Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 77)

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở

1.6.2. Các yếu tố khách quan

Các văn bản, định hướng của ngành về hoạt động chủ nhiệm lớp: Các văn bản nhưThông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Số 20/2018/TT- BGD quy định rõ nhiệm vụ của GVCN và yêu cầu về phẩm chất đạo đức, vai trò của GVCN.

Đặc điểm văn hóa dân tộc vùng, miền:mỗi HS đại diện cho một dân tộc với đặc trưng về văn hóa và nếp sống văn hóa dân tộc vùng, miền riêng, do vậy HS có sự khác biệt trong nếp sống, kỹ năng giao tiếp và ứng xử…GVCN vận dụng những giá trị văn hóa vùng, miền vào việc xây dựng môi trường thân thiện, hòa nhã để phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, để xây dựng mối quan hệ tôn trọng nhau sẽ thúc đẩy tính tích cực của HS trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động, góp phần phát triển toàn diện HS.

Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội địa phương nơi trường đóng: Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nơi nhà trường đóng cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động chủ nhiệm lớp. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương thuận lợi thì nhà trường sẽ được hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết luận chương 1

Hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt đối với đối tượng HS THCS là người dân tộc thiểu số.Môi trường giáo dục đa văn hóa là môi trường tôn trọng sự đa dạng bản sắc văn hóa, có tư tưởng bình đẳng, thân thiện giữa các dân tộc nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với HS các dân tộc thiểu số.

Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông gồm Xây dựng kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp; Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục; Giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cho HS…Hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở cần quan tâm đến đặc điểm của môi trường giáo dục đa văn hóa; Mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở; Phương pháp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở; Yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường trung học cơ sở.

Nội dung công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS bao gồm những nội dung như tìm hiểu HS lớp chủ nhiệm, phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác…đòi hỏi người GVCN phải có phương pháp và năng lực phù hợp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS, bên cạnh đó công tác quản lý cần lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS.

Quảnlý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS gồm các nội dung như lập kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS; Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS; Chỉ đạo triển khai công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS; Kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở trường THCS gồm năng lực quản lý của Hiệu trưởng, năng lực công tác chủ nhiệm của GV, đặc điểm tâm lý HS, các văn bản, định hướng của ngành về công tác chủ nhiệm lớp, đặc điểm văn hóa dân tộc vùng, miền và điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội địa phương nơi trường đóng có ảnh hưởng đến hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đại Từ

Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từcách thành phố Thái Nguyên 25 km có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông ngày càng phát triển. Hiện nay, huyện có 30 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn Hùng Sơn, Quân Chu và 28 xã: Minh Tiến, Phúc Lương, Phú Cường, Đức Lương, Yên Lãng, Na Mao, Phú Lạc, Phú Thịnh, Bản Ngoại, Tân Linh, Phục Linh, Phú Xuyên, La Bằng, Tiên Hội, Hoàng Nông, Khôi Kỳ, Bình Thuận, Lục Ba, Hà Thượng, Cù Vân, Tân Thái, An Khánh, Mỹ Yên, Vạn Thọ, Văn Yên, Ký Phú, Cát Nẽ và Quân Chu. Đại Từ là nơi cư trú của các dân tộc khác nhau, chủ yếu Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Hoa.

Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Đại Từ đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào việc trồng và sản suất nguyên liệu chè, đưa các giống cây trồng có năng suất, hiệu quả cao, phù hợp với đồng đất của địa phương vào sản xuất. Từ đó, hình thành nên các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp tập trung như: Vùng trồng rau ở Hùng Sơn; vùng trồng bưởi diễn ở Tiên Hội; củ đậu, dưa hấu ở Bản Ngoại…Bằng các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn hỗ trợ xi măng của tỉnh xây dựng đường giao thông nông thôn, vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác và nguồn huy động đóng góp của DN, nhân dân, huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Giáo dục và đào tạo từng bước được đầu tư phát triển theo hướng mở rộng về quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chất lượng dạy và học ngày được nâng lên, hiện đã có 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 30 Trung tâm học tập cộng đồng và 04 cơ sở tin học và ngoại ngữ. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 50%, còn lại là phòng bán kiên cố, không có tình trạng học ca 3. Đội ngũ GV ngày càng được chuẩn hóa, tỷ lệ giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ HS lên lớp và tốt nghiệp các cấp học được duy trì với chất lượng ổn định;

tỷ lệ HS khá, giỏi, học sinh đậu vào các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghiệp tăng đều qua các năm. 30/30 xã, thị trấn thực hiện đạt mục tiêu về xóa mù chữ mức độ 2; phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở đạt mức độ 3 và tăng tỉ lệ phổ cập bậc trung học phổ thông.

