Trọng tâm kiến thức – kĩ năng

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 47 - 52)

Tiết 99 KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT

B. Trọng tâm kiến thức – kĩ năng

1. Kiến thức.

- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

2. Kĩ năng.

- Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ đươc viết theo thể thơ tự do.

- Đọc – hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ.

- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.

C. Tiến trình lên lớp.

1. Khởi động:

Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm” của Tố Hữu?

Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?

2..Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

GV gọi 1 HS đọc phần chú thích-sgk GV treo tranh ảnh về tác giả

HS quan sát và cảm nhận

Nêu đôi nét về tác giả Trần Đăng Khoa ? Bài thơ được in trong tập thơ nào ? của ai ?

:Gv hướng dẫn cách đọc cho HS Gv đọc một đoạn  Mời hs đọc tiếp . Nêu thể thơ của bài thơ?

Thể thơ : Tự do , nhịp nhanh , dồn dập Bài thơ chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của đoạn ?

Ba đoạn : Đ1 Từ đầu ……… trọc lốc Đ2 Tiếp ………… cây lá hả hê Đ3 Còn lại

Hoạt động 2 Chia 3 nhóm - N1: Hình ảnh thiên nhiên -N2: Hình ảnh con người - N3: Ý nghĩa văn bản

? Bài thơ tả cơn mưa rào ở vùng nào ? vào mùa nào ?

? Bài thơ tả về hiện tượng gì trong thiên nhiên ?

? Miêu tả cơn mưa theo thứ tự nào ?

?Em hãy tìm những từ ngữ hình ảnh miêu tả cảnh vật trước cơn mưa ?

? Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng khi đi vào miêu tả ? Tác dụng

?Hãy nêu một số trường hợp mà em thấy đặc sắc và phân tích giá trị của biện pháp nhân hóa trong những trường hợp đó ?

I. Tìm hiểu chung:

1.Tác giả: Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở tỉnh Hải Dương, có năng khiếu làm thơ từ rất sớm

2. Tác phẩm: Bài thơ được in trong tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả

-Đọc

-Thể thơ: Tự do -Bố cục

II.

Tìm h iểu văn bản .

1.Hình ảnh thiên nhiên.

+ Trước cơn mưa rào:

-Những con mối bay ra Con gà ẩn nấp

Ông trời mặc áo giáp ra trận Cây mía múa gươm

Kiến hành quân Cỏ gà rung tai Bụi tre gỡ tóc

Hàng bưởi lếc lũ con Chớp rạch trời

Sấm khanh khách cười Mùng tơi nhảy múa

Nhân hóa, từ ngữ gợi hình ảnh, cảnh vật hiện lên sinh động, gần gủi với con người

+ Trong cơn mưa:

Mưa ù ù như xay thóc

Lộp độp , mưa chéo , cóc nhảy

 So ánh , nhân hóa , từ ngữ gợi âm thanh , hình ảnh Mưa rào ở làng quê thật sống động

? Em hãy đọc những đoạn thơ có miêu tả hình ảnh con người trong bài thơ ?

Hoạt động 3:Hãy cho biết ý nghĩa của văn bản?

?Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng là gì?

HS rút ra ghi nhớ Gọi HS đọc lại bài thơ

Gọi HS đọc mục ghi nhớ- sgk

2. Hình ảnh con người.

Bố em đi cày

Đội sấm , chớp , đội cả trời mưa

Ẩn dụ khoa trương , điệp từ

Con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang , sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên

III. Tổng kết:

* Ý nghĩa của văn bản.

Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.

*Hướng dẫn tự học.

- Học thuộc lòng bài thơ

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người qua bài thơ - Đọc thêm các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa

- Soạn bài “Cô Tô”

*Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:

_____________________________________________________________________________

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tuần 27,Tiết 103: HOÁN DỤ

( Điều chỉnh nội dung dạy học) I /Mức độ cần đạt

-Nhận diện Hoán dụ và phân tích tác dụng của Hoán dụ.

- Biết vận dụng kiến thức về Hoán dụ vào việc đọc hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả.

II . /Trọng tâm kiến thưc, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức

- Khái niệm hoán dụ

- Tac dụng của phép hoán dụ.

2.Kĩ năng:

- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.

- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói.

3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực tiếp thu bài.

III/Tiến trình bài dạy 1. Khởi động:

2. Bài mới:

- Lời vào bài: Hoán dụ cũng là một phép tu từ thường xuất hiện trong các tác phẩm văn chương. Vậy thế nào là hoán dụ, có những kiểu hoán dụ nào? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1:Tìm hiểu hoán dụ là gì và tác

dụng của hoán dụ

Gv treo bảng phụ ghi ví dụ (sgk)

? Các từ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai?

(chỉ người nông dân , công nhân và những người sống ở nông thôn , thành thị)

? Giữa áo nâu, áo xanh , nông thôn,thành thị với sự vật được chỉ có mối qua hệ ntn ?

(quan hệ giữa đặc điểm , tính chất với vật có đặc điểm , tính chất đó)

? Chúng ta gọi đó là hoán dụ. Vậy theo em hoán dụ là gì? (Hoán: đổi -> cũng như ẩn dụ là 1 sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng, khái niệm gần nhau)

? Nếu ta thay: người dân ở nông thôn cùng người công nhân ở thành thị tất cả cùng đứng lên với cách nói: áo nâu … Hãy so sánh 2 cách nói ấy.

