- Gv sửa giúp Hs
I/ Nội dung bài luyện tập
- Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi + tr / ch
+ s / x + r / d / gi
- Viết đúng các cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi + c / t
+ o / ô
II/ Hình thức luyện tập
Bài 1: Điền tr / ch ; s/x ; r/d/gi vào chỗ trống - Trái cây - bánh chưng ; truyền gọi – chuyên chở
- Quả sấu – xấu xí ; sinh sản - xinh xắn
- Rầu rĩ - dầu lửa - giàu có ; rì rầm – dì cháu - làm gì?
Bài 2: Điền vào chỗ trống: Nhác/ nhát; bác / bát - Lười nhác – hèn nhát; bác cháu – bát canh Bài 3: Điền dấu hỏi hoặc ngã thích hợp
- Hạt dẻ, loảng xoảng, bổ ngã, đủng đỉnh, đểnh đoảng, bả lả, lảo đảo, lỏng lẻo, lẽo đẽo, lổm ngổm, nhõng nhẽo, dễ dãi, khủng khỉnh, mũm mĩm, lủng thủng, thủ thỉ…
Bài 4: Viết đúng cặp phụ âm ng/n
- Con ngoan – nghênh ngang, mênh mang, miên man, tuềnh toàng, tồi tàn, tôm càng - đòn càn, mùa màng – thợ hàn, chàng nàng – nồng nàn , sẵn
Bài 5:
- Gv đọc bài “Lượm” cho hs chép.
- Hs nghe chép.
sàng – sàn nhà, đảm đang - nghê đa, vội vàng - muôn vàn
Bài 5: Viết chỉnh tả một đoạn văn hay đoạn thơ
*Hướng dẫn tự học
- Dựa vào từ điển để phân biệt đúng sai, ghi vào sổ tay.
Chuẩn bị bài “Nhân hóa”. Đọc sgk, trả lời câu hỏi. Tìm thêm một số ví dụ về nhân hóa.
*Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
_________________________________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy : Tuần 24, Tiết 90
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN Ở NHÀ A/Mức độ cần đạt
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2.Kĩ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
3.Thái độ: Có ý thức học tập, yêu văn tả cảnh.
C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình dạy học:
1.Khởi dộng:
- Thế nào là văn miêu tả?
- Yếu tố quan trọng trong văn miêu tả là yếu tố nào?
2.Bài mới:
* Lời vào bài: Văn miêu tả giúp người khác hình dung được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của sự vật, sự việc. Làm sao để viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh, hôm nay chúng ta tìm hiểu phương pháp tả cảnh?
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương
pháp viết văn tả cảnh.
- Cho HS đđọc các đoạn văn sgk và thảo luận.
- Học sinh chuẩn bị vở nháp.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Văn bản đầu miêu tả Dượng Hương Thư trong
I/ Phương pháp viết văn tả cảnh:
* Ba văn bản sgk/45
+ Đoạn a: Hình ảnh Dương Hương Thư trong một chặng đường vượt thác. Từ hình ảnh đó ta có thể hình dung được cảnh sắc thiên nhiên ở thác sông có nhiều thác dữ, cảnh hùng vĩ, dữ dội
1 chặng đường của cuộc vượt thác.Qua hình ảnh con sông có nhiều thác dữ, ta biết được nhân vật nhân vật vượt thác phải là người có sức khoẻ, có nghị lực, có phong thái oai dũng...
+ Văn bản hai tả quang cảnh của dòng sông Năm Căn theo thứ tự thoát khỏi kênh, đổ ra sông sau đó xuôi về dòng Năm căn.
+ Văn bản 3:Miêu tả cụ thể, chi tiết tùng luỹ tre, phân biệt sự đặc sắc của các luỹ tre.
- Gv : Qua phân tích 3 ví dụ em rút ra phương pháp gì khi làm văn miêu tả.
- Hs: Trả lời.
- Gv thuyết trình, giảng giải.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1
- Hs: Đọc yêu cầu của đề - Gv hướng dẫn HS làm bài
+ Hoạt động của thầy: Ghi bảng, phát giấy kiểm tra, nhìn đồng hồ, nhắc nhở, đi, ngồi, sự lặng lẽ, vừa gần gũi, vừa nghiêm khắc...
+ Hoạt động của trò:Chăm chú, thiếu chú ý, tiếng mở sách vở, tiếng ngòi bút...
Bài 2:
- GV cho HS thảo luận theo bàn về thứ tự miêu tả
- Sau khi học sinh thảo luận thứ tự miêu tả, Gv cho Hs luyện viết mở bài, kết bài.
