1.4. Hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường
1.4.4. Phương pháp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở
Phương pháp tác động trực tiếp: Là phương pháp tác động trực tiếp, trực diện giữa giáo viên chủ nhiệm với đối tượng cần tác động bằng cảm hóa, mệnh lệnh, thuyết phục hoặc cưỡng bức, buộc học sinh phải thực hiện các yêu cầu và chấp nhân các quan điểm chuẩn mực hành vi đạo đức hoặc làm một việc gì đó theo mục tiêu giáo dục.
Phương pháp tác động song song (trong tập thể và bằng tập thể): GVCN thông qua tập thể để tác động trực tiếp tới HS, thông qua các thành viên của lớp chủ nhiệm như lớp trưởng, chi đội trưởng, tổ trưởng hoặc cả lớp… để HS nhắc nhở nhau, tác động nhau.Vì vậy, GVCN phải nắm vững đối tượng giáo dục, về đặc điểm tâm lý, tình cảm, giao tiếp, nắm vững đặc điểm tập thể HS để thiết lập mối quan hệ tôn trọng, giúp đỡ nhau.
Phương pháp bùng nổ sư phạm: Bùng nổ sư phạm phải được tiến hành một cách hệ thống theo mục tiêu. Phương tiện để bùng nổ là ngôn ngữ, cử chỉ hành vi hoặc một quyết định của giáo viên chủ nhiệm. Bùng nổ sư phạm là nghệ thuật giáo dục tác động vào đối tượng có vấn đề đặc biệt tốt hoặc chưa tốt, về bản chất đó là tác động tay đôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhưng sử dụng với cường độ tác động mạnh, bất ngờ vào quá trình hưng phấn hoặc ức chế của hoạt động sinh lí thần kinh dẫn tới thay đổi của quá trình tâm lí, các trạng thái, thế giới quan, lý tưởng… và hành vi của cá nhân.
1.4.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động chủ nhiệm lớp GVCN phối hợp và giúp đỡ tổ chức Đội thiếu niên tiền phong thực hiện các mục tiêu giáo dục:giúp đỡ chi đội xây dựng kế hoạch hoạt động, bồi dưỡng cán bộ chi đội nòng cốt, cố vấn cho đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục… Điều đặc biệt quan trọng trong công tác này là GVCN phải tôn trọng tính độc lập, tính tự quản của tổ chức Đoàn, không nên áp đặt, gây mâu thuẫn giữa hoạt động của lớp và hoạt động của chi đoàn, cản trở sự phát triển toàn diện của tập thể học sinh.
GVCN phối hợp với các giáo viên bộ môn:GVCN cùng các giáo viên bộ môn dõi thái độ và kết quả học tập từng môn học của học sinh, tháo gỡ các khó khăn mà học sinh gặp phải, trao đổi với giáo viên các bộ môn, bàn bạc các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của cá nhân và tập thể học sinh. Phối hợp với GV bộ môn để hỗ trợ các hoạt động học tập của lớp. GVCN cần luôn luôn lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, liên kết với gia đình học sinh đặc biệt với những học sinh có khó khăn trong việc học tập bộ môn.
Phối hợp với Ban giám hiệu và các lực lượng giáo dục khác trong trường: GVCN thực hiện sự chỉ đạo của Hiệu trưởng quản lý, giáo dục HS lớp chủ nhiệm, vì vậy, GVCN nắm vững các kế hoạch của Nhà trường, thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả giáo dục, khó khăn, vướng mắc của học sinh với Ban giám hiệu trường
Phối hợp với bảo vệ, thư viện, y tế, công đoàn…hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn hoặc tác động để giáo dục HS và hỗ trợ các hoạt động của tập thể lớp khi cần thiết.
Phối hợp với gia đình HS để đạt đến sự thống nhất hết sức cần thiết giữa gia đình và nhà trường để tăng cường chất lượng giáo dục học sinh. Phối hợp nhằm cung cấp thông tin với gia đình HS về tình hình học tập của HS, từ đó thống nhất các biện pháp giáo dục. Hỗ trợ cho cha mẹ HS kiến thức về tâm lý tuổi dậy thì, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp giáo dục HS.
Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực về vật chất và tinh thần giúp các trường THCS tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4.6. Yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở
Bên cạnh yêu cầu về phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng môi trường giáo dục được quy định trong Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [2] thì GVCN cần có các yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng trong môi trường đa văn hóa sau:
* Những yêu cầu về kiến thức
- Kiến thức về văn hóa dân tộc, vùng miền: Trong cộng đồng các dân tộc tại địa phương, có sự giao thoa, hòa hợp giữa các dân tộc, mà mỗi dân tộc có đặc trưng riêng về bản sắc văn hóa. Do vậy, GVCN phải có hiểu biết về sự đa dạng văn hóa của các dân tộc để tổ chức các hoạt động giáo dục HS.
