Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 61 - 123)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Trước khi khảo sát về lập kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, tác giả tiến hành tìm hiểu việc chuẩn bị lập kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường GD ĐVH ở các trường THCS ở huyện Đại Từ như thế nào? Khi chuẩn bị lập kế hoạch sẽ giúp CBQL quản lý nhà trường, quản lý HS người dân tộc trong nhà trường hiệu quả hơn.

Chúng tôi khảo sát về chuẩn bị lập kế hoạchchủ nhiệm lớptrong môi trường GD ĐVH, qua câu hỏi 4 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về thực trạng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp trong môi trường GD ĐVH

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

𝑋 Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Không

phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn SL Điểm

TB SL Điểm

TB SL Điểm

TB 1 Kế hoạch nêu rõ đặc

điểm, tình hình của HS lớp chủ nhiệm

35 1.75 23 0.77 2 0.03 2.56 1 2 Kế thừa bản kế hoạch của

nhà trường trong năm học trước và đổi mới bản kế hoạch liên quan đến công tác chủ nhiệm

37 1.85 19 0.63 4 0.07 2.55 2

3 Kế hoạch nêu rõ nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động

34 1.7 14 0.47 12 0.20 2.37 3 4 Kế hoạch đưa ra các mục

tiêu cần đạt, thời gian thực hiện, phân công trách nhiệm cho HS

33 1.65 12 0.40 15 0.25 2.30 4

Qua bảng số liệu cho thấy, Hiệu trưởng đã yêu cầu GVCN nêu rõ đặc điểm, tình hình của HS lớp chủ nhiệm để chuẩn bị xây dựng kế hoạch, GVCN đã kế thừa bản kế hoạch của nhà trường trong năm học trước và đổi mới bản kế hoạch liên quan đến công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kế hoạch chủ nhiệm lớp của GVCN tại các trường được khảo sát thì nhận thấy, một số GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong lập kế hoạch, mặc dù đã kế thừa kế hoạch của năm học trước xong chưa có sự đổi mới về lập kế hoạch chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Tìm hiểu nội dung 2 và 4, qua trò chuyện với các Hiệu trưởng, tác giả được biết việc hướng dẫn, sát sao của Hiệu trưởng đối với các công việc cụ thể còn chưa tốt.Nghiên cứu kế hoạch chủ nhiệm lớp, có GVCN trong kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu cần đạt và phân công trách nhiệm cho HS, tuy nhiên về thời gian thực hiện còn ghi chung chung, trong bản kế hoạch, GVCN ghi các nội dung hoạt động còn sơ sài, mang tính hình thức. Hình thức tổ chức các hoạt động chỉ là hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ… chưa có các hình thức như tham quan, dã ngoại, tổ chức hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt chuyên đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Như vậy, cần thiết phải có biện pháp chỉ đạo hướng dẫn GVCN lập kế hoạch chủ nhiệm để đảm bảo các yêu cầu của hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Chúng tôi khảo sát về chuẩn bị lập kế hoạch chủ nhiệm lớp trong môi trường GD ĐVH, qua câu hỏi7 (phụ lục 2) đối với GVCN, kết quả như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của GVCN về thực trạng lập kế hoạchphục vụ cho hoạt độngchủ nhiệmtrong môi trường giáo dục đa văn hóa

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

𝑋 Thứ bậc Tốt Bình

thường Không tốt SL Điểm

TB SL Điểm

TB SL Điểm TB 1 GVCN lập kế hoạch theo

mẫu của nhà trường 73 2.19 25 0.60 2 0.02 2.81 1 2 GVCN tìm hiểu truyền

thống, bản sắc văn hóa của HS trong lớp chủ nhiệm

37 1.11 28 0.56 35 0.35 2.02 2 3 GVCN lập kế hoạch tuần,

tháng, học kỳ và năm học 36 1.08 26 0.52 38 0.38 1.98 3 4 GVCN tìm hiểu tập thể

HS, đặc điểm tâm lý HS 23 0.69 33 0.66 44 0.44 1.79 4 Kết quả đánh giá của GVCNvề mức độ lập kế hoạch cho thấy việc lập kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên theo yêu cầu và theo mẫu nhà trường ở mức tốt và xếp thứ bậc 1. Tuy nhiên các nội dung khác như GVCN lập kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và năm học, GVCN tìm hiểu truyền thống, bản sắc văn hóa của HS trong lớp chủ nhiệm, GVCN tìm hiểu tập thể HS, đặc điểm tâm lý HS được đánh giá ở mức thấp. Kết quả này cho thấy, kỹ năng lập kế hoạch của GVCN không tốt, GVCN coi việc lập kế hoạch là mang tính hình thức, chỉ để Ban giám hiệu kiểm tra chứ không phục vụ nhiều cho việc giáo dục HS hàng ngày trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Mặt khác, một số GVCN chưa có kinh nghiệm lập kế hoạch chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa, do vậy GVCN chưa xác định các các nội dung cần thiết trong việc lập kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Phỏng vấn GVCN về nội dung kế hoạch, các GVCN cho biết: “Trong kế hoạch chưa nêu về thuận lợi, khó khăn của lớp chủ nhiệm, về đặc điểm tâm lý của HS dân tộc, kế hoạch chưa đầy đủ về nội dung”. Vì vậy, cần có biện pháp chỉ đạo lập kế hoạch chủ nhiệm lớp cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Nghiên cứu bản kế hoạch của GVCN, chúng tôi nhận thấy một số GVCN đã rất quan tâm đến tìm hiểu tập thể HS, tìm hiểu đặc điểm quan hệ xã hội của học sinh, tìm hiểu các đặc điểm thể chất của học sinh, tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh trong tập thể lớp để lập kế hoạch chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Điều đó cho thấy Hiệu trưởng đã rất quan tâm đến những vấn đề cơ bản trong việc lập kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên. Tuy nhiên, trong kế hoạch, chúng tôi nhận thấy GVCN chưa nêu rõ về đặc điểm văn hóa dân tộc của HS và đặc điểm tâm lý của HS người dân tộc, trò chuyện với các GVCN, họ cho biết: đa số GVCN chưa được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức văn hóa vùng, miền, mặt khác, công việc chủ nhiệm lớp và giảng dạy chiếm khá nhiều thời gian vì thế GVCN chưa chuyên tâm tìm hiểu về truyền thống, bản sắc văn hóa của HS trong lớp chủ nhiệm. Như vậy, Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp về bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chủ nhiệm lớp để GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tốt mới đảm bảo việc đạt mục tiêu giáo dục đề ra một cách khoa học và hiệu quả.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Để tìm hiểu về việc Hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa, chúng tôi khảo sát CBQL, GV qua câu hỏi 5 (phụ lục 1), câu hỏi 8 (phụ lục 2) đối với GV, kết quả khảo sát như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động

chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

𝑋 Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt

SL Điểm

TB SL Điểm

TB SL Điểm TB 1 Phó Hiệu trưởng báo cáo bằng

văn bản cho Hiệu trưởng các kết quả hoạt động trong tuần

138 2.59 22 0.28 0 0.00 2.86 1 2 Thiết lập liên đới trách nhiệm

giữa các bộ phận 136 2.55 23 0.29 1 0.01 2.84 2 3 Thành lập Tổ chủ nhiệm lớp 135 2.53 22 0.28 3 0.02 2.83 3 4 Tổ chức xây dựng nhiệm vụ

của từng bộ phận, cá nhân trong Tổ

128 2.40 27 0.34 5 0.03 2.77 4 5 Hiệu trưởng đôn đốc, kiểm tra,

triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện HS

117 2.19 16 0.20 27 0.17 2.56 5 6 GVCN đôn đốc HS trong học

tập, tổ chức các hoạt động, giáo dục kỹ năng sống, tổ chức sinh hoạt lớp

96 1.80 55 0.69 9 0.06 2.54 6

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy đánh giá của CBQL, GV về tổ chức thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa về tổ chức các nội dung 1,2,4,6 được đánh giá ở mức độ tốt. Theo điều tra của tác giả, đa số các trường THCS ở huyện Đại Từ đã thành lập Tổ chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức xây dựng nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong đó Hiệu trưởng làm Tổ trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện HS, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thiết lập liên đới trách nhiệm giữa các bộ phận trong Tổ chủ nhiệm lớp nhằm quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa có hiệu quả. Các nội dung 3,4,5 CBQL và GV đánh giá ở mức độ khá.

