CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
3.1.7 Giải pháp: Dùng phương pháp AHP để đánh giá nhà cung cấp
Sau khi hình thành các chiến lược từ ma trận SWOT, tác giả dựa vào những chiến lược này để đưa ra các giải pháp để tạo sự hoàn thiện hơn về hoạt động mua hàng. Trong các phương pháp này tác giả sẽ triển khai về phương pháp AHP để đánh giá nhà cung cấp vì lựa chọn nhà cung cấp thực chất là bài toán liên quan đến việc ra quyết định đa tiêu chí. Theo Zadeh, L. A. (1965), mô hình ra quyết định đa tiêu chí là một công cụ hiệu quả dùng để giải quyết các vấn đề lựa chọn phức tạp bao gồm nhiều tiêu chuẩn cả định tính và định lượng. Phương pháp định tính thường có đặc điểm khó xác định chính xác gây khó khăn cho việc tổng hợp kết quả đánh giá và đưa ra quyết định. Phương pháp định lượng này sẽ lượng hóa các tiêu chuẩn, tính toán tổng điểm của các đối tượng đánh giá theo trọng số của mỗi tiêu chuẩn và giúp người ra quyết định có được một cơ sở chắc chắn và chính xác hơn theo Velasquez, M., Hester (2013). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng việc ra quyết định đa tiêu chí, một số phương pháp được sử dụng riêng lẻ như phương pháp phân loại, trọng số, … nhưng cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng như Eshtehardian sử dụng kết hợp hai phương pháp ANP (phương pháp phân tích mạng lưới) và AHP áp dụng cho lựa chọn các nhà cung cấp trong các công ty xây dựng và kỹ thuật dân dụng, nghiên cứu của Tabar và Charkhgard (2012) lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng phương pháp ANP và TOPSIS (Kỹ thuật sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ tương đồng với giải pháp lý tưởng), nghiên cứu của Sangeetha và Anila (2016) sử dụng AHP tích hợp với TOPSIS để lựa chọn nhà cung cấp trong xây dựng.
Phương pháp AHP là một trong số phương pháp được áp dụng khi lựa chọn nhà cung cấp theo nhiều tiêu chí và các tiêu chí ít nhiều xung đột với nhau. AHP có nhiều ưu điểm so với các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu khác. Trong khi nhiều phương pháp khác gặp trở ngại trong việc xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí thì AHP xây dựng vấn đề thành một cấu trúc phân cấp, mức độ quan trọng của mỗi yếu tố rõ ràng, dễ điều chỉnh phù hợp với vấn đề. Vì vậy AHP được áp dụng tương đối phổ biến để giải quyết vấn đề.
3.1.7.1 Khái niệm phương pháp AHP
Phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) được đề xuất bởi Thomas L. Saaty (1980) là phương pháp ra quyết định đa điều kiện. Phương pháp định lượng AHP dùng đánh giá các phương án và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước. AHP sử dụng ý kiến chủ quan của các chuyên gia với 3 bước chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp. Giúp chọn ra phương án nào tốt nhất nên thực hiện.
