Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP
2.3. Thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa
Các mục tiêu 3,4,5 được CBQL, GV đánh giá ở mức độ quan trọng, đó là các mục tiêu xây dựng giá trị sống: có trách nhiệm, trung thực, lối sống giản dị, mục tiêu giúp HS giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, GVCN ý thức trách nhiệm của mình xây dựng lớp học hợp tác, dân chủ, tôn trọng nhau. Phỏng vấn GV D, chúng tôi được biết: “Đa số các lớp học, HS đã ý thức được mục tiêu giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các em có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập, hợp tác với nhau trong lao động, trong hoạt động tập thể”.
Vì vậy, nhận thức tốt về mục tiêu củacông tác chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa giúp cho GVCNtổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện HS.
2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa
GVCN là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể HS một lớp học để triển khai các hoạt động giáo dục để nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
Để đánh giá về thực trạng nội dung về hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa, chúng tôi tiến hành khảo sát GV qua câu hỏi 3 (phụ lục 2), kết quả khảo sát như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.7. Đánh giá của GVCN về thực trạng nội dung về hoạt động chủ nhiệm
lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
𝑋 Thứ bậc Thường
xuyên
Không thường xuyên
Không thực hiện SL Điểm
TB SL Điểm
TB SL Điểm TB 1 Xây dựng kế hoạch hoạt
động của lớp như bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, sưu tầm ca dao, dân ca, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc
69 2.67 18 0.16 13 0.03 2.86 1
2 Tìm hiểu đánh giá tình hình lớp và lý lịch hoàn cảnh từng học sinh dân tộc để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tổ chức các hoạt động như hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc
67 2.28 22 0.28 11 0.10 2.66 2
3 Xây dựng môi trường học tập, trong đó vận dụng các giá trị văn hóa của các dân tộc
58 2.04 20 0.40 22 0.12 2.56 3 4 Tổ chức giáo dục kỹ năng
sống, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống
62 1.86 17 0.34 21 0.21 2.41 4
5 Hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa, có trách nhiệm bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc mình
56 1.71
24 0.44 20 0.21 2.36 5
6 Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tổ chức giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cho HS
54 1.62 22 0.44 24 0.24 2.30 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Qua kết quả đánh giá cho thấy, đa số GVCN đánh giá các nội dung 1,2được thực hiện thường xuyên. Tìm hiểu về hai nội dung này tác giả nhận thấy, GVCN đã tìm hiểu đánh giá tình hình lớp, tìm hiểu lý lịch hoàn cảnh từng học sinh dân tộc để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tổ chức các hoạt động như hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc và phối hợp với Đoàn trường tổ chức hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc như Ngày hội văn hóa trường học, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc cho HS. Qua quan sát tiết sinh hoạt lớp của các GVCN, các GV đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống của học sinh dân tộc.
Nội dung “Xây dựng môi trường học tập, trong đó vận dụng các giá trị văn hóa của các dân tộc” được đánh giá 2.56 điểm, xếp thứ bậc 3. Tìm hiểu về nội dung này, tác giả nhận thấy, GVCN thông qua môn học mình phụ trách đã lồng ghép tri thức văn hóa dân gian của dân tộc Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu để HS có thể hiểu biết về văn hóa dân tộc mình, của dân tộc bạn, cung cấp cho HS tri thức về văn hóa để khuyến khích các em phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Ở nội dung “Hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa, có trách nhiệm bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc mình” GV đánh giá ở mức độ trung bình, một số GV trẻ mới ra trường, nhà xa chưa có kiến thức và kỹ năng về văn hóa vùng miền và các giá trị văn hóa dân tộc, vì thế việc hướng dẫn HS tiếp nhận những giá trị văn hóa chưa đạt hiệu quả cao.