Bài 3
- Hs nêu yêu cầu của đề.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý “Biển đẹp” Của Vũ Tú Nam
…
+ Đoạn b: Quang cảnh ở dòng sông Năm Căn.
Cảnh được miêu tả theo thứ tự từ dưới sông lên bờ sông, từ gần đến xa.
+ Đoạn c: Hình ảnh luỹ tre làng - Bố cục: 3 phần
Mở bài: Từ “lũy làng”-> “Của luỹ” => Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng
Thân bài: “Luỹ ngoài cùng” -> “không rõ”
=> Miêu tả cụ thể 3 vòng tre của luỹ làng
Kết bài:Phần còn lại=>Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
* Ghi nhớ (SGK /47) II/Luyện tập
Bài 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết Tập làm văn
a, Tả theo trình tự không gian và thời gian - Từ ngoài vào trong (Không gian)
- Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ (Trình tự thời gian)
b, Những hình ảnh cụ thể
+ Cảnh học sinh nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu
+ Cảnh học sinh chăm chú làm bài + Giaó viên trong khi làm bài + Cảm thụ bài
+ Cảnh bên ngoài lớp học - Sân trường, gió, cây Bài 2:Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
- Thứ tự không gian từ xa tới gần
- Thứ tự thời gian từ trước, trong và sau giờ ra chơi
- Thứ tự khái quát đến cụ thể và ngược lại
Bài 3: Dàn ý văn bản “Biển đẹp” của Vũ Tú Nam.
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp của biển.
Thân bài:Lần lượt tả vẻ đạp và màu sắc của biển:Buổi sáng.Buổi chiều.Ngày mưa.Ngày lạnh.
Kết bài: Nhận xét và suy nghĩ của em về sự thay đổi cảnh sắc của biển .
*Hướng dẫn tự học
Hướng dẫn bài viết ở nhà
- Đề bài: Em hãy miêu tả cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến ,xuân về. Hoặc một cây mà em yêu thích.
- Soạn bài “Phương pháp tả người”, “ Buổi học cuối cùng”
* Điều chỉnh, rút king nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy : Tuần 24, Tiết 91+92
Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
An-phông-xơ Đô-đê A/Mức độ cần đạt
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện:Phải biết giừ và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng trong lòng yeey nước.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức
- Có cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong truyện.
2.Kĩ năng:
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thấy giáo Ha-Men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
3.Thái độ: Yêu và tự hào về ngôn ngữ dân tộc, có ý thức giữ gìn nó.
C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phân tích, phát vấn, tích hợp Tiếng việt, kĩ thuật mảnh ghép.
D/Tiến trình dạy học 1.Khởi động
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của sông Thu Bồn?
- Hình ảnh Dượng Hương Thư hiện lên như thế nào? Võ Quảng muốn ca ngợi điều gì qua văn bản
“Vượt thác?
2.Bài mới:
* Lời vào bài:Lòng yêu nước là tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đặc biệt này, lòng yêu nước biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ của tác giả An – phông Xơ – đô – đê.
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Giới thiệu về tác giả tác phẩm:
- HS đọc chú thích/54 về tác giả, tác phẩm.
- GV: Cho biết đôi nét về tác giả - Hs trả lời.
- Gv chốt ý, giới thiệu qua hoàn cảnh lịch sử.
- GV đọc mẫu đoạn 1, hướng dẫn cách đọc, giọng điệu và nhịp điệu của lời văn theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. Đoạn cuối nhịp dồn dập, căng thẳng, xúc động.
- Hs: Đọc
- Gv và Hs giải nghĩa từ khó.
- Gv:Qua soạn bài này, tìm bố cục truyện. Nêu nội dung từng đoạn?
- Hs: Xác định bố cục
- Gv định hướng tìm hiểu văn bản:Câu chuyện được kể trong hoàn cảnh, thời gian nào, không gian nào?
Em hiểu gì về nhan đề của truyện? Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy? Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
- Hs: Trả lời
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Gv:Hãy tìm chi tiết trong truyện miêu tả thầy Hamen qua trang phục, thái độ của thầy đối với Phrăng đi trễ, không thuộc bài, lời nói của thầy đối với việc học tiếng Pháp, thái độ, cử chỉ, hành động của thầy Hamen có gì khác thường? Vì sao như vậy?
- Hs làm việc theo cặp tìm chi tiết.
- Gv:Qua những chi tiết, lời nói, cử chỉ trên diễn tả tâm trạng thầy Hamen trong buổi học cuối cùng như thế nào?
- Hs:Yêu tiếng nói dân tộc, yêu đất nước.
- Gv phân tích, chốt ý, chuyển ý.