3.1.7.2 Các bước thực hiện phân tích theo AHP
Dickson, G. W. (1966), Phương pháp AHP có 3 phân đoạn chính: đầu tiên phân rã vấn đề cần giải quyết thành nhiều cấp bậc khác nhau, so sánh cặp từng yếu tố và đánh giá các yếu tố đó và cuối cùng là tổng hợp ưu tiên bằng cách xây dựng ma trận trọng số. Dựa trên cơ sở này, quá trình phân tích AHP được thực hiện theo các bước cụ thể sau do tác giả Saaty, T. L. (1980) đề xuất:
Bước 1: Phân tích vấn đề và xác định lời giải yêu cầu
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trước đã tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. Theo nghiên cứu của Dickson khảo sát 273 trưởng phòng mua hàng và xếp hạng 23 tiêu chí theo mức độ quan trọng trong quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Tiếp theo đó, nghiên cứu của Thiruchelvam và Tookey phát triển 36 tiêu chí trong đó kế thừa 23 tiêu chí của Dickson. Cuối cùng, Kannan và Tan đã xác định 30 tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp, các tiêu chí này cụ thể là: Chi phí, Chất lượng, Hiệu suất giao hàng, Khả năng và Văn Hóa. Các tiêu chí này sẽ phù hợp với từng loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa thế giới đang rất sôi nổi, các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp từ các nghiên cứu trước đây được kế thừa và bổ sung một số tiêu chí mới phù hợp như: trách nhiệm môi trường, tiêu chí độ tin cậy, độ linh hoạt, xã hội, …
Do đó, tác giả dựa vào kết quả tổng hợp các nghiên cứu trước để chọn ra 5 tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một nhà cung cấp là chất lượng sản phẩm, giá cả, độ tin cậy, dịch vụ hậu mãi, hiệu suất giao hàng.
Tiêu chí thứ 1: Chất lượng sản phẩm (C1)
Chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên, chiếm 56% quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, thị trường cạnh tranh khốc liệt nên việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết. Điều này đem lại lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành, đáp ứng được việc cung ứng sản phẩm chất lượng cao đến với khách hàng.
Tiêu chí thứ 2: Giá cả (C2)
Khoảng 80% quyết định mua hàng là dựa vào giá cả cho nên việc dựa vào giá là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Việc so sánh giá giữa các công ty với nhau là hết sức cần thiết khi đưa ra quyết định mua hàng
Tiêu chí thứ 3: Độ tin cậy (C3)
Độ tin cậy của nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng nhà cung cấp có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy trong suốt quá trình hợp tác. Điều này đảm bảo rằng công ty không phải đối mặt với rủi ro về việc nhà cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu của công ty.
Tiêu chí thứ 4: Dịch vụ hậu mãi (C4)
Dịch vụ hậu mãi là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và giúp công ty giải quyết các vấn đề sau khi mua hàng. Nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt, như bảo hành sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khách hàng, sẽ tạo sự tin tưởng và tăng khả năng hợp tác lâu dài.
Tiêu chí thứ 5: Hiệu suất giao hàng (C5)
Hiệu suất giao hàng là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng nhà cung cấp có khả năng giao hàng đúng hẹn và đảm bảo sự liên tục trong chuỗi cung ứng. Việc giao hàng đúng thời gian và đúng yêu cầu của công ty giúp duy trì chuỗi quá trình sản xuất và phân phối một cách hiệu quả.
Bước 2: Xác định các yếu tố và xây dựng cây phân cấp yếu tố như hình bên dưới
Hình 3.2: Sơ đồ cây phân cấp
Nguồn: Tác giả tổng hợp Bước 3: Điều tra thu thập ý kiến từ chuyên gia về mức độ ưu tiên
Theo nghiên cứu Toản, N. Q., Hạnh, N. T. M. (2019), tác giả đã thực hiện một khảo sát tương tự:
Nghiên cứu sơ bộ: Khảo sát 15 người là trưởng phòng mua hàng để xây dựng sơ bộ bảng câu hỏi
Nghiên cứu chính thức: Phiếu khảo sát được gửi đến 80 trưởng phòng mua hàng, nhân viên mua hàng, quản lý cấp cao của doanh nghiệp trong lĩnh vực mua hàng để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố như sau:
Thứ nhất: Thiết kế bảng hỏi. Xem tại phần phụ lục khảo sát.
Thứ hai: Chọn lọc và hiệu chỉnh nhóm các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia
Thứ ba: Hiệu chỉnh và hoàn tất phiếu khảo sát, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức. Số phiếu thu về có 80 phiếu thỏa mãn. Trong các vấn đề được đưa vào bảng hỏi, có vấn đề có 5 biến độc lập. Theo Hair và cộng sự (1998) số mẫu tối thiểu cần thiết là: n ≥ 50 + 5 × 5 = 75. Số phiếu khảo sát thu về là 80 phiếu, đảm bảo về số lượng kích thước mẫu nên kết quả khảo sát có ý nghĩa thống kê.