Huyện đã phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoài huyện mở nhiều lớp đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa phương.

2.1.2. Tổng quan về các trường trung học cơ sở ở huyện Đại Từ

Trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo ở huyện Đại Từ, đến nay trên địa bàn huyện Đại Từ có 31 trường THCS đều đạt chuẩn quốc gia được phân bố đều khắp các xã của huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của HS trong toàn huyện. Hàng năm có 99.9% HS tốt nghiệp THCS, đi học tại các trường THPT ở huyện Đại Từ và Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp & Giáo dục thường xuyên của huyện. Tổng số HS của 31 trường THCS trên toàn huyện Đại Từ là 8.894 HS.

Bảng 2.1. Số lượng HS THCS người dân tộc năm học 2018 - 2019 Tổng số HS

toàn huyện

Số học sinh dân tộc thiểu số Số học sinh nữ dân tộc thiểu số Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng 8894 1102 974 903 757 3463 531 458 445 373 1730

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ Như vậy, số liệu Phòng GDĐT huyện Đại Từ trong năm học 2018 -2019 cung cấp cho thấy, trong tổng số 8.894 HS có 3.463 HS người dân tộc thiểu số, trong đó số HS nữ là người dân tộc thiểu số là 1.730 HS, các dân tộc chủ yếu là dân tộc Dao, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Nùng, dân tộc Hoa, dân tộc Tày, dân tộc Sán Chí, dân tộc Cao Lan,… đặc biệt số HS là người dân tộc thiểu số người rất ít người là 12 em.

Bảng 2.2. Số HS dân tộc thiểu số rất ít người năm học 2018 - 2019 Số học sinh dân tộc thiểu sốít người Số học sinh nữ dân tộc thiểu số ít người Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng

6 1 2 3 12 3 0 2 1 6

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ Chú trọng về mặt chất lượng giáo dục và được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục

& Đào tạo huyện Đại Từ, Hiệu trưởng các nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất lượng dạy và học. Hầu hết HS thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trường. Hiện tượng gây gổ, đánh nhau được hạn chế, HS lên lớp, HS tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.3. Kết quả hạnh kiểm kỳ I năm học 2018 - 2019

Khối Tổng số HS

Hạnh kiểm

Tốt Khá Tb Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL

6 2550 2009 78.78 466 18.27 74 2.90 1 0.04 7 2214 1647 74.39 470 21.23 96 4.34 1 0.05 8 2198 1666 75.80 434 19.75 95 4.32 3 0.14 9 1932 1469 76.04 382 19.77 81 4.19 0 0.00 Tổng 8894 6791 76.35 1752 19.70 346 3.89 5 0.06

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ Bảng 2.4. Kết quả học lực kỳ I năm học 2018 - 2019

Khối

Tổng số HS

Học lực

Giỏi Khá Tb Yếu Kém

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

6 2550 306 12.00 1010 39.61 1045 40.98 188 7.37 1 0.04 7 2214 287 12.96 906 40.92 884 39.93 135 6.10 2 0.09 8 2198 253 11.51 859 39.08 952 43.31 133 6.05 1 0.05 9 1932 218 11.28 728 37.68 879 45.50 107 5.54 0 0.00 Tổng 8894 1064 11.96 3503 39.39 3760 42.28 563 6.33 4 0.04 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ Qua bảng số liệu trên cho thấy, về học lực và hạnh kiểm trong học kỳ I năm học 2018- 2019, số HS đạt tỷ lệ khá đạt 39.39% và giỏi chiếm tỷ lệ 11.96%, vẫn còn HS đạt học lực trung bình chiếm 42.28%, vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS đạt học lựcvà hạnh kiểm yếu, kém.

Về hạnh kiểm có 76.35% HS đạt hạnh kiểm tốt, 19.70% HS đạt hạnh kiểm khá, một bộ phận không nhỏ HS đạt hạnh kiểm yếu, kém.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận nhận thức của CBQL, GV về vai trò và ý nghĩa của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Khách thể điều tra: 100 giáo viên chủ nhiệm lớp, 300 học sinh dân tộc thiểu số khối 7, 8. 60 CBQL gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách và Chủ tịch công đoàn ở 9 trường THCS: Hùng Sơn, Bình Thuận, Văn Yên, Bản Ngoại, Hoàng Nông, Tiên Hội, Quân Chu, Ký Phú, Yên Lãng.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn.