TIẾT 92
- Gv:Dựa vào bố cục, em hãy cho biết diễn biến tâm trạng Phrăng được chia mấy thời điểm?
- Hs: 3 thời điểm
- Gv sử dụng kĩ thuật mảnh ghép + Treo câu hỏi thảo luận:
N1+2:Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:An-phông-xơ Đô-đê(1840- 1897) là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh: Truyện ra đời vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo-ren bị cắt cho quân Phổ.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- PTBĐ: tự sự - Ngôi kể thứ nhất -Đọc- Tóm tắt - Bố cục:
P1: Từ đầu -> “Vắng mặt con” :Quang cảnh trước buổi học
P2: tiếp-> “Cuối cùng này”:Diễn biến buổi học cuối cùng
P3: còn lại:Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
II/ Tìm hiểu văn bản 1/Thầy Hamen :
- Trang phục: mặc bộ trang phục đẹp nhất.
- Học sinh đi trễ, không thuộc bài nhưng thầy không quở mắng
- Lời nói:
+ “Tiếng Pháp là ngôn ngữ đẹp nhất trong sáng nhất”
+ Giảng bài say sưa“Chưa bao giờ nhiệt tình như thế”
- Không nói được nên lời quay lại bảng viết “nước Pháp muôn năm”
->Tâm trạng đau đớn, xúc động đến tột đỉnh
=> Yêu tiếng Pháp, yêu đất nước Pháp
2/Nhân vật Phrăng:
Tâm trạng Phrăng trước buổi học
- Do trễ giờ, chưa thuộc bài nên định trốn học nhưng cưỡng lại, chạy đến trường.
- Thấy khác lạ: nhiều người xem cáo thị
của Prăng trước buổi học?
N3+4: Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của Prăng trong buổi học?
- Gv gợi ý:Thấy trễ giờ đến lớp Phrăng đã làm gì? Vì sao? Sau đó Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường?Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng đó như thế nào?
Tâm trạng Phrăng càng ân hận hơn khi nào? Buổi học cuối cùng ấy Phrăng đã học như thế nào? Với thái độ và tình cảm gì?
- Các nhóm trình bày, bổ sung cho nhau.
+ Gv cho thảo luận:
- N1+3: Suy nghĩ, tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng tiếng Pháp cuối cùng?
- N2+4: Phrăng có tình cảm gì đối với việc học Tiếng Pháp?
- Hs: Trả lời, bổ sung cho nhau.
- Gv phân tích lại nhân vật Phrăng:Trong giờ phút thiêng liêng, Phrăng hiểu được ý nghĩa của việc học Tiếng Pháp, thấy yêu tiếng mẹ để, yêu quê hương…
- Gv:Hãy chỉ ra một số câu văn có dùng phép so sánh ở văn bản này? Nêu tác dụng của phép so sánh này?
- Hs: Trả lời
- Gv: Em hãy khái quát nghệ thuật của truyện.
- Hs: Trả lời.
- Gv:Buổi học cuối cùng là một chân lý quan trọng và phổ biến được khẳng định trong truyện đó là chân lý nào?
- Hs: Nêu ý nghĩa.
- Gv liên hệ giáo dục: Tiếng nói là nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc. Một dân tộc muốn tồn tại phải giữ gìn văn hóa của mình. Vì vậy các em phải giữ gì, trau dồi tiếng nói dân tộc. Đó cuãng là một của chỉ, một hành động yêu quê hương đất nước.
- Hs đọc ghi nhớ.
- Đến lớp: bình lặng, đến trễ nhưng thầy không quở mắng, thầy nói rất dịu dàng.
- Ngạc nhiên
=> Những điều khác lạ như báo hiệu trước điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra
Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng
- “Choáng váng.A! a quan khốn nạn”
- > Bất ngờ, tức giận hiểu ra tất cả
- “Chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đây ư?”
-> Hối tiếc, ân hận, đau đớn
- Khi không thuộc bài: lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên
-> Ân hận chuyển thành sự xấu hổ - “Chưa bao giờ chăm chú nghe đến thế.”
->Phrăng hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp
=> Yêu đất nước Pháp III. Tổng kết:
a, Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu biểu cảm, từ cảm thán và hình ảnh so sánh.
b, Ý nghĩa:
- Tiếng nói là một gía trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa.
- Đô-đê là một nhà văn yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ để.
*Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
- Sưu tầm những bài văn, thơ bàn về vai trò của tiếng nói dân tộc.
- Soạn bài “Đêm nay Bác không ngủ”
*Điều chỉnh, rút kinh nghiệm
_____________________________________________________________________________
Ngày soạn: