1.4. Hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường
1.4.2. Mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở
- Mục tiêu xây dựng mối quan hệ ứng xử hòa nhã, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc: Những biểu hiện tích cực của môi trường giáo dục đa văn hóa giúp tạo dựng một không gian lớp học, trường học trong không khí cởi mở, hợp tác, tôn trọng nhau giữa các HS với nhau. Mục tiêu của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa đó chính là việc mỗi GVCN ý thức trách nhiệm của mình để xây dựng lớp học hợp tác, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau.GVCN coi trọng từng cá nhân HS là người dân tộc thiểu số, cổ vũ HS người dân tộc thiểu số hoàn thành nhiệm vụ học tập và tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường, của lớp. GVCN khuyến khích các em HS THCS cùng nhau hợp tác, làm việc nhóm, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập, chia sẻ khó khăn với nhau. Mục tiêu có vai trò quan trọng là xây dựng mối quan hệ ứng xử hòa nhã, tôn trọng giữa các HS với nhau, hiểu biết lẫn nhau để trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc, học hỏi lẫn nhau giữa GV và HS, giữa HS và HS.
-Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp văn hóa, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tôn trọng lẫn nhau, HS phải có kỹ năng hòa nhập cộng đồng trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 HS phải có bản lĩnh, quyết tâm thể hiện bằng ý chí để đạt mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tiêu, thích ứng để thay đổi và phát huy năng lực của bản thân, trước các vấn đề của cuộc sống phải kiên định và mạnh mẽ vượt qua.
- Hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa nhằm mục tiêu xây dựng cho HS nói chung, HS người dân tộc thiểu số nói riêng về những giá trị sống, đó là sống có trách nhiệm, phải trung thực, khiêm tốn, lối sống giản dị,… hoạt động chủ nhiệm lớp chỉ thực hiện có hiệu quả trong môi trường giáo dục đa văn hóa khi giáo viên lồng ghép vào hoạt động dạy, học về văn hóa các dân tộc, lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp, qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
- Mục tiêu giúp HS giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm lựa chọn những nét đặc trưng về tinh hoa văn hóa của các dân tộc của HS lớp chủ nhiệm trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa đó, HS giữ vai trò là người truyền đạt những giá trị văn hóa của dân tộc mình trong cộng đồng, hay địa phương nơi các em sinh sống. Hoạt động chủ nhiệm lớp giúp HS hiểu được văn hóa của dân tộc mình, về những tinh hoa không chỉ của dân tộc mình mà còn của nền văn hóa chung của đất nước, HS sẽ chọn lọc những giá trị văn hóa đó để làm thay đổi cuộc sống của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, HS sẽ hình thành những giá trị tích cực cho cuộc sống của mình bằng cách đưa ra những đánh giá về các giá trị văn hóa truyền thống, HS có thái độ và hành động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong môi trường giáo dục đa văn hóa.
- Mục tiêu xây dựng lớp học hợp tác, dân chủ, tôn trọng nhau: Môi trường giáo dục đa văn hóa trong nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả HS và GV trong nhà trường, vì vậy, để làm tốt hoạt động chủ nhiệm lớp đòi hỏi các GVCN phải hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về chủ nhiệm lớp. Các tình huống sư phạm mà họ đang gặp phải cần được thảo luận giải quyết, các GVCN có kinh nghiệm sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi phương pháp và kỹ năng chủ nhiệm nhằm mục tiêu chuẩn bị năng lực cho HS để có kĩ năng giao tiếp liên văn hóa và ý thức trách nhiệm, thái độ tôn trọng các nền văn hóa - xã hội đa dạng. Đối với học sinh, môi trường giáo dục đa văn hóa tạo tâm lý cho các em về một bầu không khí học tập tích cực, đa số HS thấy thoải mái, tự tin vì các em nhận thấy mình có giá trị và nhận được sự tôn trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4.3. Nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở
- GVCN tìm hiểu đánh giá tình hình lớp, tìm hiểu lý lịch hoàn cảnh từng học sinh dân tộc để xây dựng kế hoạch kế hoạch chủ nhiệm lớp gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tổ chức các hoạt động như hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc. Trong bản kế hoạch, GVCN nhấn mạnh đến những đặc điểm của năm học (hay học kỳ) và những đặc điểm của lớp, những mục tiêu phấn đấu và các nhiệm vụ chung của lớp, những biện pháp thực hiện; những điều kiện cần thiết về vật chất - kỹ thuật, tài chính, nhân lực; thời gian thực hiện và hoàn thành;
người phụ trách...ứng với từng hoạt động của lớp. GVCN tiến hành đàm thoại với cá nhân và tập thể học sinh, với các giáo viên, các cán bộ Đoàn, Đội về tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng cho HS. Các hoạt động này giúp HS được quan sát thực tế nếp sống, bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc. HS được trải qua quá trình khám phá kiến thức về các giá trị văn hóa, từ
đó giúp HS thấy được những giá trị văn hóa cần được bảo tồn, phát huy. Hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với HS và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Tạo điều kiện để HS được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dòng chảy văn hóa không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh. Bên cạnh đó, GVCN quan sát hằng ngày về hoạt động, về thái độ, và hành vi của học sinh (ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường) và đàm thoại với cá nhân và tập thể học sinh, với các giáo viên, các cán bộ Đoàn, Đội về những vấn đề về tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động lao động và hướng nghiệp, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh, vui chơi giải trí đối với HS.
Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ hát giao duyên, hát đối...) [14, tr.46].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - GVCN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp như bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tổ chức các hoạt động như hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc.GVCN thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn đang giảng dạy tại lớp của mình để nắm bắt tình hình học tập của từng học sinh, nhất là HS người dân tộc thiểu số. GVCN cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đội TNTP HCM để tiến hành giáo dục toàn diện học sinh của lớp, đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh và tạo sức mạnh đồng bộ đem lại hiệu quả cao trong môi trường giáo dục đa văn hóa. GVCN giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương kế hoạch giáo dục của nhà trường, mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong năm học. GVCN thống nhất với gia đình về nội dung biện pháp và hình thức giáo dục.
- GVCN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tổ chức giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cho HS, giáo dục kỹ
năng sống, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống.GVCN cần hiểu rõ toàn bộ cuộc sống, tâm hồn, tình cảm của học sinh người dân tộc, kể cả những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng học sinh, đặc biệt với những học sinh dân tộc cá biệt cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt để có các giải pháp tác động phù hợp, hiệu quả.
- GVCN xây dựng và phát triển tập thể học sinh, tổ chức, hướng dẫn tập thể học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa đồng thời mỗi HS phải có trách nhiệm bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc mình, dân tộc Việt Nam. GVCN hình thành cho mỗi HS lòng tự hào về những giá trị văn hóa của dân tộc mình, thông qua các hoạt động như hội thi/cuộc thi, tham quan, hay tiết sinh hoạt lớp, HS có thể tự tin để giới thiệu về dân tộc của mình, thể hiện các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Mặt khác, GVCN tổ chức các hoạt động để HS giao lưu văn hóa, tìm hiểu văn hóa của các dân tộc, thể hiện thái độ tôn trọng truyền thống và bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.
Trong môi trường giáo dục đa văn hóa, GVCN xây dựng môi trường thân thiện, hòa hợp nhằm giáo dục cho HS kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa với bạn bè, thầy cô, gia đình và các mối quan hệ xã hội.
- Xây dựng môi trường học tập, trong đó vận dụng các giá trị văn hóa của các dân tộc thể hiện trong xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường với kiến trúc mang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc, trang trí lớp học thành một không gian văn hóa thể hiện sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc.
CBQL chỉ đạo GVCN tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa, đó là các hoạt động: Tổ chức giờ sinh hoạt lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức giáo dục kỹ năng sống. Trong đó, tổ chức tiết sinh hoạt lớp hiệu quả với các nội dung như: Nhận xét các hoạt động trong tuần, phổ biến các quy định, nội quy của trường, lớp; Phát động các phong trào, các đợt thi đua của nhà trường, lớp; Thảo luận xây dựng kế hoạch trong tuần; Tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề, thông báo công việc triển khai trong tuần tới; Thảo luận chuyên đề;
Giao lưu, trao đổi về môi trường giáo dục đa văn hóa; Tổ chức các hội thi như thi năng khiếu nhóm tổ, thi hiểu biết khoa học...
Trong môi trường đa văn hóa, đòi hỏi GVCN tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm: bao gồm đặc điểm tình hình của lớp như truyền thống văn hóa, phong trào, khó khăn, thuận lợi, chất lượng giáo dục, kết quả xếp loại văn hoá, hạnh kiểm, bầu không khí học tập,… Tìm hiểu đội ngũ giáo viên giảng dạy tại lớp, uy tín, khả năng, trình độ của họ.