- Kiến thức về đặc điểm tâm lý của học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số:
Học sinh người dân tộc thiểu số có những nét nhân cách vô cùng tốt đẹp như: lòng yêu thương người, lòng vị tha, kính già yêu trẻ, coi trọng tình cảm, tình người, tình anh em, lối sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Chính từ lối sống theo truyền thống đó học sinh của các dân tộc này cũng có nhiều nét tính cách tốt đẹp, các em rất coi trọng tình cảm, đặc biệt là tình bạn. Trong quan hệ tình cảm với bạn hay với mọi người các em rất coi trọng lời hứa, yêu ghét rõ ràng, có trách nhiệm với bạn. Tính cách giản dị và khá khép mình trong mọi mối quan hệ đặc biệt là các em rất ít được tiếp xúc với những môi trường xã hội ngoài bản, làng.
Có năng lực tìm hiểu HS, phát hiện ra những nét nhân cách tốt đẹp của HS người dân tộc thiểu số, GVCN sẽ xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng thương người, lòng vị tha, giản dị trong lối sống, gắn bó với thiên nhiên, cộng đồng….
- Kiến thức nghiệp vụ sư phạm:
+ Kiến thức NVSP của người giáo viên bao gồm:
Nhóm kiến thức về môn học và những kiến thức về các khoa học liên quan đến môn học bản thân giảng dạy. GVCN là GV bộ môn đảm nhận nhiệm vụ dạy học một môn học nhất định ở lớp chủ nhiệm, vì vậy giáo viên phải nắm được kiến thức về chuyên ngành của mình để đảm bảo hiệu quả dạy học tốt nhất thông qua các bài học để giáo dục học sinh trong lớp chủ nhiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhóm kiến thức về hoạt động dạy học và giáo dục. Ví dụ kiến thức về Tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn...Đây là những kiến thức nghiệp vụ đảm bảo hiệu quả giáo dục học sinh đạt kết quả cao. Nhờ được trang bị những kiến thức nghiệp vụ ở trường sư phạm, người GVCN có thể hiểu được đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nắm được chức năng và nhiệm vụ của mình trong quá trình giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
* Những yêu cầu về kỹ năng của người GVCN lớp
- Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm: GVCN phải có năng lực tìm hiểu về đặc điểm của HS lớp chủ nhiệm nhằm hình thành cho mình hệ thống tri thức về văn hóa của các dân tộc, từ đó vận dụng sáng tạo và linh hoạt các giá trị văn hóa đó lồng ghép trong giảng dạy các môn ngữ văn, giáo dục công dân, địa lý, lịch sử,... giáo dục để HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các bạn trong lớp. Trong môi trường giáo dục đa văn hóa, GVCN tìm hiểu về đặc điểm tâm lý, đặc điểm học tập, tính cách của HS người dân tộc thiểu số nhằm thúc đẩy các em tham gia vào các hoạt động động, xóa bỏ sự khác biệt về phong tục tập quán để phát huy năng lực của bản thân. Từ đó, GVCN tự xây dựng cho mình kiến thức về văn hóa đặc trưng của các dân tộc để có kế hoạch chủ nhiệm.
- Kỹ năng tìm hiểu văn hóa vùng miền: GVCN nhận diện được các giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, từ đó tiến hành ghi chép thông tin về văn hóa của các dân tộc ở địa phương nơi trường đóng quân kết hợp với khảo sát điền dã nhằm thu thập thông tin cần thiết về các giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp.
- Kỹ năng giao tiếp trong môi trường giáo dục đa văn hóa: GVCN học ngôn ngữ của các dân tộc nhằm thu thập thông tin về HS, khai thác các nét văn hóa điển hình của các dân tộc nhằm lồng ghép trong giảng dạy, tiết sinh hoạt lớp. “GVCN cần tôn trọng văn hóa giao tiếp, có khả năng thích ứng, thể hiện sự tôn trọng những khác biệt, đa dạng của các dân tộc trên địa bàn công tác” [14].
- Kỹ năng lập kế hoạch giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm: Để kế hoạch có tính khả thi đòi hỏi GVCN phải thu thập thông tin về HS, tìm hiểu HS và gia đình HS, xác định nhu cầu của HS cần được giáo dục về những nội dung nào? Quan sát HS nhằm đánh