- Phương thức xử lí số liệu: Các mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo phương án lựa chọn và mức điểm đánh giá như sau:

+ Tốt/Rất khả thi//Rất cần thiết/Rất thường xuyên/Rất quan trọng: 3 điểm + Thỉnh thoảng/Cần thiết/Bình thường/Quan trọng: 2 điểm

+ Không cầnthiết/Không khả thi/Chưa tốt/Không quan trọng: 1 điểm Dựa trên điểm trung bình, chúng tôi quy ước:

1,5 - 2,25 điểm: ít thực hiện; hoặc thực hiện ở mức Trung bình.

2,25 điểm - 3,0 điểm: Chưa thường xuyên; hoặc thực hiện ở mức Khá.

>3,0: Thường xuyên thực hiện; thực hiện ở mức tốt.

2.3. Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Để đánh giá về thực trạng nội dung về hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa, chúng tôi tiến hành khảo sát qua câu hỏi 1 (phụ lục 1,2), kết quả khảo sát như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và ý nghĩa của

hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

𝑋 Thứ bậc Rất quan

trọng

Quan trọng

Không quan trọng SL Điểm

TB SL Điểm

TB SL Điểm TB 1 Do yêu cầu môi trường đa

văn hóa, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chuẩn bị năng lực cho HS đểcó kĩ năng giao tiếp liên văn hóa và ý thức trách nhiệm, thái độ tôn trọng các nền văn hóa - xã hội đa dạng

12

6 2.36 34 0.43 0 0.00 2.79 1

2 Đội ngũ GVCN lớp có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc THCS, giúp gia đình học sinh và nhà trường giáo dục HS trong môi trường đa văn hóa

12

5 2.34 35 0.44 0 0.00 2.78 2

3 Hiện nay đội ngũ giáo viên trong trường đáp ứng được yêu cầu của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa, xây dựng tập thể HS thành môi trường giáo dục cóquan hệ ứng xử tôn trọng, học hỏi, hiểu biết về văn hóa các dân tộc

95 1.78 55 0.69 10 0.06 2.53 3

4 Quản lý toàn diện học sinh 95 1.78 13 0.16 52 0.33 2.27 4 Các ý kiến trên cho thấy đa số đều tán thành, khẳng định vai trò rất quan trọng của GVCN lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Trong đó, CBQL, GV đánh giá cao vai trò rất quan trọng của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa như“Đội ngũ GVCN lớp có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc THCS, giúp gia đình học sinh và nhà trường giáo dục HS trong môi trường đa văn hóa” và “Do yêu cầu môi trường đa văn hóa, đòi hỏi phải có đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giáo viên chuẩn bị năng lực cho HS đểcó kĩ năng giao tiếp liên văn hóa và ý thức trách nhiệm, thái độ tôn trọng các nền văn hóa - xã hội đa dạng”.

Các ý kiến đánh giá vai trò quan trọng, xếp thể hiện ở các nội dung: Hiện nay đội ngũ giáo viên trong trường đáp ứng được yêu cầu của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa, xây dựng tập thể HS thành môi trường giáo dục cóquan hệ ứng xử tôn trọng, học hỏi, hiểu biết về văn hóa các dân tộc, quản lý toàn diện học sinh của một lớp. Trong hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa, nội dung

“Quản lý toàn diện học sinh, giáo dục kỹ năng sống và các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc” CBQL, GV đánh giá ít quan trọng nhất. Tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi phỏng vấn GVCN N.T.K thì được biết, do đặc thù của HS THCS ở huyện Đại Từ có nhiều HS người dân tộc thiểu số, vì vậy, GVCN giáo dục HS để có kĩ năng giao tiếp liên văn hóa và ý thức trách nhiệm, thái độ tôn trọng các nền văn hóa.

2.3.2. Thực trạng mục tiêu của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Để đánh giá về thực trạng mục tiêu củahoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa, chúng tôi tiến hành khảo sát qua câu hỏi 2 (phụ lục 1,2), kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêucủa hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

𝑋 Thứ bậc Rất quan

trọng

Quan trọng

Không quan trọng SL ĐTB SL ĐTB SL ĐTB 1 Mục tiêu xây dựng mối quan hệ

ứng xử hòa nhã, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc

145 2.72 15 0.19 0 0.00 2.91 1 2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, kỹ

năng giao tiếp văn hóa, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tôn trọng lẫn nhau

126 2.36 34 0.43 0 0.00 2.79 2 3 Mục tiêu giúp HS giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc 100 1.88 53 0.66 7 0.04 2.58 3 4 Mục tiêu xây dựng giá trị sống: có

trách nhiệm, trung thực, lối sống giản dị

100 1.88 37 0.46 23 0.14 2.48 4 5 Mục tiêu xây dựng lớp học hợp tác,

dân chủ, tôn trọng nhau 90 1.69 45 0.56 25 0.16 2.41 5

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)