Bước 4: Thiết lập các ma trận so sánh cặp
So sánh các cặp các tiêu chí nhằm đánh giá mức độ ưu tiên của chúng đối với vấn đề nghiên cứu. Sự đánh giá ưu tiên phụ thuộc vào kinh nghiệm của các chuyên gia và được xác định theo thang đánh giá từ 1 đến 9 như bảng sau:
Thang đánh giá Mức ưu tiên
1 Ưu tiên bằng nhau
3 Ưu tiên có sự trội hơn một ít
5 Ưu tiên nhiều hơn
7 Rất ưu tiên
9 Vô cùng ưu tiên
2, 4, 6, 8 Mức trung gian giữa các mức nêu trên
Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp tiêu chí với nhau và tổng hợp lại thành một ma trận gồm n dòng và n cột (n là số tiêu chí). Phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng (mức ưu tiên) của tiêu chí hàng i so với tiêu chí cột j.
Mức độ quan trọng tương đối của tiêu chí i so với j được tính theo tỷ lệ k (k từ 1 đến 9), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1/k. Như vậy aij > 0, aij = 1/aij.
Trong ma trận này, mỗi phần tử đại diện cho 1 cặp so sánh cặp, các phần tử ở phía trên và phía dưới đường chéo có giá trị nghịch đảo nhau. Bước này nhằm xác định tiêu chí này với tiêu chí kia gấp bao nhiêu lần.
Bảng 3.1 Ma trận các tiêu chí đánh giá Tiêu chí C1 C2 … Cn
C1 a11 a12 … a1n C2 a21 a22 … a2n
… … … … …
Cn an1 an2 … ann
(Nguồn: Tổng hợp từ Quốc Toản và Mỹ Hạnh, 2020) Bước 5: Tính toán trọng số cho từng mức, từng nhóm yếu tố
Tổng hợp số liệu về độ ưu tiên để có trị số chung của mức độ ưu tiên bằng cách:
+ Tính tổng mỗi cột trong ma trận.
+ Xác định trọng số bằng cách chia mỗi giá trị cho tổng từng cột tương ứng.
+ Gọi wij là trọng số, wij được tính theo công thức sau:
Tổng tất cả các trọng số phải là 100% hay bằng 1.
+ Tính giá trị trung bình của mỗi hàng và giá trị này chính là trọng số của các tiêu chí.
Bước 6: Tính tỷ số nhất quán CR
Tỷ số nhất quán CR thể hiện sự nhất quán và thống nhất ý kiến của các chuyên gia trong quá trình tham gia thảo luận. Tỷ số này so sánh mức độ nhất quán với tính khách quan (ngẫu nhiên) của dữ liệu: CR=CI/RI
Trong đó, RI là chỉ số ngẫu nhiên được tra cứu theo bảng 3.2 và CI là chỉ số nhất quán được tính theo công thức sau: CI = (λ max – n)/(n-1) với n là số chỉ tiêu;
λmax là giá trị riêng của ma trận so sánh, được xác định như sau:
Bảng 3.2 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố
n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 R
I 0.0
0 0.0
0 0.5
8 0.9
0 1.1
2 1.2
4 1.3
2 1.4
1 1.4
5 1.4
9 1.5
1 1.5
4 1.5
6 1.5
7 1.5
9 (Nguồn: tổng hợp từ Quốc Toản và Mỹ Hạnh, 2020)
Tỉ số nhất quán (CR) nhỏ hơn hay bằng 10% là ở mức có thể chấp nhận. Nếu CR lớn hơn 10% chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá và cần phải đánh giá và tính toán lại.
Thực hiện bước 3, 4, 5, 6 cho tất cả các mức và các nhóm yếu tố của cây phân cấp.
Tính toán trọng số tổng hợp và nhận xét.