Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khaihoạt động chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa
Để tìm hiểuviệc chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường trong môi trường giáo dục đa văn hóa, tác giả tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL ở câu hỏi 6 (phụ lục 1) và GVCN ở câu hỏi 9 (phụ lục 2), kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng chỉ đạo các nội dung hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường trong môi trường giáo dục đa văn hóa
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
𝑋 Thứ bậc Thường
xuyên
Chưa thường xuyên
Không thực hiện SL Điểm
TB SL Điểm
TB SL Điểm TB 1 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
lập kế hoạch chủ nhiệm 110 2.06 27 0.34 23 0.14 2.55 1 2 Chỉ đạo giáo viên xây dựng
môi trường học tập vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc
114 2.14 17 0.21 29 0.18 2.54 2 3 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, hội thi/cuộc thi, tham quan
112 2.10 20 0.25 28 0.18 2.53 3 4 Chỉ đạo giảng dạy lồng ghép
trong môn học nội dung giáo dục đa văn hóa
110 2.06 20 0.25 30 0.19 2.50 4 5 Chỉ đạo giáo viên tổ chức,
hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa
110 2.06 18 0.23 32 0.20 2.49 5 6 Chỉ đạo giáo viên thường
xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh
106 1.99 13 0.16 41 0.26 2.41 6 7 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức có hiệu quả hoạt động
105 1.97 14 0.18 41 0.26 2.40 7
Chỉ đạo các nội dung của hoạt động chủ nhiệm lớp của các nhà trường chủ yếu tập trung vào chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm, chỉ đạo giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chủ nhiệm tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, hội thi/cuộc thi, tham quan, chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc. Các nội dung này CBQL, GV đánh giá ở mức độ thường xuyên và đạt mức điểm cao.
Tuy nhiên, các nội dung chỉ đạo giảng dạy lồng ghép trong môn học nội dung giáo dục đa văn hóa, chỉ đạo giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa, chỉ đạo giáo viên thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức có hiệu quả hoạt động CBQL, GV đánh giá ở mức điểm trung bình.Tìm hiểu về các nội dung này, chúng tôi nhận thấy các nhà trường chưa quan tâm chỉ đạo việc tìm hiểu gia đình HS nhằm chỉ đạo những hoạt động để giáo dục toàn diện HS, công tác tìm hiểu gia đình HS chưa đồng bộ chủ yếu do năng lực của GVCN. Bên cạnh GVCN tâm huyết với nghề, chuyên tâm làm công tác chủ nhiệm đã tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận những tinh hoa văn hóa HS người dân tộc Dao, Nùng, Sán Dìu…để có biện pháp phối hợp với cha mẹ HS giáo dục hiệu quả thì vẫn còn một bộ phận GVCN chưa lồng ghép giảng dạy nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong môn học, chưa phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức có hiệu quả hoạt động, chưa thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh. Do vậy, vẫn còn một khoảng cách nhất định, số HS bày tỏ quan điểm cá nhân với GVCN rất ít, một số HS còn cảm thấy chưa tự tin, chưa thoải mái khi giao tiếp với GVCN. Thực tế, các GVCN chưa tạo niềm tin cho các em HS, GVCN phối hợp với cha mẹ HS, Hội phụ huynh HS trong giáo dục HS trong môi trường đa văn hóa chủ yếu thực hiện qua điện thoại, điều này dễ hiểu bởi ngày nay công nghệ thông tin đã phát triển, tuy nhiên việc liên lạc bằng điện thoại có hạn chế khi chưa truyền đạt hết những ý định của GVCN.
Chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá CQBL ở câu hỏi 7 (phụ lục 1) và GVCN ở câu hỏi 10 (phụ lục 2) về Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trongmôi trường giáo dục đa văn hóa, kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GVCN về chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong môi trường giáo dục đa văn hóa
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
𝑋 Thứ bậc Rất thường
xuyên
Không thường xuyên
Không thực hiện SL Điểm
TB SL Điểm
TB SL Điểm TB 1 Bồi dưỡng giáo viên cốt cán làm
công tác chủ nhiệm lớp rồi nhân rộng điển hình tiên tiến
107 2.01 34 0.43 19 0.12 2.55 1 2 Lấy phản hồi của học sinh để giúp
giáo viên chủ nhiệm nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp
109 2.04 26 0.33 25 0.16 2.54 2 3 Khuyến khích giáo viên chủ
nhiệm tự bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa
108 2.03 28 0.35 24 0.15 2.53 3
4 Giáo viên chủ nhiệm báo cáo sáng
kiến hàng năm 107 2.01 30 0.38 23 0.14 2.52 4
5 Tổ chức chuyên đề cấp cụm về công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa
105 1.97 34 0.43 21 0.13 2.51 5 6 Tổ chức các chuyên đề về giáo
dục đa hóa 103 1.93 22 0.28 35 0.22 2.43 6
7 Mời chuyên gia bồi dưỡng kỹ
năng công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa
94 1.76 38 0.48 28 0.18 2.41 7
8 Tổ chức Hội nghị/hội thảo giữa cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm về công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường đa văn hóa
103 1.93 15 0.19 42 0.26 2.38 8
9 Mời chuyên gia bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa
94 1.76 32 0.40 34 0.21 2.37 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Những nội dung bồi dưỡng mang tính thiết thực nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp để giáo dục HS như các nội dung 3,5,7,8 được CBQL, GVCN đánh giá ở mức điểm khá. Nội dung 1,2,4,6 đa số CBQL, GVCN đánh giá ở mức độ trung bình cho thấy cần phải có biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Đại Từ bồi dưỡng năng lực, kỹ năng chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Tiến hành phỏng vấn sâu Hiệu trưởng trường THCS Bản Ngoại, chúng tôi được biết “Việc bồi dưỡng những năng lực và kỹ năng cần thiết về công tác GVCN trong môi trường giáo dục đa văn hóa được quan tâm, song chưa có cách thức thường xuyên và phù hợp. GVCN thực hiện các nội dung công tác chủ yếu bằng việc học hỏi những người đi trước làm đến đâu hỏi đến đó mà không được bồi dưỡng, trang bị nhữngnăng lực, kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp một cách khoa học”.
Đây là điều dễ hiểu bởi thực tế lãnh đạo trường và các trường nói chung những năm qua thường quan tâm nhiều đến thành tích học tập của học sinh như tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh đạt giải, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp,... nặng về công tác chuyên môn mà chưa quan tâm đều đến các công tác chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục đa văn hóa.