Phỏng vấn GVCN về nội dung “Tổ chức giáo dục kỹ năng sống, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống”, chúng tôi được biết: “một số GVCN trẻ chưa hiểu về văn hóa dân tộc của HS, do vậy, chưa có kiến thức vềtruyền thống văn hóa sự biến đổi những giá trị văn hóa của các dân tộc tại lớp mình chủ nhiệm, do vậy họ chưa có kỹ năng vận dụng những giá trị văn hóa đó để giáo dục kỹ năng sống cho HS”.
Mặt khác, GVCN chưa tiến hành tổ chức thường xuyên hoặc không thực hiện tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hànhcác nghề thủ công truyền thống. Lý giải về điều này, GVCN cho biết: Do đặc điểm về địa hình đi lại khó khăn, GV còn kiêm nhiệm hoạt động chuyên môn giảng dạy nên chưa sắp xếp thời gian tổ chức này hoạt động cho HS. Do liên quan đến kinh phí nên các hoạt động trên không thực hiện. Đa số GVCN không thực hiện thường xuyên phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tổ chức giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cho HS.
Vì vậy, cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo của đội ngũ CBQL để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho GVCN về tổ chức thực hiện các nội dung của công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đánh giá kết quả thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi tiến hành khảo sát qua câu hỏi4 (phụ lục 2) đối với GV, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8. Tự đánh giá của GVCN về kết quả thực hiện nội dung hoạt độngchủ
nhiệm lớp
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
𝑋 Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt
SL Điểm
TB SL Điểm
TB SL Điểm TB 1 Xây dựng kế hoạch hoạt
động của lớp như bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, sưu tầm ca dao, dân ca, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc
73 2.19 21 0.42 6 0.06 2.67 1
2 Tìm hiểu đánh giá tình hình lớp và lý lịch hoàn cảnh từng học sinh dân tộc để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tổ chức các hoạt động như hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc
64 1.92 27 0.54 9 0.09 2.55 2
3 Xây dựng môi trường học tập, trong đó vận dụng các giá trị văn hóa của các dân tộc
66 1.98 27 0.54 7 0.07 2.59 3 4 Tổ chức giáo dục kỹ năng
sống, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống
62 1.86 23 0.46 15 0.15 2.47 4
5 Hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa, có trách nhiệm bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc mình
57 1.71 32 0.64 11 0.11 2.46 5
6 Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tổ chức giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cho HS
52 1.56 35 0.7 13 0.13 2.39 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả khảo sát cho thấy, GV tự đánh giá các nội dung 1,2,3của hoạt động chủ nhiệm lớp ở mức khá và tốt. Thực tế công tác GVCN cho thấy, các GVCN đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng môi trường học tập, trong đó vận dụng các giá trị văn hóa của các dân tộc vào hoạt động chủ nhiệm lớp, mặt khác, giáo dục kỹ năng sống cho HS nhằm giúp HS thích ứng với những biến đổi của giá trị văn hóa trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa. Qua quan sát của chúng tôi, các GVCN đã hướng dẫn HS vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao rất ý nghĩa, vào các ngày lễ lớn như khai giảng, 8.3, 20.11 HS người dân tộc tham gia diễn văn nghệ với các tiết mục múa, hát đặc sắc thể hiện truyền thống của dân tộc mình, các em cũng tham gia các trò chơi dân gian đặc trưng của các dân tộc như ném còn, thổi khèn lá, kéo co…Phỏng vấn GV G, cô cho biết: “Thông qua các hoạt động này, GVCN đã tổ chức giáo dục kỹ năng sống, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc giúp HS có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, sưu tầm ca dao, dân ca, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc…”.
Các nội dung 4,5,6 các GVCN tự đánh giá ở mức độ trung bình cho thấy, các GVCN còn thiếu kiến thức vềsự đa dạng của các nền văn hóa tồn tại trong cộng đồng dân cư, vì vậy, chưa có năng lực để hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa, có trách nhiệm bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc mình.Hạn chế về năng lực, hạn chế về kỹ năng nên các GVCN thực hiện chưa tốt nội dung tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng và sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc. Các GVCN thực hiện chưa tốt kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra nhằm rút kinh nghiệm trong thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp.
