Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, QUẬN THỦ ĐỨCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2. Thực trạng văn hóa công vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân
2.2.2. Những kết quả tích cực của văn hóa công vụ
Từ thực tiễn văn hóa công vụ ở phường Trường Thọ, Bình Thọ và Hiệp Bình Phước và những kết quả đánh giá tổng kết hàng năm đối với 12 phường thuộc quận Thủ Đức có thể nhận định một số mặt tích cực của văn hóa công vụ như sau:
2.2.2.1. Tính minh bạch trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phường
Tính minh bạch là một trong những thước đo của thực hành dân chủ ở nước ta. Với hoạt động thực thi công vụ, tính minh bạch trở thành yêu cầu cực kỳ quan trọng và sự công khai về thủ tục hành chính, các quy định pháp lý là một trong những biểu hiện cụ thể về tính minh bạch trong thực thi công vụ.
Tại Ủy ban nhân dân 12 phường trên địa bàn Quận Thủ Đức, điều này được thực hiện khá tốt, bộ thủ tục hành chính được niêm yết công khai, ngoài ra các thông tin về thu chi ngân sách, quy hoạch đất đai cũng được niêm yết trước văn phòng Ủy ban nhân dân các phường.
63
Bên cạnh đó, minh bạch trong hoạt động thực thi công vụ còn từng bước chuyển biến tích cực ngay trong hoạt động công vụ hàng ngày của mỗi cán bộ, công chức. Đó là việc báo cáo kết quả theo từng công việc được giao; là việc xây dựng lịch công tác hàng tuần cụ thể, rõ ràng về giờ giấc làm việc, đi cơ sở; là việc tiếp công dân, giải quyết các mối quan hệ công việc với công dân tại trụ sở, văn phòng làm việc; là việc bố trí camera tại các phòng làm việc thường xuyên tiếp công dân, các bộ phận nhạy cảm dễ gây bức xúc như nhà đất, tư pháp – hộ tịch, sao y, chứng thực,…
Hiện nay có 08/12 phường thuộc Quận Thủ Đức đã được trung tâm Quacert cấp giấy chứng nhận công nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. Ngoài ra, còn 04 phường: Linh Trung, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, Trường Thọ mặc dù chưa đăng ký thực hiện nhưng vẫn đang giải quyết hồ sơ theo quy trình ISO đối với 05 thủ tục hành chính gồm:
+ Cấp Giấy khai sinh (đúng hạn).
+ Cấp Giấy chứng tử (đúng hạn).
+ Cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ bộ Hộ tịch (khai sinh, kết hôn, khai tử).
+ Xác nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Đến nay, Ủy ban nhân dân 12 phường đã ban hành Quyết định công bố Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Ủy ban nhân 12 phường đã giải quyết hồ sơ đúng hẹn cho người dân đạt tỷ lệ 100%, không có trường hợp trễ hẹn. Quy trình thực hiện công khai, minh bạch theo quy định [34].
64
Những biểu hiện tích cực này đang được thực hiện tại Ủy ban nhân dân 12 phường, tuy ở những mức độ khác nhau nhưng đều là tín hiệu khả quan cho một nền công vụ minh bạch ở những năm tiếp theo.
2.2.2.2. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phường
Do khối lượng công việc phải giải quyết hàng ngày ở phường nên đòi hỏi cán bộ, công chức phải chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ, nói cách khác chính là sự thành thạo trong công việc chuyên môn. Thực tế tại Ủy ban nhân dân 12 phường thuộc quận Thủ Đức, mỗi cán bộ, công chức phải đảm nhận một vị trí công việc gắn với một bộ phận, một lĩnh vực công tác nên họ hoàn toàn không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Chẳng hạn, công tác trẻ em và bình đẳng giới chỉ có một cán bộ phụ trách với chức danh cán bộ Bình đẳng giới – Trẻ em; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chỉ có một cán bộ phụ trách là chuyên trách dân số; công tác Giảm nghèo – Tăng hộ khá cũng chỉ có một cán bộ là chuyên trách giảm nghèo, …nên họ rất thuần thục công việc. Bên cạnh đó, mỗi năm họ đều được tập huấn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm và học tập nâng cao trình độ nên đội ngũ cán bộ, công chức phường cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc được giao.
2.2.2.3. Những thay đổi tích cực trong công tác đánh giá hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
Đánh giá cán bộ, công chức là một khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử
dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ, được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi bổ nhiệm, chuyển công tác đối với cán bộ, công chức. Mục đích của hoạt động đánh giá cán bộ, công chức là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử
65
dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức. Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của cán bộ, công chức sẽ là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử
dụng công chức đúng với năng lực, sở trường, là căn cứ để công tác cán bộ chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá đúng sẽ cung cấp thông tin phản hồi cho người cán bộ, công chức biết về năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu để tự hoàn thiện mình và làm việc tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Việc đánh giá cán bộ, công chức hiện tại đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức và thực tiễn hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý phường trong việc đánh giá cán bộ, công chức đã sát hơn và khách quan hơn. Đánh giá cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn hoá từng chức danh cán bộ chứ không chỉ qua lời nói, viết lách, sự nhanh nhẹn bề ngoài hoặc nhìn vào bằng cấp, học hàm, học vị... ; đánh giá qua thực tiễn kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chứ không chỉ nắm cán bộ qua các cuộc hội nghị, qua các báo cáo và bài phát biểu. Hơn nữa, là cán bộ, công chức phường thì tiêu chí sự hài lòng của người dân là rất quan trọng và đang dần trở thành tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá cán bộ, công chức phường.
* Nguyên nhân của những chuyển biến tích cực:
Thứ nhất, sự phát triển của công nghệ thông tin đã hỗ trợ rất lớn cho hoạt động công vụ được minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn.
Thứ hai, trình độ của cán bộ, công chức phường ngày càng cao cả về nhận thức lẫn nghiệp vụ chuyên môn.
Thứ ba, yêu cầu ngày càng cao của người dân đối với hoạt động quản lý nhà nước tại phường/xã.
66
Thứ tư, sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo đối với công tác đánh giá và vai trò quan trọng của công tác đánh giá, là cơ sở, là nền tảng để sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức phường.