cơ sở, xây dựng và phát triển văn hóa công vụ của cán bộ, công chức trong từng phường phải chú ý đến những giá trị truyền thống của cơ quan, có những điểm cần kế thừa, có những điểm cần thay đổi, tránh áp đặt ý chí chủ quan của cá nhân; mọi sự thay đổi
79
đều phải được vận hành từng bước, trang bị đầy đủ nhận thức về sự thay đổi;
kết hợp hài hòa yếu tố truyền thống và hiện đại; xử lý khéo léo mối quan hệ giữa cán bộ, công chức có thâm niên công tác và mới nhận nhiệm vụ nhằm phát huy sức mạnh tập thể, tránh những xung đột xảy ra trong cơ quan.
Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập của đất nước đòi hỏi cán bộ, công chức phường phải tự ý thức và trang bị cho mình kiến thức mới, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp và xác lập mối quan hệ trong và ngoài cơ quan; cán bộ, công chức không chỉ phải am hiểu pháp luật trong nước, trong lĩnh vực mình công tác, phụ trách mà còn phải tăng cường học tập để có nhiều kiến thức pháp luật ở những lĩnh vực khác để linh hoạt vận dụng trong quá trình giải quyết công việc cho người dân.
3.2. Giải pháp phát triển văn hóa công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân phường, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Giải pháp về chính trị, pháp luật trong phát triển văn hóa công vụ đối với cán bộ, công chức phường
3.2.1.1. Tăng cường quán triệt các đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng liên quan đến văn hóa công vụ, chế độ công vụ
Cán bộ, công chức cần được nghe, nắm và hiểu các đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa công vụ làm nền tảng cho nhận thức của họ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định:
“Về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính: Xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về chế độ công vụ và công chức. Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật công chức hành chính. Quy định các chế độ đào tạo, tuyển dụng, sử dụng công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác
80
ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ” [12].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực. Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa” [13].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định những yêu cầu đối với công tác xây dựng đội ngũ công chức, trong đó nhấn mạnh nội dung về văn hóa công vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân” [14].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định:
“Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện thể
81
chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức; đẩy nhanh việc áp dụng chính phủ điện tử.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức” [15].
Đây là những nội dung mang tính định hướng cho việc xây dựng và phát triển văn hóa công vụ trên phạm vi cả nước, theo đó lãnh đạo phường có trách nhiệm quán triệt đầy đủ tinh thần của Nghị quyết đến trước hết là đảng viên, kế đến là những cán bộ, công chức chưa là đảng viên và những người làm việc trong Ủy ban nhân dân phường. Việc tổ chức quán triệt các nội dung của Nghị quyết bên cạnh cách thức tổ chức hội nghị quán triệt như thường lệ, cần đẩy mạnh việc thảo luận tại từng chi bộ; đưa vào nội dung sinh hoạt cơ quan hàng tháng để cán bộ, công chức ghi nhớ và tự điều chỉnh cho phù hợp.
Đặc biệt, gắn việc xây dựng và phát triển văn hóa công vụ với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện từ năm 2006 với cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Chỉ thị 06-CT/TW) và đẩy mạnh từ năm 2011 theo Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI
82
về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua 5 năm thực hiện, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với những điểm mới và nhiều nội dung gắn với xây dựng văn hóa công vụ của cán bộ, công chức như: nhấn rất mạnh vai trò của người đứng đầu, phải “xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ”, phải đề cao trách nhiệm nêu gương tự giác học trước, làm theo trước của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp; yêu cầu gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị với phương châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Tất cả những nội dung này phải được triển khai, quán triệt sâu trong đảng viên, cán bộ, công chức phường thông qua việc tổ chức hội nghị triển khai, các hội nghị chuyên đề, sinh hoạt chuyên đề, các tư liệu, sách liên quan, các hội thi văn nghệ, sân khấu hóa,… và cụ thể hóa bằng việc triển khai đăng ký thực hiện những công trình, phần việc thiết thực gắn với đặc thù của phường. Mỗi cán bộ, đảng viên xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân cụ thể, có lộ trình trình thực hiện và đánh giá hàng quý; đưa nội dung này vào 01 tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cuối năm.
3.2.1.2. Thường xuyên phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến văn hóa công vụ, chế độ công vụ
Hiện nay, chúng ta chưa có Luật Công vụ, mà chỉ có Luật Cán bộ, công chức quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức nhưng chưa có
83
quy định về các quy tắc công vụ. Tuy nhiên chúng ta cũng có rất nhiều các Luật, văn bản dưới luật có một số nội dung hướng đến xây dựng văn hóa công vụ, phát triển văn hóa công vụ cần được phổ biến, triển khai để cán bộ, công chức theo đó chấp hành, rèn luyện.
Trước hết là Hiến pháp năm 2013, đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất đã có những quy định chung về tổ chức bộ máy, thể chế công vụ, chế độ phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương,..đều là những cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của văn hóa công vụ. Cán bộ, công chức phường phải được tiếp cận, hiểu về Hiến pháp để làm nền tảng kiến thức chung trong quá trình thực thi công vụ.
Bên cạnh Hiến pháp là Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005. Các Văn bản quy phạm pháp luật như:
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/20/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức… Đây là những cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh hành vi ứng xử của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và đều mang tinh thần, nội dung của văn hóa công vụ.
84
Tuy nhiên việc phổ biến các văn bản Luật, văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức phải được nghiên cứu và có bộ phận tham mưu thực hiện, ở phường là công chức Tư pháp phường. Trên cơ sở nội dung các văn bản luật, dưới luật ban hành, công chức Tư pháp phường cần biên soạn lại tổng quan về các văn bản luật, dưới luật ban hành như: tên văn bản, số, thời gian ban hành, thời gian có hiệu lực, bao nhiêu chương, bao nhiêu điều; đồng thời chọn lọc những nội dung trọng tâm gắn với văn hóa công vụ để triển khai cho cán bộ, công chức nghe, hiểu; thường xuyên sinh hoạt cơ quan về các quy định liên quan đến trách nhiệm công vụ, lề lối làm việc, giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức, những việc cán bộ, công chức không được làm,…nhằm giúp cán bộ, công chức dễ lĩnh hội tinh thần của văn bản, các quy định, thay đổi nhận thức và tự giác điều chỉnh hành vi, thái độ của mình trong cơ quan, trong thực thi nhiệm vụ và cũng là bước đầu cho việc áp dụng các biện pháp cụ thể phát triển văn hóa công vụ cho cơ quan.
3.2.2. Giải pháp về nội dung văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường
3.2.2.1. Hệ thống các tiêu chí văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường
Hệ tiêu chí văn hóa công vụ chính là những tiêu chí cụ thể, định hướng cho hoạt động công vụ và cần được xây dựng trên cơ sở đặc điểm của hoạt động công vụ. Đó là, công việc quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công;
có mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, mang tính phi lợi nhuận; sử
dụng quyền lực công và các nguồn lực công; chủ thể thực thi công vụ là cán bộ, công chức; phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục; là hoạt động mang tính chuyên môn hóa cao. Bên cạnh đó, các tiêu chí văn hóa công vụ không phải là lớp vỏ bề ngoài của cán bộ, công chức hay hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà phải
85
được xây dựng trên cơ sở những giá trị cốt lõi của nền công vụ. Chính những giá trị cốt lõi này tạo nên nét đẹp cho nền công vụ hay nói cách khác chính là tạo nên văn hóa công vụ.
Hệ tiêu chí văn hóa công vụ của cán bộ, công chức phường bao gồm:
Thứ nhất, tiêu chí phục vụ nhân dân. Tiêu chí này xuất phát từ bản chất của nhà nước ta, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động công vụ không hướng đến lợi ích của người dân, xâm hại đến lợi ích của nhân dân đều đi ngược lại với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Bác Hồ đã từng nói “Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” [19; tr.21]. Do đó, về mặt nhận thức, cần phải trang bị cho cán bộ, công chức nhận thức “là người phục vụ nhân dân”, từ đó rèn thái độ và hành vi của cán bộ, công chức, đặt lợi ích của người dân lên trên, điều chỉnh hành vi, ứng xử của mình cho phù hợp với vị trí vai trò của người phục vụ nhân dân.
Thứ hai, tiêu chí liêm chính. Có thể nói đây là một tiêu chí có tính bắt buộc đối với cán bộ, công chức và những người làm việc trong bộ máy nhà nước nói chung và Ủy ban nhân dân phường nói riêng. Bởi lẽ, cán bộ, công chức không có quyền sở hữu bất kỳ tài sản nào của nhà nước (của nhân dân);
cán bộ, công chức là người được nhân dân giao quyền để sử dụng nguồn lực xã hội, phát triển đất nước, chăm lo cho đời sống người dân. Đây là nguồn lực rất lớn mà nếu không liêm chính, sẽ có thể chiếm dụng bằng nhiều hình thức.
Trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức phường sẽ trực tiếp tiếp cận, giải quyết công việc cho người dân và rất dễ phát sinh những vấn đề tiêu cực. Chính vì vậy rèn luyện đạo đức cho cán bộ, công chức thường xuyên; tôn vinh những tấm gương cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, thiếu