Để tìm hiểu thực trạng GVCN tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa, chúng tôi tiến hành khảo sát GVCN ở câu hỏi 5 (phụ lục 2), kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.9. Đánh giá của GVCN về tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh lớp
chủ nhiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
𝑋 Thứ bậc
Tốt Bình
thường Không tốt SL Điểm
TB SL Điểm
TB SL Điểm TB
1 Tổ chức giờ sinh hoạt lớp 35 1.05 27 0.54 38 0.38 1.97 1 2 Thảo luận, chuyên đề, giao lưu,
trao đổi về môi trường giáo dục đa văn hóa
33 0.99 27 0.54 40 0.40 1.93 2
3 Tổ chức các hội thi như thi năng khiếu nhóm tổ, thi hiểu biết khoa học…
21 0.63 39 0.78 40 0.40 1.81 3
Như vậy, các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp thể hiện ở các nội dung 1 và 2,3 được đánh giá ở mức độ thấp. Tìm hiểu về nội dung “Tổ chức giờ sinh hoạt lớp”, chúng tôi quan sát giờ sinh hoạt lớp của một số GVCN, nhận thấy những hoạt động được GVCN tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp theo một trình tự nhất định, đó là những hoạt động như theo kế hoạch của nhà trường mang tính hành chính nhiều hơn là sự tham gia tích cực của HS. Có kết quả như trên vì thời gian dành cho các hoạt động khác không nhiều, nên GVCN chỉ thực hiện những hoạt động nhằm tạo sự ổn định của lớp học.
Một số GVCN đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp hướng vào HS trong môi trường giáo dục đa văn hóa như thảo luận chuyên đề, giao lưu, trao đổi về môi trường giáo dục đa văn hóa, tổ chức các hội thi như thi năng khiếu nhóm tổ, thi hiểu biết khoa học...nhằm động viên, khích lệ, tạo không khí thoải mái và thân thiện trong tiết sinh hoạt lớp. Tuy nhiên, một số GVCN chưa có sự đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp, nội dung các tiết sinh hoạt lớp chỉ đánh giá, nhận xét các hoạt động của lớp, triển khai nội dung công việc tuần tới làm cho HS cảm thấy buồn tẻ, thụ động, chưa phát huy được tính chủ động tích cực trong tiết sinh hoạt lớp. Tiến hành phỏng vấn sâu về nội dung này, các GVCN cho rằng “Một số GVCN chưa có năng lực và kỹ năng tổ chức tiết sinh hoạt lớp nên chưa tạo hứng thú cho tập thể HS. Các buổi sinh hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chuyên đề chưa phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, giao lưu dưới hình thức đối thoại chưa phát huy được năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS để hình thành cho HS năng lực tự ý thức”.Vì vậy, Hiệu trưởng các trường THCS cần có biện pháp chỉ đạo đổi mới tổ chức tiết sinh hoạt lớp.
Chúng tôi trò chuyện với HS, theo ý kiến của HS thì hoạt động chủ yếu trong tiết sinh hoạt lớp là GVCN nhận xét các hoạt động trong tuần, phổ biến các quy định, nội quy của trường, lớp. Phát động các phong trào, các đợt thi đua của nhà trường, lớp.
Thảo luận xây dựng kế hoạch trong tuần và tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề, thông báo công việc triển khai trong tuần tới. Đa số HS khi được hỏi về sự hứng thú đối với giờ sinh hoạt lớp hay không, các em đều có chung câu trả lời là không sự hứng thú.
So sánh với đánh giá của GVCN và HS cho thấy các ý kiến thống nhất với nhau, vì vậy GVCN cần đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt lớp, tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, giao lưu đối thoại và tổ chức hội thi/cuộc thi trong phạm vi hẹp nhằm bầu không khí thuận lợi để HS sẵn sàng đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng nghe và tiếp nhận những ý kiến của người khác một cách tôn trọng.