? Cách nói nào hay hơn có giá trị gợi cảm gợi hình cao hơn?

Gọi HS đọc ghi nhớ 1(sgk)

Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ -GVmời HS đọc các ví dụ a,b,c sgk/ 33và câu văn a (bài tập 1) sgk/84 chú ý các từ in đậm

? Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây ntn ? -Bàn tay một bộ phận của con người được dùng thay cho con người

- Đổ máu : hy sinh , mất mát

- Làng xóm : Vật chứa dựng  vật bị chứa đựng

? Câu hỏi thảo luận : Qua phân tích các ví dụ em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ , đó là những kiểu nào ? Cho ví dụ ?

-Gọi HS đọc ghi nhớ 2(sgk) Hoạt động 3: Luyện tập

Bài 1: Chỉ ra hoán dụ, nêu tác dụng của phép hoán dụ đó?

Quan hệ? (Sự lưu luyến)

Trái đất? Quan hệ? (Ghi nhận công lao của Bác)

I/Hoán dụ là gì?

1. Khái niệm:

a) VD: SGK/82:

b) Nhận xét

- Áo nâu: màu áo người nông dân thường mặc  người nông dân ở nông thôn.

- Áo xanh: màu áo người công nhân thường mặc  nguời công nhân ở thành thị.

- Nông thôn: chỉ nơi ở sinh sống, sản xuất của nông dân

- Thành thị: chỉ nơi ở, làm việc của công nhân Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ tương cận (gần gũi)

Hoán dụ

2. Tác dụng:Tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự biểu đạt.

* Ghi nhớ 1 sgk/82 II . Các kiểu hoán dụ : 1. Xét ví dụ (sgk):

2. Nhận xét :

+ Bàn tay ta :Quan hệ bộ phận Toàn thể + Một , ba : Số lượng cụ thể được dùng thay cho “số nhiều” nói chung . Quan hệ cái cụ thể Cái triều tượng

- Đổ máu : Dùng thay cho sự “mất mát , hy sinh”, nói chung .Quan hệ của sự vật  sự vật - Làng xóm dùng thay cho người nông dân . Quan hệ giữavật chứa đựng  vật bị chứa đựng

* Ghi nhớ 2(sgk).

II/ Luyện tập:

Bài 1: Hoán dụ và mối quan hệ giữa các sự vật

a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng c) Áo chàm: chỉ đồng bào Việt Bác  quan hệ dấu hiệu sự vật với nhau

d) Trái đất: chỉ nhân loại (mọi người sống trên trái đất): quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng

*Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng ghi nhớ.

Chuẩn bị bài “ Các thành phần chính của câu”. Ôn lại hai thành phần chính của câu. Đọc sgk, xác định thành phần chính.

*Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:

_____________________________________________________________________________

Ngày soạn:

Ngày dạy : Tuần 27 Tiết 104

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ

I. /Mức độ cần đạt :

- Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ.

- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.

II. /Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức:

- Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.

- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.

2.Kĩ năng:

- Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.

- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.

- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.

3.Thái độ: Có tinh thần học hỏi.

III. /Tiến trình dạy học

1.Khởi động: kiểm tra sự chuẩn bị của Hs 2. Bài mới:

- Lời vào bài: Các em đã được học một số bài thơ theo thể 4 chữ. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn thể thơ này để biết cách làm bài thơ 4 chữ.

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1:Củng cố kiến thức

- Gv dựa vào bài thơ “Lượm” hãy nhận xét về thể thơ 4 chữ: số chữ trong câu?, nhịp?

vần?

- Hs: trả lời

- Gv chốt ý cho ghi.

- Gv hướng dẫn Hs nhận biết cách gieo vần qua các ví dụ sgk/85

- Hs: Quan sát nhận biết, cho ví dụ

I/Củng cố kiến thức

- Thơ 4 chữ là thể thơ có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể, tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ.

- Cách gieo vần:

+Vần lưng: được gieo ở giữa dòng thơ.

Vd: Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi.

+ Vần chân: Vần gieo ở cuối dòng thơ.

Vd: Mây lưng chừng hàng Ngàn cây nghiêm trang.

+ Vần liền: Các câu thơ có vần liên tiếp ở cuối câu.

Vd: Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn

+ Vần cách: các vần tách ra không liền nhau.

Vd: Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà.

Hoạt động 2:Luyện tập

* Trình bày khổ thơ 4 chữ đã chuẩn bị ở nhà - Hs: Đọc thơ

- Gv viết lên bảng

- Hs:trình bày nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của khổ thơ đó.

- Hs khác nhận xét, bổ sung.

- Gv sửa lỗi, đánh giá.

* Tập làm bài thơ.

- Từng Hs: phát triển khổ thơ thành bài thơ hoặc viết bài thơ mới.

- Gv theo dõi để giúp các em thống nhất về nội dung, dùng từ để có vần.

- Hs trình bày, nhận xét cho nhau.

- Gv nhận xét.

II/Luyện tập

1. Tập làm khổ thơ 4 chữ về nội dung tự chọn.

2. Tập làm bài thơ 4 chữ.

*Hướng dẫn tự học

- Xem lại bài giảng, đọc nhiều bài thơ 4 chữ để nắm đặc điểm.

- Tự sáng tác một bài thơ 4 chữ hoàn chỉnh.

- Chuẩn bị: Mỗi nhóm tự tìm hiểu thể thơ năm chữ qua bài “Đêm nay Bác không ngủ”, tập làm 1 bài thơ năm chữ.

*Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 1 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w