Tìm hiểu về những nội dung này, tác giả trò chuyện với một số Hiệu trưởng thì được biết: một số Hiệu trưởng vẫn chưa sát sao trong đôn đốc, kiểm tra và triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục HS, vì thế dẫn đến tình trạng một số GVCN chưa tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện HS, giáo dục kỹ năng sống, tổ chức sinh hoạt lớp có hiệu quả. Mặt khác, qua quan sát của chúng tôi, sự phối hợp của từng bộ phận, cá nhân chưa đem lại hiệu quả, chưa chú trọng đến các hoạt động bảo tồn và giữ gìn các bản sắc văn hóa dân tộc. Các buổi sinh hoạt lớp chưa có sự phối hợp hiệu quả với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khaihoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Để tìm hiểuviệc chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường trong môi trường giáo dục đa văn hóa, tác giả tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL ở câu hỏi 6 (phụ lục 1) và GVCN ở câu hỏi 9 (phụ lục 2), kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng chỉ đạo các nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường trong môi trường giáo dục đa văn hóa

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

𝑋 Thứ bậc Thường

xuyên

Chưa thường xuyên

Không thực hiện SL Điểm

TB SL Điểm

TB SL Điểm TB 1 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm

lập kế hoạch chủ nhiệm 110 2.06 27 0.34 23 0.14 2.55 1 2 Chỉ đạo giáo viên xây dựng

môi trường học tập vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc

114 2.14 17 0.21 29 0.18 2.54 2 3 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm

tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, hội thi/cuộc thi, tham quan

112 2.10 20 0.25 28 0.18 2.53 3 4 Chỉ đạo giảng dạy lồng ghép

trong môn học nội dung giáo dục đa văn hóa

110 2.06 20 0.25 30 0.19 2.50 4 5 Chỉ đạo giáo viên tổ chức,

hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa

110 2.06 18 0.23 32 0.20 2.49 5 6 Chỉ đạo giáo viên thường

xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh

106 1.99 13 0.16 41 0.26 2.41 6 7 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm

phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức có hiệu quả hoạt động

105 1.97 14 0.18 41 0.26 2.40 7

Chỉ đạo các nội dung của hoạt động chủ nhiệm lớp của các nhà trường chủ yếu tập trung vào chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm, chỉ đạo giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chủ nhiệm tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, hội thi/cuộc thi, tham quan, chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc. Các nội dung này CBQL, GV đánh giá ở mức độ thường xuyên và đạt mức điểm cao.

Tuy nhiên, các nội dung chỉ đạo giảng dạy lồng ghép trong môn học nội dung giáo dục đa văn hóa, chỉ đạo giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa, chỉ đạo giáo viên thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức có hiệu quả hoạt động CBQL, GV đánh giá ở mức điểm trung bình.Tìm hiểu về các nội dung này, chúng tôi nhận thấy các nhà trường chưa quan tâm chỉ đạo việc tìm hiểu gia đình HS nhằm chỉ đạo những hoạt động để giáo dục toàn diện HS, công tác tìm hiểu gia đình HS chưa đồng bộ chủ yếu do năng lực của GVCN. Bên cạnh GVCN tâm huyết với nghề, chuyên tâm làm công tác chủ nhiệm đã tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa HS người dân tộc Dao, Nùng, Sán Dìu…để có biện pháp phối hợp với cha mẹ HS giáo dục hiệu quả thì vẫn còn một bộ phận GVCN chưa lồng ghép giảng dạy nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong môn học, chưa phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức có hiệu quả hoạt động, chưa thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh. Do vậy, vẫn còn một khoảng cách nhất định, số HS bày tỏ quan điểm cá nhân với GVCN rất ít, một số HS còn cảm thấy chưa tự tin, chưa thoải mái khi giao tiếp với GVCN. Thực tế, các GVCN chưa tạo niềm tin cho các em HS, GVCN phối hợp với cha mẹ HS, Hội phụ huynh HS trong giáo dục HS trong môi trường đa văn hóa chủ yếu thực hiện qua điện thoại, điều này dễ hiểu bởi ngày nay công nghệ thông tin đã phát triển, tuy nhiên việc liên lạc bằng điện thoại có hạn chế khi chưa truyền đạt hết những ý định của GVCN.

Chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá CQBL ở câu hỏi 7 (phụ lục 1) và GVCN ở câu hỏi 10 (phụ lục 2) về Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trongmôi trường giáo dục đa văn hóa, kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GVCN về chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong môi trường giáo dục đa văn hóa

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

𝑋 Thứ bậc Rất thường

xuyên

Không thường xuyên

Không thực hiện SL Điểm

TB SL Điểm

TB SL Điểm TB 1 Bồi dưỡng giáo viên cốt cán làm

công tác chủ nhiệm lớp rồi nhân rộng điển hình tiên tiến

107 2.01 34 0.43 19 0.12 2.55 1 2 Lấy phản hồi của học sinh để giúp

giáo viên chủ nhiệm nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp

109 2.04 26 0.33 25 0.16 2.54 2 3 Khuyến khích giáo viên chủ

nhiệm tự bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa

108 2.03 28 0.35 24 0.15 2.53 3

4 Giáo viên chủ nhiệm báo cáo sáng

kiến hàng năm 107 2.01 30 0.38 23 0.14 2.52 4

5 Tổ chức chuyên đề cấp cụm về công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa

105 1.97 34 0.43 21 0.13 2.51 5 6 Tổ chức các chuyên đề về giáo

dục đa hóa 103 1.93 22 0.28 35 0.22 2.43 6

7 Mời chuyên gia bồi dưỡng kỹ

năng công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

94 1.76 38 0.48 28 0.18 2.41 7

8 Tổ chức Hội nghị/hội thảo giữa cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm về công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa

103 1.93 15 0.19 42 0.26 2.38 8

9 Mời chuyên gia bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

94 1.76 32 0.40 34 0.21 2.37 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Những nội dung bồi dưỡng mang tính thiết thực nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp để giáo dục HS như các nội dung 3,5,7,8 được CBQL, GVCN đánh giá ở mức điểm khá. Nội dung 1,2,4,6 đa số CBQL, GVCN đánh giá ở mức độ trung bình cho thấy cần phải có biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Đại Từ bồi dưỡng năng lực, kỹ năng chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Tiến hành phỏng vấn sâu Hiệu trưởng trường THCS Bản Ngoại, chúng tôi được biết “Việc bồi dưỡng những năng lực và kỹ năng cần thiết về công tác GVCN trong môi trường giáo dục đa văn hóa được quan tâm, song chưa có cách thức thường xuyên và phù hợp. GVCN thực hiện các nội dung công tác chủ yếu bằng việc học hỏi những người đi trước làm đến đâu hỏi đến đó mà không được bồi dưỡng, trang bị nhữngnăng lực, kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp một cách khoa học”.

Đây là điều dễ hiểu bởi thực tế lãnh đạo trường và các trường nói chung những năm qua thường quan tâm nhiều đến thành tích học tập của học sinh như tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh đạt giải, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp,... nặng về công tác chuyên môn mà chưa quan tâm đều đến các công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóacủa Hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa, chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL ở câu hỏi 8 (phụ lục 1) và GV ở câu hỏi 11 (phụ lục 2), kết quả khảo sát như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 61 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)